Sức Khỏe

Lạc quan: Đức hạnh chống trầm cảm và kéo dài tuổi thọ

Đâu là cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm lạc quan – chấp nhận lạc quan hay buông bỏ bi quan?

(Ảnh: pixelheadphoto digitalskillet/ Shutterstock)

Loại thuốc nào an toàn, hiệu quả, miễn phí và chỉ cần một sự thay đổi tinh tế trong góc nhìn để phát huy tác dụng? Chúng tôi mời bạn khám phá mối quan hệ thường bị bỏ qua giữa đức hạnh và sức khỏe trong phần 8 của loạt bài ‘Mỹ đức y học’.

Văn học cổ Trung Hoa kể về một ông lão tên là Tái Ông, người sống nhờ vào con ngựa của mình.

Một ngày nọ, con ngựa chạy mất, hàng xóm đến bày tỏ sự cảm thông và nói: “Thật đáng tiếc”.

Tái Ông bình tĩnh đáp: “Có thể”.

Không lâu sau, con ngựa quay về, dẫn theo một đàn ngựa hoang. Hàng xóm chúc mừng ông vì may mắn. Tái Ông lại nói: “Có thể”.

Con trai của Tái Ông cố gắng cưỡi một con trong đàn, nhưng bị ngã và gãy chân.

Láng giềng lại đến và than thở: “Thật không may”.

Tái Ông vẫn đáp: “Có thể”. 

Không lâu sau, chiến tranh nổ ra, tất cả thanh niên trong làng bị gọi nhập ngũ. Nhưng vì bị thương, con trai của Tái Ông không phải ra trận, tránh được nguy hiểm. Câu chuyện này, có từ thế kỷ thứ II TCN, đã truyền cảm hứng cho câu ngạn ngữ nổi tiếng của Trung Quốc: “Tái Ông mất ngựa, sao biết không phải là phúc?

Một câu thành ngữ tương tự mà nhiều người có thể nghe quen là Trong cái rủi có cái may” hoặc “Sóng cả không hẳn đã chìm thuyền”. Nhìn thấy tiềm năng tích cực đằng sau những thử thách của hiện tại chính là bản chất của sự lạc quan—một đức tính thúc đẩy tư duy phát triển và mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Lợi ích của sự lạc quan

Carsten Wrosch, giáo sư tâm lý học tại Đại học Concordia và là nhà nghiên cứu về tính cách, chia sẻ với The Epoch Times rằng lạc quan không chỉ là một đặc điểm mà còn là một cách tiếp cận cuộc sống.

“Nó chủ yếu liên quan đến việc bạn kỳ vọng cuộc sống của mình trong tương lai sẽ tốt hay xấu”, ông nói.

Những người lạc quan ít có nguy cơ phát triển các triệu chứng trầm cảm, ngay cả khi họ bị các bệnh mãn tính. Hiệu ứng bảo vệ này xuất hiện ở mọi lứa tuổi – từ thanh niên đến người cao tuổi.

Ví dụ, nghiên cứu Zutphen Elderly đã theo dõi hơn 800 nam giới trong 15 năm, phân tích tác động của lối sống, cách ăn uống và các yếu tố khác đối với bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu phát hiện rằng những người có mức độ lạc quan cao có nguy cơ bị triệu chứng trầm cảm thấp hơn 77% so với những người bi quan.

(Ảnh: The Epoch Times)

Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra các kết luận tương tự. Một phân tích tổng hợp năm 2024 cho thấy rằng tham gia các chương trình rèn luyện lạc quan, bao gồm thực hành chánh niệm và viết nhật ký biết ơn, giúp giảm 1/3 các triệu chứng trầm cảm. Về mặt tâm lý, những người lạc quan ít có phản ứng tiêu cực trước các tác nhân gây căng thẳng, do đó họ hồi phục sau trầm cảm nhanh hơn.  

Do vậy, lạc quan có thể giúp giảm cảm giác tuyệt vọng và suy nghĩ tiêu cực, thậm chí giảm ý định tự tử.  

Lạc quan còn mang lại một lợi ích đáng mong đợi khác: kéo dài tuổi thọ. So với những người bi quan, bệnh nhân ung thư với tinh thần lạc quan có khả năng sống sót sau một năm kể từ khi chẩn đoán cao hơn bốn lần.  

Điều này có vẻ hợp lý: người mong đợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống có nhiều lý do để tiếp tục sống hơn. Một nghiên cứu quan trọng được công bố trên PNAS đã phân tích hơn 70,000 người và phát hiện rằng, so với những người ít lạc quan nhất, những người lạc quan nhiều nhất có thể sống lâu hơn 15%. Hơn nữa, khả năng đạt đến tuổi thọ đặc biệt (sống đến ít nhất 85 tuổi) tăng lên tới 70%. 

Để dễ hình dung, các nhà nghiên cứu cho biết rằng, lạc quan có thể tăng thêm tuổi thọ gần tương đương với việc không mắc bệnh tim hay tiểu đường.

Cách nuôi dưỡng sự lạc quan

Điều gì đã tạo ra những thay đổi sâu sắc này ở người lạc quan? Giả thuyết hàng đầu là những người lạc quan đương đầu với thử thách theo cách khác biệt.  

Giáo sư Wrosch đã nghiên cứu sâu rộng về lạc quan, ông cho biết rằng những người lạc quan có xu hướng đối mặt trực tiếp với căng thẳng, bỏ ra thời gian và năng lượng để vượt qua thử thách, đồng thời chủ động tìm kiếm giải pháp. Họ xem khó khăn là cơ hội – sống chủ động, không bị động. 

Giáo sư Suzanne Segerstrom, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Khỏe mạnh tại Đại học Bang Oregon, chia sẻ với The Epoch Times rằng “những người lạc quan thường mong đợi kết quả tốt hơn trong hoàn cảnh thực tế của tình huống”.

Phong cách đối phó chủ động này giúp giảm tác động tiêu cực của căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần lâu dài và nuôi dưỡng tư duy phát triển.

Ngược lại, những người bi quan có xu hướng né tránh căng thẳng, nghĩa là họ tránh việc đối diện hoặc phủ nhận vấn đề – thậm chí có thể tìm đến rượu, ma túy hoặc các hình thức xao lãng khác để đối phó.  

May mắn thay, lạc quan là một kỹ năng có thể rèn luyện được. Nghiên cứu đã chỉ ra một số phương pháp dựa trên bằng chứng giúp nuôi dưỡng sự lạc quan. Các chiến lược chung bao gồm chủ động điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực, nhìn lại những thành tựu cá nhân trong quá khứ để xây dựng kỳ vọng tích cực cho tương lai, và tạo dựng môi trường hỗ trợ bằng cách kết nối với những người có tư duy lạc quan.  

Bên cạnh đó, có những phương pháp bài bản hơn, chẳng hạn như rèn luyện “Phiên bản tốt nhất có thể của bản thân thân”. Đây là một kỹ thuật tưởng tượng, trong đó bạn hình dung mình đã đạt được mọi mục tiêu quan trọng trong cuộc sống – từ gia đình, sự nghiệp đến sức khỏe. Càng hình dung rõ ràng về một tương lai đáng mong đợi, bạn càng có động lực để tiến về phía trước, và đó chính là bản chất của sự lạc quan. Cách rèn luyện này giúp gia tăng đáng kể mức độ lạc quan và giảm triệu chứng trầm cảm.

Ngoài ra, bạn có thể rèn luyện sự lạc quan bằng cách viết thư bày tỏ lòng biết ơn hoặc liệt kê những điều khiến bạn cảm thấy trân trọng trong cuộc sống. Một phương pháp khác là bài tập “ba điều tốt”, trong đó bạn ghi lại ba điều tích cực đã xảy ra trong ngày và lý do vì sao chúng xảy ra. Khi thực hành thường xuyên, những thói quen này giúp bạn tập trung vào mặt tích cực của hiện tại và dần hình thành tư duy lạc quan về tương lai.

Bên cạnh đó, chánh niệm và thiền định cũng là những công cụ hữu ích. Chúng giúp bạn tập trung vào hiện tại, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại và từ đó, nuôi dưỡng sự lạc quan một cách tự nhiên.

Giảm bi quan

Liệu có nên suy nghĩ tích cực hơn hay chỉ đơn giản là giảm bớt suy nghĩ tiêu cực? Nói cách khác, chúng ta nên tập trung vào việc trở nên lạc quan hơn hay giảm bớt bi quan?

Một nghiên cứu tổng hợp quan trọng vào năm 2021 đã tìm ra một câu trả lời bất ngờ: Bi quan đóng một vai trò lớn hơn nhiều so với lạc quan trong việc dự đoán kết quả sức khỏe, và đó không chỉ là một chênh lệch nhỏ. Ví dụ, giảm bớt bi quan có liên quan đến việc giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và thậm chí là đạt tỷ lệ thành công cao hơn trong các phương pháp điều trị vô sinh so với việc tăng cường lạc quan.

Vì vậy, GS Wrosch cho rằng, bi quan và lạc quan không nên được xem là hai mặt đối lập của một đặc điểm, mà là hai đặc điểm tính cách riêng biệt. 

Lạc quan giống như việc đạp ga, thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Bi quan giống như việc kéo phanh tay. Ngay cả khi bạn đạp ga, phanh sẽ kéo bạn xuống, gây hại theo thời gian và làm cho các chuyển động cơ bản cũng trở nên khó khăn.

Buông bỏ bi quan giống như việc nhả phanh. Lần tới khi bạn bắt gặp bản thân mình đang rơi vào những kịch bản tồi tệ nhất, hãy nhớ: Bạn không cần phải ép buộc bản thân suy nghĩ tích cực; chỉ cần giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực là đã có thể tiến thêm một bước lớn.

“Lạc quan là một vòng lặp tiến lên”, GS Segerstrom cho hay.

Những người thành công thường lạc quan hơn, điều này giúp mở ra nhiều cơ hội xã hội và tài chính hơn – tất cả đều củng cố một chu kỳ tích cực.

Bác sĩ châm cứu Grace Zhang có với bằng cử nhân y học từ Trung Quốc, đã chia sẻ với The Epoch Times rằng “tâm lý đóng vai trò chính trong quá trình chữa lành”.

Cô cho biết từ góc nhìn của Trung y, duy trì cảm xúc lạc quan giúp năng lượng lưu thông tự do hơn và thúc đẩy sức khỏe toàn diện. Ngược lại, cảm xúc bi quan gây mất cân bằng năng lượng, làm suy yếu hệ miễn dịch và dẫn đến bệnh tật.

Cô Zhang chia sẻ rằng, câu chuyện của Sai Weng giúp nhắc nhở chúng ta nên giữ sự bình tĩnh, duy trì cái nhìn toàn diện và mở lòng với khả năng mọi thứ có thể diễn ra tốt đẹp hơn mỗi khi đối diện với thử thách.

Theo Makai Allbert, The Epoch Times

Thanh Long biên dịch

Thanh Long

Published by
Thanh Long

Recent Posts

Hải quan Mỹ chặn số trang sức giả từ Trung Quốc trị giá 200 triệu USD

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) thông báo đã thu…

58 phút ago

Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối sau hợp nhất, tinh gọn

Sau khi hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và…

1 giờ ago

An ninh TQ “hộ tống” luật sư nhân quyền đi kiện công ty Tencent

Luật sư nhân quyền Chu Thế Phong đã đến Tòa án Internet Bắc Kinh để…

1 giờ ago

Hãy thực hành ‘3 không’ này để trở thành người có phúc

Trong cuộc sống, người thực sự có phúc không phải là người giàu có hay…

2 giờ ago

2 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công tháng 2…

3 giờ ago

Tàu Hải quân Ấn Độ và tàu Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ cập cảng Việt Nam

Hai tàu của Hải quân và Cảnh sát biển Ấn Độ cập cảng Cam Ranh…

4 giờ ago