Ở châu Á, ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, ít người biết rằng ngoài các yếu tố quen thuộc thường gặp, còn có những yếu tố gây ung thư rất dễ bị bỏ qua khác, một trong số đó là hormone môi trường (environmental hormones).
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, vào năm 2020, ung thư vú là loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, với tổng số 2,26 triệu ca mắc mới trên toàn thế giới.
Bác sĩ Liêu Chí Dĩnh (Liao Zhiying), Giám đốc Khoa Ung thư Bức xạ của Bệnh viện Đài Trung (Đài Loan) cho biết, tỷ lệ mắc ung thư vú ở các nước Âu Mỹ cao, nhưng bệnh nhân thường lớn tuổi, phần lớn thời gian khởi phát là sau mãn kinh và sau 50 tuổi. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan đến kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, sử dụng biện pháp tránh thai, chưa từng sinh con, béo phì và hormone môi trường.
Tuy nhiên, ở Đông Á, độ tuổi bệnh nhân ung thư vú chủ yếu từ 40 đến 50 tuổi, và tỷ lệ bệnh nhân từ 30 đến 40 tuổi đang có khuynh hướng gia tăng.
Bác sĩ Liêu Chí Dĩnh cho biết, số lượng bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi thực sự đã tăng lên, dao động từ độ tuổi 20 đến 30. Một số bệnh nhân trẻ tuổi chỉ phát hiện ra khối u ở vú khi mang thai và cho con bú, do phát hiện quá muộn nên khi đi khám bệnh đã phát triển sang giai đoạn 2 hoặc 3.
Hiện cộng đồng y học vẫn chưa tìm ra liệu có phải là đặc tính di truyền hay các yếu tố môi trường dẫn đến trẻ hóa ung thư vú hay không. Tuy nhiên, ít nhất một số yếu tố có thể đã được biết đến, điều này sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Các yếu tố có thể gây ung thư này như sau:
Di truyền: Không chiếm tỷ lệ cao trong số bệnh nhân ung thư và chỉ có thể suy đoán là một trong những yếu tố có thể xảy ra.
Căng thẳng: Áp lực cao là một yếu tố gây ung thư, có thể gây viêm trong cơ thể, đột biến gen tế bào và ung thư. So với phụ nữ phương Tây, phụ nữ châu Á có xu hướng chịu nhiều áp lực hơn, lý do chẳng hạn như đồng thời phải gánh vác công việc và gia đình. Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 30 đến 40 bị bó buộc giữa công việc, gia đình và nuôi dạy con cái, do đó, áp lực đương nhiên là rất cao.
Sinh hoạt, nghỉ ngơi: Thường xuyên thức khuya, làm việc ca đêm, sinh hoạt ngày đêm đảo lộn cũng dễ dẫn đến ung thư. Bác sĩ Liêu Chí Dĩnh cho rằng, tiếp viên hàng không là một trong những nhóm có nguy cơ cao.
Chế độ ăn uống: Thịt đỏ đã qua chế biến, thực phẩm giàu chất béo và đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Béo phì và chất béo trong cơ thể: Những người có trọng lượng nặng và lượng mỡ cao trong cơ thể có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn. Bác sĩ Liêu Chí Dĩnh nhắc nhở rằng phụ nữ có hơn 30% đến 40% chất béo trong cơ thể dễ bị tăng nguy cơ ung thư vú.
Hormone môi trường: Còn có những chất gây ung thư dễ bị bỏ qua nhất và rất quan trọng, chính là các hormone môi trường (environmental hormones). Hormone môi trường là các chất hóa học xâm nhập vào cơ thể và bắt chước hormone, từ đó phá vỡ chức năng của hormone do cơ thể tiết ra một cách tự nhiên. Hormone môi trường khiến mất cân bằng nội tiết tố, một trong những nguyên nhân gây ung thư vú ở phụ nữ.
Trên thực tế, cuộc sống hàng ngày chứa đầy các hormone môi trường, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm nhựa, nước hoa, v.v.
Sử dụng bộ đồ ăn bằng nhựa có chứa chất hóa dẻo hoặc đựng thức ăn nóng trong túi nhựa, có thể dễ dàng ăn vào hormone môi trường. Đối với những sản phẩm thiết yếu hàng ngày như dầu gội, sữa tắm, các sản phẩm chăm sóc da được mọi người yêu thích và tỏa hương thơm lâu thì lại là những chất gây ung thư khó tránh khỏi nhất đối với phụ nữ.
Ông Tạ Giới Dương (Xie Jieyang), Tiến sĩ kỹ thuật hóa học của Đại học Quốc gia Đài Loan, viết trong cuốn sách của mình rằng hương thơm của các sản phẩm như vậy càng mạnh và lâu thì hàm lượng chất hóa dẻo càng nhiều. Điều này là do phthalate trong các sản phẩm này dùng để cố định mùi thơm chính là chất làm dẻo.
Phthalate có thể được hấp thụ qua da, cơ thể tuy có thể chuyển hóa nhưng về lâu dài vẫn có hại do khả năng tiếp xúc trong sinh hoạt hàng ngày cao.
Vậy chúng ta có thể tránh và giảm tiếp xúc với các hormone môi trường bằng cách nào?
Trước hết, bạn nên cố gắng tránh sử dụng các sản phẩm nhựa như bộ đồ ăn bằng nhựa, túi nhựa, các sản phẩm chăm sóc da, sữa tắm và dầu gội, v.v. Nên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, đơn giản, hương thơm không quá nồng hoặc quá lâu.
Tập thể dục đều đặn hàng tuần không chỉ giúp giảm lượng mỡ, giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giá trị tiêu chuẩn mà còn làm giảm mức độ hormone môi trường trong cơ thể.
Chúng ta cũng cần giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống một cách hợp lý và duy trì một giấc ngủ chất lượng. Điều này giúp giảm viêm trong cơ thể và tránh sự xâm nhập gen không mong muốn. Cần đảm bảo giấc ngủ từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng để gan có thể giải độc và phục hồi, đồng thời nhớ uống nhiều nước.
Ông Trần Kiến Nhân (Chen Jianren), cựu Phó Tổng thống Đài Loan và là nhà dịch tễ học thâm niên nghiên cứu về hormone môi trường, nhấn mạnh rằng uống nhiều nước hơn giúp giải độc nhanh chóng. Tuy nhiên, uống nhiều nước không bao gồm đồ uống thể thao, giải khát. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất.
Bà Giản Tử Quân (Jian Ziyun), chuyên gia dinh dưỡng chuyên về y học chức năng, nhắc bạn chú ý xem có hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn, chu kỳ hàng tháng không ổn định, máu kinh quá nhiều hay quá ít. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có thể ngăn ngừa ung thư vú như ăn rau nhiều màu, các loại rau họ cải, quả mọng, thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm chất xơ hòa tan trong nước.
Các loại rau họ cải phổ biến bao gồm bắp cải, bông cải xanh, củ cải trắng, cải thảo, cải thìa, su hào, hạt cải dầu, cải bẹ xanh, cải xoăn, v.v … Chúng ta cũng có thể thêm một lượng hành, gừng, tỏi thích hợp vào các món ăn. Ngoài việc tạo hương vị, những loại gia vị này cũng chứa chất sulfide giúp ngăn ngừa ung thư.
Các chuyên gia không khuyến khích ăn trái cây quá ngọt, nhưng nhấn mạnh rằng bạn có thể ăn thêm các loại quả mọng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm quả việt quất, mâm xôi đen, nam việt quất, dâu tằm, v.v. Tuy nhiên, cần lưu ý mua quả mọng tươi hoặc đông lạnh thay vì các loại quả mọng khô chứa quá nhiều đường.
Theo một nghiên cứu của Harvard, những phụ nữ ăn theo chế độ giàu chất xơ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 8%. Các nhà nghiên cứu cho rằng ăn nhiều thực phẩm có chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm sự dư thừa nội tiết tố nữ, do đó có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Bác sĩ Liêu Chí Dĩnh nói rằng chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú tốt hơn.
Thực phẩm chất xơ hòa tan bao gồm yến mạch, đậu, khoai lang, khoai tây, bí ngô, đậu bắp, nấm, tảo biển, súp lơ, cà rốt, táo, chuối, v.v.
Tóm lại, phụ nữ nên tránh đồ uống có cồn, các sản phẩm chế biến sẵn (như thịt đỏ chế biến như giăm bông, xúc xích), thực phẩm nhiều đường (như đồ uống có đường, bánh ngọt), thực phẩm nhiều chất béo và thực phẩm chiên.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Giản Tử Quân cho rằng không nên uống quá nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa, nhất là những người thuộc gia đình có tiền sử bệnh. Trong phòng khám ung thư của bà, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cố gắng tránh các sản phẩm từ sữa, bởi vì hấp thụ quá nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…