Khoai tây tính ngọt bình, bổ khí, kiện tì, tiêu viêm, có công hiệu bổ khí, giúp giải độc. Khoai tây nấu có vị ngọt, có hiệu quả dưỡng dạ dày, trừ ho do phế nhiệt. Thường xuyên sử dụng khoai tây, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Bên cạnh món khoai tây nấu chín, nước ép khoai tây còn có rất nhiều tác dụng.
Cách chế biến và pha chế nước ép khoai tây
Nguyên liệu: khoai tây tươi 60%; cà rốt, lê 40%
Cách làm: dùng máy ép trái cây cho hỗn hợp khoai tây, cà rốt, lê vào ép lấy nước, dùng ngay sau khi ép.
Loại nước ép này có rất nhiều công hiệu, mỗi ngày uống khoảng 300ml vào buổi sáng và tối, không chỉ có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ độc tố, mà còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Công hiệu phòng ngừa bệnh tật của nước ép khoai tây
Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng
Trong khoai tây chứa nhiều nguyên tố vi lượng như vitamin, canxi, kali, dinh dưỡng phong phú, có tác dụng giảm huyết áp.
Khoai tây chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ hòa tan: những chất này có tác dụng quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Khoai tây chứa chất xơ không hòa tan: có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và đào thải cholesterol trong đường ruột, có tác dụng thông tiện và giảm cholesterol, trị táo bón và chống tăng cholesterol. Trong đó chất mucoprotein có tác dụng phòng chống bệnh về tim mạch, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Trong khoai tây có chứa rất ít chất béo, ăn nhiều khoai tây có thể giúp giảm hấp thu chất béo vào cơ thể, làm chất béo dư thừa dần dần bị đào thải, do dó có thể ăn khoai tây để giảm béo.
Theo các tài liệu y học, khoai tây chứa nhiều protein, các loại vitamin, các loại đường, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, kẽm, ka li, chứa hàm lượng nhỏ chất solanin.
Theo đông y, khoai tây có tác dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), ích khí, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thông tiện, giảm đường, mỡ, làm đẹp, chống lão hóa. Chủ trị: tiêu hóa không tốt, khí hư, cơ thể suy nhược, chán ăn, táo bón, huyết áp cao, mỡ máu cao và phỏng ngoài da, viêm quai bị.
Lựa chọn khoai tây thế nào?
Chú ý:
1. Khoai tây mọc mầm, chỗ mầm xanh có chứa chất solanin có thể khiến người ăn vào bị ngộ độ, gây triệu chứng viêm đường dạ dày nghiêm trọng, do đó phải cẩn thận khi chế biến.
2. Nước ép khoai tây nên sử dụng ngay, không được để lâu, nếu không màu sắc sẽ chuyển sang màu đen. Nước biến thành màu đen, tuyệt đối không được uống.
3. Khoai tây mọc mầm tốt nhất không nên sử dụng. Nếu thấy lớp vỏ ngoài màu xanh, hoặc chỗ mọc mầm khác thường, tốt nhất nên bỏ cả cả củ, không nên dùng để chế biến.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…