Sức Khỏe

Nghiên cứu: Sử dụng mạng xã hội liên quan đến mức độ cáu kỉnh gia tăng ở người lớn

Nghiên cứu trên hơn 42,000 người trưởng thành cho thấy những tác động nhất định của nền tảng mạng xã hội đối với tâm trạng.

Nghiên cứu liên kết việc sử dụng mạng xã hội với mức độ cáu kỉnh gia tăng ở người lớn. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Những người dành phần lớn thời gian trong ngày với mạng xã hội có mức độ cáu kỉnh cao hơn đáng kể so với những người không sử dụng, đạt cao hơn ba điểm trong bài kiểm tra tiêu chuẩn về sự cáu kỉnh.

Phản ứng phụ thuộc liều

Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network Open vào ngày 8/1 đã xem xét mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và sự cáu kỉnh, mở rộng hơn so với nghiên cứu trước đây chỉ tập trung chủ yếu vào chứng trầm cảm và lo âu.

Được tiến hành từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, nghiên cứu đã khảo sát hơn 42,500 người trưởng thành ở Hoa Kỳ từ 50 tiểu bang và Quận Columbia.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 80% số người được hỏi tương tác với ít nhất một nền tảng mạng xã hội mỗi ngày. Sử dụng Bài kiểm tra ngắn về sự cáu kỉnh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sử dụng mạng xã hội nhiều lần mỗi ngày đạt cao hơn 1.43 điểm so với những người không sử dụng.

Những người báo cáo sử dụng mạng xã hội “hầu hết thời gian trong ngày” cho thấy sự gia tăng thậm chí còn đáng kể hơn, cao hơn 3.37 điểm so với những người không sử dụng.

Mẫu hình này cho thấy mối quan hệ giữa liều lượng-phản ứng: Theo các tác giả, mọi người sử dụng mạng xã hội càng thường xuyên thì điểm số cáu kỉnh của họ càng tăng cao.

Mạng xã hội thường xuyên hiển thị phiên bản thực tế đã qua sàng lọc kỹ lưỡng và được quản lý chặt chẽ. Việc liên tục nhìn thấy người khác mô tả cuộc sống hạnh phúc, kỳ nghỉ, mối quan hệ và cơ thể lý tưởng có thể dẫn đến cảm giác bất lực, ghen tị và thất vọng với cuộc sống của chính mình. Sự so sánh liên tục này có thể thúc đẩy cảm giác oán giận và cáu kỉnh.

Ngoài ra, giải trí bằng màn hình thông qua mạng xã hội có thể kích động quá mức, làm tăng phản ứng căng thẳng cơ bản, dẫn đến cảm giác lo lắng và khó chịu.

Ngoài ra, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng và làm tăng sự cáu kỉnh.

Sử dụng Tik Tok, Facebook, Instagram thường xuyên được nêu bật

Hiệu ứng này đặc biệt rõ rệt trên một số nền tảng cụ thể. Ví dụ, người dùng lướt Tik Tok hầu hết cả ngày cho thấy điểm số cáu kỉnh tăng 1.69 điểm, trong khi người dùng Facebook thường xuyên cho thấy điểm số cáu kỉnh tăng 1.40 điểm.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét liệu việc tham gia chính trị trên mạng xã hội có thể giải thích cho sự gia tăng cáu kỉnh hay không. Mặc dù các cuộc thảo luận chính trị thường xuyên hơn trên các nền tảng mạng xã hội có liên quan đến sự cáu kỉnh nhiều hơn, nhưng các phát hiện vẫn cho thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội nói chung vẫn là một yếu tố quan trọng làm tăng điểm số cáu kỉnh, ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố tham gia chính trị.

Những hạn chế chính

Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng tính cáu kỉnh cần được tập trung chú ý như một mối quan tâm riêng biệt về sức khỏe tâm thần, tách biệt với mối liên hệ đã biết của nó với chứng trầm cảm và lo âu.

Tuy nhiên, họ thừa nhận một số hạn chế quan trọng trong nghiên cứu, bao gồm việc không thể đánh giá nguyên nhân và sự phụ thuộc vào dữ liệu tự báo cáo, có thể dẫn đến sai số nhớ lại từ phía những người tham gia.

Các tác giả nghiên cứu đã viết rằng: “Mối liên hệ giữa mạng xã hội và tâm trạng có thể phức tạp và có khả năng là hai chiều”.

Ví dụ, trong khi thuật toán của một số nền tảng có thể được thiết kế để “gây phẫn nộ” nhằm tăng mức độ tương tác, các nhà nghiên cứu không thể liên kết sự cáu kỉnh với các khía cạnh đặc trưng của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.

Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các nghiên cứu bổ sung để khám phá các cơ chế đằng sau mối quan hệ này và phát triển các giải pháp can thiệp tiềm năng để giảm thiểu các tác động bất lợi.

George Citroner

Published by
George Citroner

Recent Posts

Bộ Tư pháp Biden phân bổ hơn 100 triệu USD vào các chương trình giáo dục DEI

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden đã…

18 phút ago

Ông Donald Trump trở về Washington trước lễ nhậm chức bằng máy bay quân sự

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đến Washington D.C vào tối thứ Bảy (18/1,…

3 giờ ago

Người thực sự có năng lực sẽ hiểu về ‘định luật nấm’

Nếu nói một người xuất chúng có điều gì là đặc biệt nhất, thì chính…

3 giờ ago

Có ai còn nhớ nước mắm tĩn không?

Nước mắm hồi đó đựng trong những tĩn sành, giống như trái bưởi cắt phẳng…

3 giờ ago

Vị quan thời Lê Trung Hưng được vua Lê ví như “Thái Sơn Bắc Đẩu”

Hồ Sĩ Dương làm quan đầu triều, đóng góp lớn cho Giang Sơn Xã Tắc…

3 giờ ago

Lịch sử lâu đời của nghệ thuật hội họa Trung Hoa

Hội họa Trung Hoa thời xưa chẳng những có lịch sử lâu đời mà còn…

3 giờ ago