“Ly nước cứu mạng”, mỗi ngày uống bao nhiêu là đủ?

Để duy trì chức năng bình thường của cơ thể và đảm bảo sức khỏe tốt, bạn cần đảm bảo uống đủ nước. Đặc biệt là một số trường hợp người thể trạng kém thì càng cần lưu ý nạp đủ nước hàng ngày.

(Ảnh: Alter-ego/ Shutterstock)

Một người trưởng thành bình thường cần khoảng 1700 ~ 2000ml nước mỗi ngày, nếu chúng ta sử dụng ly nước có dung tích khoảng 250ml thì lượng nước trên tương đương với 8 ly nước. Tuy nhiên, lượng nước này không chỉ có được từ việc uống nước.

Chúng ta cần nạp những gì để có 8 ly nước?

– 40% lượng nước đến từ thực phẩm như: cháo, súp, canh, rau, trái cây, sữa, trà, đồ uống.. v.v.

– 10% đến từ nước được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người.

– Phần còn lại bổ sung bằng cách uống nước.

Lượng nước cơ thể hấp thụ qua thức ăn không thể thay thế nước đun sôi để nguội, lượng nước còn lại vẫn cần được bổ sung bằng việc nước uống.

Đối với hầu hết mọi người, một phần nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể được lấy khoảng 600 ~ 700ml qua chế độ ăn uống, vì vậy chúng ta không nhất thiết phải uống đủ 8 ly nước.

Nếu chúng ta không uống đủ nước sẽ làm cho độ nhớt của máu tăng lên, tốc độ dòng chảy chậm lại và lượng máu cung cấp đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ không đủ, điều này dẫn đến các bệnh lý như: táo bón, khó chịu đường tiêu hóa, bệnh tim mạch và các vấn đề khác về lâu dài. 

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mỗi ngày uống ít nhất là 3 ly nước, lượng nước này sẽ đảm bảo duy trì cho các hoạt động bình thường của cơ thể và đảm bảo sức khỏe. 

Tuy nhiên, việc uống 3 ly nước này khi nào và bao nhiêu là điều rất quan trọng.

Mỗi ngày uống ít nhất 3 ly nước

1. Một ly nước vào buổi sáng: Giúp bôi trơn ruột và chống táo bón.

Thời gian tốt nhất: Sau khi đánh răng và trước khi ăn sáng.

Lượng nước tốt nhất: 200ml nước ấm.

Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Nếu chúng ta không kịp thời bổ sung nước, ruột sẽ hấp thụ lượng nước còn sót lại trong phân, dẫn đến phân khô và bài tiết kém. Uống nước buổi sáng có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, làm mềm phân, đi tiêu dễ dàng.

Lưu ý: Không uống nước muối, nước mật ong, nước chanh, trà và các loại nước pha thêm khác. Uống những loại nước này vào sáng sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

2. Một ly nước trước bữa trưa: Thúc đẩy tiêu hóa và tăng cảm giác no

Thời gian tốt nhất: 30 phút đến 1 giờ trước bữa ăn.

Lượng nước tốt nhất: 200 ~ 300ml nước ấm.

Uống nước trước bữa ăn có thể coi là một tín hiệu “khởi động” dạ dày, dạ dày sẽ nhanh chóng đi vào trạng thái hoạt động. Bằng cách kích thích tiết nước bọt ở miệng, việc này giúp bôi trơn thực quản, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt.

Bằng cách bổ sung nước, đặc biệt ở người có trọng lượng cơ thể cao, nó sẽ giúp tăng cảm giác no, để tránh ăn quá nhiều thức ăn vào buổi trưa. Ngoài ra chúng ta cũng không nên vừa ăn vừa uống nước, như vậy sẽ làm loãng dịch vị, việc tiêu hóa thức ăn sẽ không tốt, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

3. Một ly nước trước khi đi ngủ: Thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn ngừa cục máu đông

Thời gian tốt nhất: 1 giờ trước khi ngủ hoặc sau khi đi tiểu.

Lượng nước tốt nhất: 100 ~ 200ml nước ấm

Khi ngủ, do ít vận động nên tốc độ máu chảy sẽ chậm lại. Sau một đêm ngủ dài, nước trong cơ thể sẽ ngày càng ít đi cùng với quá trình trao đổi chất, độ nhớt của máu ngày càng cao. Uống nước trước khi đi ngủ có thể bổ sung nước cho máu, làm giảm độ nhớt của máu, có lợi cho quá trình lưu thông máu. Ở một mức độ nhất định, cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và não.

3 trường hợp đặc biệt dễ mắc phải hiện tượng máu có độ nhớt cao, cần bổ sung nước

Cần lưu ý rằng có 3 trường hợp người đặc biệt dễ mắc phải vấn đề về độ nhớt trong máu cao, vì vậy hãy nhớ bổ sung nước kịp thời trước khi đi ngủ.

1. Bệnh nhân có các nhóm yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, tăng lipid máu, tăng đường huyết.

2.  Những người bị xơ vữa động mạch, rung nhĩ và các bệnh khác đều thuộc nhóm nguy cơ cao có khả năng bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não nhóm.

3. Những người bị u xơ tiền liệt tuyến, mắc các bệnh về tiết niệu (những người như vậy có đặc điểm là đi tiểu đêm nhiều và ra nhiều mồ hôi).

Nếu ăn thêm súp và nước vào bữa tối, thì lượng nước cần uống trước khi đi ngủ nên được điều chỉnh một cách thích hợp. Nếu chúng ta thức dậy vào ban đêm, cũng có thể uống một ly nước nhỏ sau khi đi tiểu để bổ sung lượng nước mà cơ thể bị mất. 

Nói chung, đối với hầu hết những người khỏe mạnh thì cần “8 ly nước” bao gồm hàm lượng nước trong thức ăn, quá trình trao đổi chất và tổng lượng chúng ta uống.

Liên Tâm

Published by
Liên Tâm

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

36 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

43 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago