Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh khi nắng nóng bất ngờ?

Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) nhận định 2020 là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có hơn 650 người Mỹ chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến nhiệt.

(Ảnh: Shutterstock)

Để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhiệt (như say nắng, sốc nhiệt), bạn có thể tự bảo vệ bằng những cách sau đây:

1. Làm không khí trong nhà mát mẻ hơn

Bật quạt trần và quạt cây khi bạn ở trong phòng, tắt đi khi bạn đi ra ngoài. Tuy nhiên, để có được hiệu quả bạn nên chỉnh quạt quay ngược chiều kim đồng hồ để hút không khí nóng lên và đẩy không khí mát xuống dưới. Lúc này đứng dưới quạt bạn sẽ cảm thấy luồng gió mát được thổi trực tiếp xuống tập trung hơn chứ không bị loãng ra khắp phòng. 

Khi nhiệt độ ở mức trên 32 độ C, bạn không nên chĩa thẳng quạt vào người vì cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà. Nhiệt độ trong nhà sẽ nóng hơn tới vài độ bởi lượng nhiệt mà các thiết bị này thải ra không khí trong quá trình hoạt động. Bạn hãy tập trung sinh hoạt trong một không gian chung thay vì sử dụng các thiết bị điện rải rác khắp nhà. Bạn nên thay đèn sợi đốt bằng đèn compact. Bóng đèn sợi đốt trong quá trình hoạt động lãng phí khoảng 9% năng lượng vào việc tỏa nhiệt khiến không gian trở nên nóng hơn rất nhiều. 

Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.

(Ảnh: Shutterstock)

Khoảng 76% ánh sáng mặt trời đi qua cửa sổ hai mặt sẽ biến thành nhiệt. Biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và bạn cũng nên lựa chọn những loại rèm có màu sắc tối để tránh bức xạ nhiệt có thể vào được trong phòng. Với biện pháp đơn giản này bạn có thể giúp làm giảm 7% chi phí trên hóa đơn tiền điện và giúp nhiệt độ căn phòng luôn ở mức thấp. Ban đêm khi nhiệt độ ngoài trời mát mẻ hơn, bạn có thể mở cửa để đón khí trời vào nhà.

2. Uống nước

Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể chúng ta cũng ra nhiều mồ hôi hơn để tự làm mát và cân bằng nhiệt cho cơ thể. Chính vì thế mà mùa hè dễ làm chúng ta bị mất nước. Uống nước giúp bù đắp lượng chất lỏng mất đi đó.

(Ảnh: Shutterstock)

Để giải khát và làm mát cơ thể, bạn nên uống nước lọc bình thường hay nước hơi ấm một chút là tốt nhất. Bởi vì khi đó nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể, giúp cân bằng nhiệt và giảm khát nước nhanh chóng. Bạn cũng có thể uống nước lạnh khoảng 8-15 độ C, uống nước cam, chanh, mía và nên uống từ từ.

3. Ăn thực phẩm mát

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi trời quá nắng nóng. 

Ví dụ như:

  • Dưa hấu, rau diếp và dưa chuột chứa hơn 90% nước sẽ giúp cấp nước cho cơ thể.
  • Đậu phụ có tính mát, nhuận táo, bổ trùng, giải độc, sinh nước bọt và thanh nhiệt cơ thể, là thực phẩm rất tốt để ăn vào mùa hè.
  • Mướp đắng có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ khát, sáng mắt, hoạt huyết, bổ khí.
  • Mã thầy có tính hàn, vị ngọt, lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm môi miệng, viêm đường hô hấp, viêm dạ dày và ruột, tiêu đờm, tiêu thực.
  • Dừa có vị ngọt tính bình, nước mát, bổ dưỡng, sở hữu công dụng cung cấp năng lượng, tăng cường thể lực, khu phong, ích khí, giải khát hiệu quả.
  • Quả bơ có chứa chất béo lành mạnh và các vitamin A, C, E cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, bơ còn chứa chất chống oxy hóa giúp thanh lọc gan hiệu quả.
  • Cam, chanh, quýt chứa hàm lượng dồi dào vitamin C, E, B1, B3, B9,… và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
(Ảnh: Shutterstock)

Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn cũng nên hạn chế thịt và thực phẩm giàu protein vì chúng có thể làm tăng khả năng sản xuất nhiệt trong cơ thể.

4. Nếu phải ra ngoài trời nắng nóng, bạn cần chú ý những điều sau

– Mặc quần áo rộng, màu sáng và cotton nhẹ để thấm mồ hôi.

Nếu muốn tập thể dục ngoài trời bạn nên thực hiện vào sáng sớm hoặc một tiếng trước khi mặt trời lặn. Không nên hoạt động nặng nhọc trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là lúc nhiệt độ cao nhất.

– Bạn không được để trẻ nhỏ hoặc thú cưng ngồi trong ô tô rồi đi mua sắm. Dù cửa sổ được mở thì nhiệt độ trong xe vẫn gây nguy hiểm cho chúng chỉ trong vài phút.

– Bạn nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh liên quan đến nhiệt. Bởi kiệt sức do nhiệt có thể nhanh chóng biến thành say nắng, có thể gây tổn thương nội tạng hoặc tử vong nếu không được chăm sóc y tế kịp thời.

– Chủ động mang theo một chai nước khoáng để cấp nước khi cần thiết.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

8 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

10 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

12 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

12 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

12 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

13 giờ ago