Củ nghệ dân gian trong góc bếp chẳng mấy ai để ý bỗng thành “siêu sao” trong những năm vừa qua, xếp hàng đầu trong các thực phẩm bổ sung cho sức khỏe. Có vô số loại sản phẩm trên thị trường, từ tinh bột nghệ thông thường đến chiết xuất curcumin, và nano curcumin… khiến người tiêu dùng nhiều phen bối rối không biết nên chọn gì.
Thực ra từ xa xưa, cây nghệ đã được dân gian biết đến như một vị thuốc khá toàn năng. Các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết của nghệ trong những dụng cụ nấu ăn từ những 4000 năm về trước và lâu hơn nữa. Nghệ rất phổ biến trong y học Hindu truyền thống – Ayurveda của người Ấn Độ, nơi rất nổi tiếng với văn hóa ẩm thực cà-ri chứa đầy “chất nghệ”. Tại phương Đông, Thần y Lý Thời Trân cũng đưa nghệ vào cuốn sách nổi tiếng của ông: Bản Thảo Cương Mục.
Nhưng để nghệ và những sản phẩm của nó “bùng nổ” thì, theo nhiều chuyên gia, phải đợi đến sự góp sức của vị giáo sư gốc Ấn Độ, ông Bharat Aggarwal.
Bharat Aggarwal cùng các đồng nghiệp đã công bố vài chục công trình nghiên cứu về nghệ trên các tạp chí uy tín của thế giới, trong đó tính năng của curcumin – hoạt chất quan trọng trong củ nghệ – được đánh giá rất cao, đặc biệt là khả năng tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư…
Thật đáng tiếc là sau đó vài năm, người ta cáo buộc ông Aggarwal đã gian lận trong các nghiên cứu đã xuất bản, và rồi lần lượt rút chúng xuống. Tính đến nay thì có khoảng 20 công trình của GS. Bharat đã bị hủy. Mặc dù vậy, giống như đạn đã ra khỏi nòng, GS. Aggarwal góp phần không nhỏ tạo nên cơn sốt về curcumin. Có hàng chục hãng sản xuất curcumin công nghiệp cỡ lớn trên thế giới, khiến cho curcumin trở thành một trong những thực phẩm bổ sung bán chạy nhất cho đến tận bây giờ.
Theo khảo sát của Sayer Ji, chuyên gia các hoạt chất tự nhiên và cũng là người sáng lập trang Green Med info, có ít nhất hơn 15.000 nghiên cứu khoa học về nghệ và curcumin đã được công bố. Curcumin là hoạt chất chính được chiết xuất từ nghệ. Người ta biết đến nghệ một cách rộng rãi chủ yếu thông qua curcumin. Theo nghiên cứu trên động vật, ngoài tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị các loại ung thư phổ biến như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng… curcumin còn hữu ích cho hàng trăm chứng bệnh khác nhau.
Có nhiều công dụng của curcumin đã được xác nhận, ví dụ như: kiểm soát viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ hệ thống thần kinh và cân bằng tinh thần, bảo vệ hệ phòng thủ tự nhiên, tốt cho chức năng tim, đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, chức năng gan, thận, mật…
>> 9 lợi ích bất ngờ từ củ nghệ
Cách thuận tiện nhất để bổ sung hoạt chất này là dùng nghệ khi nấu ăn, nhưng hàm lượng curcumin trong nghệ chỉ có khoảng 3%. Một vấn đề nữa là độ sinh khả dụng của curcumin bình thường rất kém khiến các chuyên gia e rằng cơ thể bạn chẳng thu được mấy lợi ích. Curcumin tan trong dầu mỡ, không tan trong nước. Vì vậy rất khó hấp thụ curcumin từ đường ruột vào máu, để từ đó được chuyên chở đến các bộ phận cơ thể – nơi mà người ta muốn curcumin khởi tác dụng. Curcumin không bền ở điều kiện pH của ruột. Phần lớn curcumin ăn vào sẽ nhanh chóng bị đào thải ra ngoài cơ thể (40-85%, thậm chí là 95%) theo phân.
Để cải thiện độ hòa tan của tinh bột nghệ, một số nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm các phụ gia, ví dụ: Magnesium stearate, Polysorbate (Tween 80), Calcium Phosphate… Phụ gia giúp ổn định tinh bột nghệ, chống đóng vón nhưng ngược lại sẽ kìm hãm quá trình hấp thụ một số vitamin B, vitamin C và các khoáng chất trong đường ruột, thậm chí gây ra một số phản ứng dị ứng khác
Áp dụng công nghệ nano, người ta có thể tăng độ hấp thu cho curcumin lên đến vài chục lần, thậm chí hơn 200 lần so với mức thông thường. Khi đó, phân tử curcumin được liên kết với các hạt siêu nhỏ (ví dụ polymeric micellar nanoparticles) khiến curcumin bền hơn khi đi qua hệ tiêu hoá, chúng trở nên tan trong nước, di chuyển được vào máu và đi tới các mô của cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ứng dụng kỹ thuật nano vào y khoa không hề đơn giản và còn khá nhiều quan điểm trái chiều liên quan đến mức độ an toàn.
Do vậy, nếu bạn thật sự muốn dùng nano curcumin thì hãy chọn cho mình một thương hiệu uy tín nhất. Còn nếu khó quyết định thì nghệ nguyên củ luôn là giải pháp tự nhiên và đảm bảo hơn cả.
Từ một góc độ khác, TS.BS Andrew Weil khuyến khích bệnh nhân dùng nghệ, thay vì chọn curcumin. Bởi lẽ curcumin chỉ là một thành phần trong nghệ, chiếm khoảng 3%. Ngoài ra còn có các chất chống viêm, chất khoáng, tinh dầu nghệ… tất cả cùng nhau làm thành một kho dược liệu độc đáo có một không hai. Hơn nữa, bạn có thể làm đủ món ăn từ nghệ, lá nghệ.
Người xưa ví nghệ như một “gia vị của trường sinh”
>> Giải mã bí ẩn thiên cổ của thuật trường sinh
Để tăng mức độ sinh khả dụng cho curcumin trong củ nghệ, TS. BS. Mercola khuyên bạn thử 2 cách sau:
Ngoài ra, bạn có thể phối hợp nghệ cùng với hạt tiêu khi nấu ăn. Nghiên cứu cho thấy, bằng cách nào đó, chất piperine trong hạt tiêu có thể “cõng” curcumin qua các kênh sinh học để đi vào trong máu. Khả năng hấp thụ curcumin như vậy có thể tăng lên đến 20 lần, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng hạt tiêu, bởi vì piperine cũng tiềm ẩn tác dụng phụ.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…