Một trường học ở Texas đã phải đóng cửa nghỉ lễ Noel sớm do nhiều học sinh mắc ho gà, cho dù tất cả đã được tiêm phòng vắc-xin. Các nhà chức trách không biết phải giải thích ra sao, nhưng đối với nhiều chuyên gia, tin này không mấy gây sốc, bởi lẽ vắc-xin kỳ thực không hẳn luôn hiệu quả giống như người ta vẫn quảng cáo.
Tiêm chủng học đường đã trở thành một chủ đề cực nghiêm túc và nhạy cảm tại Mỹ. Trẻ em không thể đến trường nếu không tiêm chủng, ngoại từ một số ngoại lệ hiếm hoi liên quan đến đức tin tôn giáo, triết học hoặc y tế. Tuy nhiên một số nghị sĩ đang ráo riết vận động để thông qua các dự luật khắt khe hơn, nhất là sau sự kiện dịch sởi lan rộng khắp nước Mỹ vào cuối năm 2018 đầu năm 2019. Tranh cãi xảy ra vì xu hướng bài vắc-xin nổi lên không chỉ tại Mỹ mà ở khá nhiều quốc gia phát triển khác.
Các nhà chức trách mạnh mẽ cho rằng, cho dù các bậc cha mẹ có tin hay không thì khoa học vẫn là khoa học. Mục tiêu là tỉ lệ tiêm chủng cần đạt được 85-95% để tạo ra hiệu ứng miễn dịch bầy đàn, bệnh dịch sẽ không bị lan truyền nữa. Họ cho rằng những cá nhân không tiêm phòng có nguy cơ dễ mắc dịch và sẽ lây cho người khác.
Tất nhiên những người thuộc phe bài vắc-xin không chịu xuôi tay, chất vấn cơ sở khoa học của lý thuyết miễn dịch bầy, và cho rằng nếu tiêm phòng thực sự mang lại tính bảo hộ thì cớ sao người tiêm phòng rồi (thường là 90%) lại phải e ngại những người không tiêm kia.
>> Vắc-xin và tiêm phòng cho trẻ: 9 thông tin ít được nhắc đến
Nếu cần tìm bằng chứng cho thấy vắc-xin không mang lại khả năng kháng bệnh hoàn toàn, trường hợp ở trường Cơ-đốc St. Theresa là một ví dụ điển hình.
Theo Foxnews, vào ngày 19/12, trong trường học nói trên, các học sinh bị ho gà trên diện rộng, làm trường phải đóng cửa và bắt đầu kỳ nghỉ đông sớm.
Vào ngày 4/12, trường Cơ-đốc St. Theresa đã báo cáo lên Cục y tế bang Texas, nhưng bệnh ho gà vẫn gia tăng. Đây không phải là do ngôi trường có xu hướng tôn giáo và không dùng tới Tây y hiện đại, cũng không phải do các bậc cha mẹ tẩy chay vắc-xin.
Theo FoxNews, tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa ho gà ở trường là 100%.
“Viên chức có quyền tổng giám mục vùng Galveston-Houston cho biết 100% học sinh theo học trường Cơ-đốc St. Theresa đã được tiêm vắc-xin bệnh này.”
Thông tin trên cũng được nhà trường xác nhận trong thư gửi phụ huynh:
Trước sự việc đó, trang Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em đã có bài viết “Ho gà: Không phải không tiêm, mà là vắc-xin thất bại”. Bài viết cho biết không phải do những người có lương tâm phản đối vắc-xin, mà là vắc-xin ho gà đã vô dụng trong trường hợp này.
Thậm chí, bài viết cho biết chính vắc-xin đã gây ra ho gà:
“Nghiên cứu cho thấy 5 năm sau khi tiêm đủ các mũi DTaP, trẻ em dễ bị ho gà tới 15 lần so với năm đầu tiên sau khi tiêm.”
Còn có rất nhiều ví dụ khác (gần 40 bài) trong báo cáo khoa học cho thấy vắc-xin thất bại trong các vùng có tỷ lệ tiêm cao.
Các trường hợp này đặt ra câu hỏi liệu những vắc-xin như DTaP có gây hại nhiều hơn lợi? Trang GreenMedInfo.com đã liệt kê gần 1000 tóm tắt báo cáo khoa học được bình duyệt về những tác hại không mong muốn của vắc-xin. Riêng DTP (vắc-xin cho bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) được báo cáo gây ra hơn 30 tác hại cho sức khỏe.
Khi nói đến xu hướng tẩy chay vắc-xin (lý do có thể chỉ đơn giản là chất lượng vắc-xin có vấn đề), truyền thông dòng chính khiến người ta liên hệ đến những nhóm thiểu số cực đoan, ít hiểu biết, thậm chí mụ mị với một niềm tin nào đó. Kỳ thực, theo một khảo sát mới đây của Welcome Trust mà BBC đưa tin, những nước trong khối phát triển nhất là nơi “khởi xướng” và “dẫn đầu” trong việc nghi ngờ vắc-xin có vấn đề.
Ví dụ, tại Pháp, có đến 1/3 người được khảo sát không đồng ý rằng vắc-xin an toàn. Đây là tỷ lệ cao nhất cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Người dân Pháp cũng nằm trong số hầu như không đồng ý rằng vắc-xin có hiệu quả, với tỷ lệ trả lời “hiệu quả” chỉ 19%; và chỉ 10% đồng ý rằng vắc-xin quan trọng với trẻ em. Ở Bắc Mỹ, Nam và Bắc Âu, chỉ có hơn 70% người dân “đồng ý” rằng tiêm vắc-xin là an toàn. Con số này thấp ở Tây Âu, với 59%, và 50% ở Đông Âu.
Tỷ lệ tin tưởng và ủng hộ vắc-xin cao nhất thuộc về khu vực thu nhập thấp, cao nhất là ở Nam Á với 95% người dân đồng ý, tiếp theo là Đông Phi, với tỷ lệ là 92%.
Theo greenmedinfo.health,
Phong Trần
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…