Sức Khỏe

Nghiên cứu mới phát hiện DNA chống ung thư trong các thực phẩm phổ biến

Chế độ ăn uống cân bằng, nhiều loại thực phẩm toàn phần, có thể là chìa khoá để giảm nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu mới phát hiện DNA chống ung thư trong các thực phẩm phổ biến. (Ảnh: Shutterstock)

Các acid nucleic có trong nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật có thể giúp ngăn ngừa ung thư, theo nghiên cứu mới. 

Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Osaka Metropolitan phát hiện thấy khi tiêu hoá acid nucleic, đặc biệt là DNA và RNA, sẽ sản sinh ra hợp chất ngăn sự tăng sinh của tế bào ung thư. Kết quả này cho thấy chế độ ăn giàu aci nucleic có thể  giảm nguy cơ ung thư, dù nghiên cứu về tác động này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. 

“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một quan điểm mới về chức năng sinh lý của các acid nucleic nguồn gốc thực phẩm”, giáo sư Akiko Kojima-Yuasa tại trường đại học Osaka City, đồng tác giả của nghiên cứu, cho hay. 

“Chúng tôi hy vọng rằng đây là một bước tiến trọng yếu hướng đến phòng ngừa ung thư”.

Hoạt động chống ung thư

Nhận thấy rất ít nghiên cứu khám phá đặc tính chống ung thư của các acid nucleic, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí PLOS ONE đã tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn một bao gồm thử nghiệm tác động của DNA và RNA thông qua chế độ ăn trên chuột đã được truyền tế bào u có khả năng sinh trưởng nhanh. Giai đoạn khác sẽ kiểm tra tác động của những acid nucleic này trên tế bào u trong ống nghiệm. DNA được sử dụng trong nghiên cứu có nguồn gốc từ tinh hoàn cá hồi, trong khi RNA được lấy từ nấm men torula.

Kết quả cho thấy RNA có tác dụng chống tăng sinh đối với cả tế bào ung thư trên chuột cũng như tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm. DNA chỉ có tác dụng chống tăng sinh ở chuột.

Cơ chế đằng sau hoạt tính chống ung thư

Các nhà khoa học phát hiện hợp chất nucleoside được tạo ra trong quá trình tiêu hóa RNA và DNA đóng vai trò là chìa khóa cho tác dụng chống tăng sinh. Các nucleoside là những ‘viên gạch’” cấu thành nên DNA và RNA—đã ngăn chặn sự tiến triển của ung thư từ pha G1 sang pha S của chu kỳ tế bào.

Pha S là pha tế bào chuẩn bị phân chia. Ngăn các tế bào ung thư đi từ pha G1 sang pha S đồng nghĩa với ngăn tế bào nhân đôi, giúp làm chậm sự lan tràn của khối u.  

“Trong vòng đời của một tế bào, pha G1 giống như pha tăng trưởng—đây là lúc tế bào chỉ đang sống cuộc sống của mình, phát triển và chuẩn bị có thể phân chia”, Tiến sĩ Sam Hilton, bác sĩ y học toàn diện và tích hợp, đã chia sẻ với The Epoch Times trong một email. “Pha S là lúc tế bào bắt đầu sao chép DNA của nó để chuẩn bị phân chia thành hai tế bào mới”.

Ông lưu ý rằng việc ngăn chặn các tế bào ung thư di chuyển từ pha G1 sang pha S có nghĩa là chúng không thể tự nhân đôi, điều này giúp làm chậm sự lây lan của ung thư.

Các lợi ích khác

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra acid nucleic đóng một vai trò quan trong trong duy trì các chức năng sinh lý khác nhau. Sự thiếu hụt các acid nucleic trong thực phẩm có liên quan với giảm chức năng tế bào lympho T, một loại tế bào bạch cầu. Tình trạng thiếu hụt biến mất khi những bệnh nhân suy giảm miễn dịch trong khoa chăm sóc đặc biệt được bổ sung RNA.

Các nghiên cứu khác trên động vật chỉ ra rằng axit nucleic có thể giúp làm giảm tổn thương gan do rượucải thiện khả năng dung nạp glucose liên quan đến chế độ ăn nhiều chất béo. Nhìn chung, những phát hiện này cho thấy axit nucleic có thể có tác dụng điều trị đối với cả chức năng miễn dịch và trao đổi chất.

Nguồn thực phẩm

Axit nucleic có trong cả thực phẩm động vật và thực vật. Theo tiến sĩ Hilton, vẫn chưa có khuyến nghị cụ thể về lượng axit nucleic tiêu thụ hàng ngày giúp phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn uống cân bằng, ăn nhiều loại thực phẩm nguyên chất.

“Mặc dù thịt có nhiều axit nucleic, nhưng thịt đỏ và thịt chế biến có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư”, ông nói. “Do đó, tôi ủng hộ việc tập trung vào các nguồn thực vật như các loại đậu, rau và ngũ cốc, vì chúng cung cấp axit nucleic mà không có liên quan đến ung thư.”

Các nguồn thực vật này cũng chứa thêm những chất dinh dưỡng chống ung thư như chất chống oxy hóa và chất xơ.

Các chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng

“Việc sử dụng axit nucleic để ức chế ung thư ở người là một vấn đề cực kỳ quan trọng”, Kojima-Yuasa cho biết. “Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được xem xét và giải quyết, chẳng hạn như tác dụng phụ có thể phát sinh khi tiêu thụ thực phẩm giàu axit nucleic. Do đó, tôi tin rằng nên thận trọng không đưa ra bất kỳ đề xuất vội vàng nào vào thời điểm này”.

Trong email gửi tới The Epoch Times, Tiến sĩ Ralph Waldo, một bác sĩ y học tích hợp, đã bàn luận về nghiên cứu.

“Nghiên cứu này nêu bật những lợi ích tiềm năng, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi khuyến nghị bổ sung hàm lượng cao”, ông cho biết.

Cách tiếp cận phòng ngừa ung thư tối ưu bao gồm lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống bổ dưỡng, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng, ông nói thêm.

“Sức khỏe đến từ việc tích lũy của nhiều lựa chọn tích cực nhỏ, chứ không phải chỉ một giải pháp đơn nhất”, ông Waldo viết. “Chìa khóa là luôn cập nhật thông tin và đưa ra những lựa chọn hàng ngày giúp bảo vệ sức khỏe”.

Mary West

Published by
Mary West

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột: Chìa khóa mới trong quản lý căng thẳng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…

6 phút ago

Ung thư là nguyên nhân gây ra 1/4 số ca tử vong sớm và đang tiếp tục gia tăng

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…

15 phút ago

Mỹ dự kiến ​​công bố hạn chế xuất khẩu mới, liên quan đến 200 công ty chip TQ

Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…

23 phút ago

Pam Bondi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang…

23 phút ago

Ông Trump bổ nhiệm người Mỹ gốc Hoa Alex Wong làm phó cố vấn an ninh quốc gia

Ông Trump thông báo bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm…

29 phút ago

Cháy căn nhà 8 tầng ở Hà Nội, cảnh sát nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ

Cảnh sát cứu hỏa tìm thấy toàn bộ 7 người trên tầng 8 và tầng…

31 phút ago