Y học cổ truyền đem đến cho chúng ta những bài thuốc thảo dược tự nhiên, đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, vượt qua thử thách của thời gian và nghiên cứu khoa học.
Khi tôi còn còn nhỏ sinh sống ở Đức, bất cứ khi nào bị ốm, mẹ tôi sẽ sử dụng đủ loại thuốc gia truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình chúng tôi. Tôi thường thấy khăn bọc khoai tây nóng quấn quanh đầu mình. Phương thuốc này có tác dụng giảm đau họng, viêm phế quản và đau tai, đã giúp tôi cảm thấy dễ chịu hơn.
Tôi phải công nhận điều đó với mẹ tôi. Bài thuốc này đã có hiệu quả và vẫn được sử dụng phổ biến ở Đức.
Trong mùa cảm lạnh và cúm, hàng triệu người tìm cách giảm nghẹt mũi, đau vùng mặt, đau đầu và đau họng. Mặc dù các loại thuốc không kê đơn như Sudafed và Mucinex khá phổ biến, nhưng các liệu pháp tự nhiên như xoa dầu, rửa bằng nước muối và xông hơi thảo dược cũng là những phương pháp thay thế hiệu quả.
Một trong những phương pháp chữa bệnh tại nhà được truyền lại qua nhiều thế hệ là xông hơi hoa cúc.
Hít thở trên một nồi nước đun sôi chứa một nắm hoa cúc khô, đi kèm với chiếc khăn quấn quanh đầu để tạo một bồn tắm hơi, thường có tác dụng.
Sau khi phàn nàn với mẹ về màn tra tấn này, 10 phút sau tôi xuất hiện với khuôn mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi nhiều và sổ mũi—mục tiêu đã hoàn thành.
Bây giờ tôi sống ở Hoa Kỳ với những đứa con nhỏ của riêng mình. Tôi đã phải bảo vệ những bài thuốc gia truyền này trước người chồng người Mỹ hay nghi ngờ của mình trong nhiều năm, vì anh ấy thấy chúng thật kỳ lạ.
Một phần tư thế kỷ sau, tôi đang sử dụng những kỹ thuật tương tự cho các cháu của mình. Chồng tôi hiện đang áp dụng các phương pháp chữa bệnh truyền thống—cho dù chúng bắt nguồn từ lục địa nơi tôi sinh ra hay từ các phương pháp lâu đời khác, chẳng hạn như y học Ấn Độ cổ đại, y học cổ truyền Trung Quốc và các phương pháp khác.
Trước đây, chúng ta phải tin vào trí tuệ của người bà và mẹ. Ngày nay, chúng ta có thể tận dụng khoa học, mặc dù nguồn tài trợ để nghiên cứu y học cổ truyền thường khan hiếm. Do đó, nghiên cứu về trí tuệ chữa bệnh cổ truyền thường đến từ các quốc gia xa xôi.
May mắn thay, trong trường hợp của phương pháp xông hơi bằng hoa cúc, nghiên cứu khoa học đã bắt kịp.
Trong một thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên năm 2021, 123 bệnh nhân bị viêm niêm mạc mũi đã được quan sát. Những người tham gia đã thử nghiệm bốn phương pháp điều trị mũi khác nhau.
Mặc dù tất cả đều bắt đầu bằng thuốc xịt steroid, Nhóm A cũng được “xịt nước biển đẳng trương với chiết xuất dịch hoa cúc”. Nhóm B và C chỉ được dùng thêm nước biển đẳng trương, chỉ khác nhau ở phương pháp dùng thuốc (xịt so với rửa mũi), trong khi Nhóm D chỉ được điều trị bằng steroid.
Sau đó, các nhà khoa học đã đo thời gian làm sạch khoang mũi và phát hiện ra rằng Nhóm A nhanh thông suốt đường thở hơn. Do đó, việc bổ sung chiết xuất hoa cúc được coi là “một lựa chọn điều trị thay thế tốt”.
Một nghiên cứu mù đôi khác năm 2021, được công bố trên Tạp chí Tai mũi họng Hoa Kỳ, xác nhận các đặc tính dược liệu của loài hoa thơm màu trắng. Trong nghiên cứu này, thuốc nhỏ mũi chiết xuất hoa cúc đã được thử nghiệm như một phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính ở 74 bệnh nhân.
Kết quả cho thấy thuốc nhỏ mũi thảo dược hoa cúc cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm xoang, do đó cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân. Theo nghiên cứu, hoa có tác dụng “chống lo âu, chống co thắt, an thần, chống dị ứng, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút” trên lâm sàng.
Một thứ yêu thích khác của tôi từ lâu, mặc dù không có nguồn gốc tuổi thơ, là dầu mũi. Có nguồn gốc từ y học cổ truyền Ấn Độ, dầu nasya được sử dụng để bôi trơn các khoang mũi và niêm mạc.
Niêm mạc không chỉ có trong đường hô hấp mà còn có trong phế quản, dạ dày, ruột và nhiều cơ quan khác. Chức năng chính của niêm mạc là bôi trơn và bảo vệ khỏi trầy xước— trong khoang mũi có vai trò giữ ẩm.
Điều này rất quan trọng, vì môi trường khô làm giảm khả năng miễn dịch. Khô có thể dẫn đến khó chịu, kích ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các lớp niêm mạc khô, nứt nẻ dễ bị vi-rút, vi khuẩn và nấm tấn công, làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
Do đó, bôi trơn là chìa khóa.
Nghiên cứu năm 2023 đã đánh giá việc sử dụng Anu taila (một loại dầu Ấn Độ) làm từ dầu mè như một loại “khẩu trang sinh học” để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như COVID-19.
Mặc dù các nhà khoa học không ngăn cản mọi người sử dụng khẩu trang vật lý, bài báo nêu rằng “việc thoa loại dầu thuốc như A. taila hoặc dầu mè nguyên chất qua đường mũi sẽ giúp bảo vệ mũi họng thêm hiệu quả”.
Một nghiên cứu năm 2022 trong đó thuốc nhỏ mũi thảo dược của y học cổ truyền Ấn Độ được ghi nhận là có hiệu quả chống lại bệnh nấm mucormycosis, một chi gồm khoảng 40 loài nấm mốc gây tắc nghẽn xoang và đau đầu, cùng với các triệu chứng khác. Thuốc nhỏ mũi có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh.
Cá nhân tôi tin tưởng sử dụng dầu nasya khi đi máy bay. Có vẻ như luồng không khí trong cabin luôn làm khô các đường mũi. Để ngăn ngừa điều đó, tôi nhỏ một hoặc hai giọt dầu nasya vào mỗi lỗ mũi sau khi lên máy bay. Tôi chưa bao giờ bị nhiễm trùng trên máy bay, ngay cả trên những chuyến bay dài đi nước ngoài.
Rửa mũi bằng nước muối là một lựa chọn nhẹ nhàng khác để chống lại tình trạng nghẹt mũi. Đây có thể là bài thuốc từ y học cổ truyền Ấn Độ quen thuộc nhất với chúng ta, những người phương Tây.
Các nhà khoa học gọi liệu pháp này là “rửa mũi”, coi đó là an toàn và hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2023 ủng hộ “các thiết bị rửa áp suất thấp và thể tích lớn” chứa đầy dung dịch muối hoặc dung dịch muối ưu trương. Ưu trương chỉ đơn giản có nghĩa là nồng độ muối trong nước cao hơn.
Dầu thoa ấm ngực, chẳng hạn như Vicks VapoRub, thường được sử dụng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Kết hợp tinh dầu thảo dược cùng với công thức thuốc mỡ cơ bản tạo ra một phiên bản tự nhiên giúp làm dịu mũi bị kích ứng, xoang bị nghẹt và nghẹt ngực. Tùy thuộc vào loại thảo mộc được sử dụng, dầu có thể giúp dễ thở hơn bằng cách làm giãn đường hô hấp.
Nhiễm trùng đường hô hấp và nghẹt mũi dường như diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào những tháng lạnh trong năm, nên chúng ta cần phải xem xét các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các triệu chứng này.
Câu hỏi này trở đặc biệt quan trọng nếu các triệu chứng kéo dài hoặc thường xuyên tái phát. Nguyên nhân có thể là cảm lạnh thông thường hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng do vi-rút hoặc vi khuẩn nào.
Tuy nhiên, các tác nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi.
Ngoài ra, đường mũi có thể bị kích ứng bởi các chất ô nhiễm trong môi trường, nấm mốc, dị ứng, không khí khô hoặc thay đổi nội tiết tố. Ngay cả việc lạm dụng thuốc trị nghẹt mũi cũng có thể gây nghẹt mũi.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là liệu dị ứng với sữa có phải là yếu tố góp phần gây nghẹt mũi hay không. Mặc dù có nhiều khẳng định rằng không có mối tương quan giữa lượng sữa tiêu thụ và sự sản xuất chất nhầy, nhưng kinh nghiệm cá nhân khiến tôi tin vào điều ngược lại.
Tôi từng bị nhiễm trùng xoang nghiêm trọng từ ba đến bốn lần mỗi năm và đã thử liên tục các liều Flonase, Sudafed và các loại thuốc trị nghẹt mũi khác mà không khỏi. Con trai tôi bị nhiễm trùng tai dai dẳng, phải đặt ống dẫn lưu vào tai và phải dùng nhiều liều kháng sinh trong những năm đầu đời. Phải đến khi bác sĩ tai-mũi-họng đề nghị chúng tôi thử chế độ ăn không có sữa thì gia đình tôi mới khỏi hẳn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này. Theo nghiên cứu được công bố trên tập san Medical Hypotheses (Giả Thuyết Y Khoa), “việc tiêu thụ quá nhiều sữa có liên quan trong dài hạn đến tình trạng tăng sản xuất chất nhầy đường hô hấp và hen suyễn”. Nhưng mối quan hệ này không đơn giản. Các nhà khoa học viết rằng cũng không thể “giải thích bằng mô hình dị ứng thông thường”. Giả thuyết của họ là nhóm dân số dị ứng với lượng sữa tiêu thụ vốn đã “tăng tính thấm ruột”, dẫn đến tăng tiết chất nhầy.
Cách tốt nhất để hiểu sâu mà không có bài báo nghiên cứu nào có thể cung cấp được, chính là thông qua quá trình tự phân tích.
Bạn hãy thử thực đơn ăn không có sữa trong ít nhất bốn tuần. Loại bỏ tất cả các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát, sữa chua, kem chua, kem đặc, pho mát tươi, v.v.
Có thể không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với sữa, bạn sẽ thấy sự khác biệt sau thời gian bốn tuần.
Sau thời gian này, hãy dần dần đưa các sản phẩm từ sữa trở lại, lưu ý bất kỳ thay đổi nào về triệu chứng. Hãy là thám tử của chính mình. Việc ghi nhật ký triệu chứng thực phẩm có thể giúp hiểu rõ hơn về phản ứng của cơ thể.
Nếu tự thử nghiệm không đưa ra được câu trả lời rõ ràng, bạn có thể thử loại thảo mộc Angocin có hiệu quả chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang và viêm amidan.
Liên quan vụ cô giáo ở Lào Cai bị sát hại, nam phó hiệu trưởng…
Đáng chú ý là vào ngày 23/1, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập…
Công tố viên Hàn Quốc đã tiến hành truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với…
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Times của London, tỷ phú…
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Canada hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ và không…
Khi đang xếp hình tổng duyệt cho chương trình “Rực rỡ Thăng Long 2025”, nhiều…