Gần 12% dân số đang gặp phải chứng đau nửa đầu. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với nam giới, thậm chí trẻ em cũng có thể mắc phải.
Khi một bên đầu cảm thấy đau và có thể kèm theo những triệu chứng đặc thù thì đó được gọi là chứng đau nửa đầu. Lúc này, cơn đau có thể nhẹ hoặc đau nhói mạnh kéo dài; kèm theo những triệu chứng khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, mờ mắt, mù màu, đau mắt…Thời gian đau nửa đầu cũng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc chỉ là cơn đau thoáng qua.
Có hai dạng đau nửa đầu là chứng đau nửa đầu nguyên phát (bệnh nhẹ không gây tử vong nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống) và chứng đau nửa đầu thứ phát (bệnh nặng có thể gây tử vong, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời).
Thông thường, chứng đau nửa đầu do nhiều “tác nhân” gây ra, vì vậy việc loại bỏ chúng liên quan đến việc xem xét đến từng tác nhân một cách nghiêm túc và áp dụng lối sống lành mạnh hơn.
Các tác nhân thường thấy như: Đèn huỳnh quang, cà phê, mất nước, đường, hút thuốc, bột ngọt, thuốc theo toa (bao gồm thuốc huyết áp và thuốc tránh thai), thiếu ánh sáng mặt trời (vitamin D), nấm mốc, phụ gia thực phẩm nhân tạo (chất bảo quản và tạo màu), mất cân bằng khoáng chất, dị ứng thực phẩm, thiếu hụt vitamin B và lạm dụng rượu đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, thực phẩm giàu tyramine, chẳng hạn như pho mát lâu năm, các loại hạt, đậu nành, sô-cô-la, thịt chế biến, lúa mì, nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Giống như bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào khác, khi chứng đau nửa đầu xảy ra, tức là cơ thể bạn có điều gì đó không ổn. Bất cứ ai bị chứng đau nửa đầu thường xuyên đều không ở trong tình trạng khỏe mạnh.
Có nhiều phương pháp để điều trị, tuy nhiên các loại thuốc làm giảm đau hoặc loại bỏ triệu chứng đau nửa đầu đều tiềm ẩn các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhiều phương pháp tự nhiên có thể mang lại tỷ lệ thành công rất cao, có hiệu quả tốt và không gây rủi ro cho sức khỏe. Chẳng hạn như các loại thảo mộc, bồi bổ, châm cứu, bấm huyệt, đấm bóp, v.v..
Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên đơn giản, dễ tìm:
Tinh dầu bạc hà, gỗ đàn hương, húng tây, hoa oải hương, bạch đàn và hương thảo đều có thể được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Trong số đó, hoa oải hương và bạc hà là được khuyên dùng nhiều nhất.
Cách điều chế là nhỏ 5-10 giọt tinh dầu oải hương hoặc bạc hà vào một cốc nước ấm, sau đó nhúng khăn mặt vào hỗn hợp, vắt khô và thoa lên đầu hoặc sau gáy. Hoặc có thể pha loãng một vài giọt dầu oải hương hoặc dầu bạc hà vào dầu gió (dầu hạnh nhân là một lựa chọn tốt) rồi xoa bóp sau gáy, cổ, thái dương và trán.
Kết hợp tất cả các biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu tự nhiên với kỹ thuật thở sâu và thư giãn sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Học cách thở đúng và sâu là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên có. Trẻ sơ sinh hít thở rất chính xác, nhưng vì một lý do nào đó, có thể là do áp lực, dần dần khi lớn lên chúng ta lại hít thở rất nông.
Học cách thở đúng lúc đầu có thể hơi khó và lạ, nhưng bạn sẽ nhanh chóng thích nghi bởi nó là thiên tính tự nhiên của con người.
Feverfew (Tiểu bạch cúc) là một phương thuốc thảo dược tự nhiên. Loại thảo mộc này có vị đắng, nên khi sử dụng để điều trị thì có thể trộn cùng với thức ăn. Thành phần hoạt chất trong Feverfew là parthenolide, có tác dụng ức chế các chất hóa học trong não khiến mạch máu giãn ra, từ đó giúp hạn chế tình trạng đau đầu, buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng.
Tuy nhiên, Feverfew có tác dụng phòng ngừa cao hơn là điều trị khi triệu chứng bệnh đã xuất hiện. Để ngăn ngừa chứng bệnh này, hãy ăn 3-4 lá Feverfew mỗi ngày.
Khi bạn đang đối diện với cơn đau nửa đầu thì gừng có thể sẽ là một phương thuốc cứu cánh hữu hiệu. Hãy dùng gừng khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, hoặc nếu bạn không có dấu hiệu đau, tốt nhất là dùng nước gừng tươi.
Củ gừng tươi cũng có thể ép lấy nước, hoặc có thể thêm nước gừng vào nước ép (cà rốt, táo và gừng). Bạn cũng có thể ăn nhiều gừng hơn trong bữa ăn hằng ngày, ăn gừng tươi cũng là một phương pháp dưỡng sinh hiệu quả. Ngoài ra, gừng cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn khi bị đau nửa đầu.
Trong cuốn sách Phương pháp điều trị thay thế Alternative Medicine: The Definitive Guide, Tiến sĩ Ravins đề xuất các kỹ thuật tự giúp đỡ chính mình như sau:
Đặt ngón tay cái vào miệng bên đau nửa đầu; với tay lên và tìm xương gò má, rồi tiếp tục ấn xương đó hướng ra ngoài. Sau đó làm tương tự với bên còn lại. Cuối cùng, đặt cả hai ngón tay cái vào bên trong vòm miệng trên và ấn hai bên hướng ra ngoài. Những động tác này cần được lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó có thể làm giảm đau nửa đầu rất hiệu quả.
Tắm nước nóng và lạnh có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Liệu pháp nóng và lạnh là cách hiệu quả nhất để giảm cơn đau khi nó sắp xảy ra.
Nước ép cần tây rất giàu coumarin, đây là một chất có tác dụng làm dịu mạch máu não. Sử dụng khoảng 240ml nước ép cần tây để có tác dụng phòng ngừa tốt nhất. Nhiều người uống nước ép cần tây trực tiếp hoặc trộn cùng các loại nước ép trái cây khác. Nước ép cần tây cũng có thể làm giảm chứng đau nửa đầu nhưng tác dụng thường chậm hơn.
Ngoài ra hỗn hợp nước ép gừng tươi, táo và cà rốt cũng rất có hiệu quả. Biện pháp khắc phục này hoạt động tốt nhất khi được sử dụng trong vài phút đầu tiên khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Việc kết hợp nước ép cần tây với gừng cũng là một phương thuốc rất tốt.
Huyệt Phong Trì nằm ở phần lõm sau tai, cách giữa gáy 5cm và nằm ngay dưới đáy hộp sọ. Xoa bóp huyệt này có thể làm giảm chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.
Đau đầu thường xảy ra khi cột sống cổ bị mất cân bằng hoặc lệch. Điều chỉnh thần kinh cột sống thường giúp giảm triệu chứng ngay lập tức. Nhưng nó chỉ có tác dụng tạm thời, vì cột sống cổ có thể nhanh chóng trở lại tình trạng mất cân bằng như ban đầu và dẫn đến đau đầu tái phát.
Một nguyên nhân phổ biến của sự mất cân bằng ở cột sống cổ là do các chất kích thích như nicotin và cafein. Những chất kích thích này chèn ép cả vùng dưới đồi và tiểu não, khiến chúng sưng lên và gây ra hiện tượng này. Khi cột sống cổ mất cân bằng, dây thần kinh bị chèn ép thì dễ dẫn đến đau nửa đầu.
Ngoài ra, thức ăn không được nhai kỹ hoặc thịt không được tiêu hóa tốt sẽ gây áp lực lên túi mật, đồng thời có thể gây viêm (đau đầu) và lệch vùng phía trên cột sống cổ.
Bấm huyệt chính là phương pháp xoa bóp các điểm khác nhau trên cơ thể để giảm triệu chứng bệnh. Nếu bạn có thể ngâm tay và chân trong vài phút trước khi bấm huyệt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần thư giãn và tắm trước khi bấm huyệt.
Khi bị đau nửa đầu thì nên dùng tay ấn vào đường lông mày và dưới mắt hoặc sử dụng ngón tay để chuyển động tròn quanh vùng xương hàm. Cách trị đau nửa đầu này có thể mang lại tác dụng nhanh, giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu của cơn đau.
Hít ớt bột, phương pháp này thực sự có tác dụng rất nhanh chóng và vô cùng hữu ích. Thật ra điều này nghe có vẻ kỳ lạ đối với bạn, nhưng hiệu quả lại rất tuyệt vời.
Ngoài việc điều chỉnh thần kinh cột sống cho chứng đau nửa đầu mà chỉ có tác dụng tạm thời đối với chứng đau nửa đầu bắt nguồn từ sự sai lệch của cột sống cổ, ngoại trừ ớt thì hầu như không có cách điều trị tự nhiên nào nhanh chóng và hiệu quả khi chứng đau nửa đầu đã tấn công hoàn toàn.
Những biện pháp tự nhiên này hiệu quả hơn khi được sử dụng trước khi cơn đau nửa đầu xảy ra. Hầu hết các triệu chứng đau nửa đầu thường có dấu hiệu báo trước. Điều trị dự phòng trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Uống thảo mộc mỗi ngày cũng là một phương pháp điều trị phòng ngừa tuyệt vời.
Cách tốt nhất để đối phó với chứng đau nửa đầu là duy trì lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều trái cây và rau tươi sống, hạn chế các loại thực phẩm chế biến và loại bỏ càng nhiều độc tố càng tốt.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…