Một bác sĩ cầm lọ vắc-xin COVID-19 logo Pfizer, Italy, tháng 4/2021, (Ảnh minh họa: Marco Lazzarini/Shutterstock)
Một nghiên cứu mới chưa qua bình duyệt, do Tổng Y sĩ bang Florida – Tiến sĩ Joseph Ladapo – đồng tác giả, cho thấy người trưởng thành tại Florida tiêm vắc-xin COVID-19 của hãng Pfizer có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người tiêm vắc-xin Moderna.
Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của khoảng 9,2 triệu người lớn tại Florida (không sống trong các cơ sở y tế), những người đã tiêm ít nhất hai liều vắc-xin Pfizer hoặc Moderna trong khoảng thời gian từ ngày 18/12/2020 đến 31/8/2021. Sau khi sàng lọc và đối chiếu các yếu tố như độ tuổi và giới tính, nhóm nghiên cứu chọn ra gần 1,5 triệu người – chia đều cho hai nhóm Pfizer và Moderna – để tiến hành phân tích.
Kết quả cho thấy, trong vòng 12 tháng sau khi tiêm, nhóm tiêm vắc-xin Pfizer có tỷ lệ tử vong là 847 người trên 100.000, trong khi nhóm tiêm vắc-xin Moderna là 618 người trên 100.000. Ngoài ra, người tiêm vắc-xin Pfizer cũng có nguy cơ tử vong cao hơn do các vấn đề tim mạch và do mắc COVID-19.
Hai hãng dược Pfizer và Moderna hiện chưa đưa ra phản hồi về kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu được công bố dưới dạng bản in trước (preprint) trên trang medRxiv vào ngày 29/4, tức là chưa trải qua quá trình đánh giá chuyên môn bởi các nhà khoa học độc lập.
Tiến sĩ Ladapo viết trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter): “Bác sĩ của bạn có nói rằng bạn có thể có nguy cơ tử vong cao hơn nếu tiêm vắc-xin Pfizer thay vì Moderna không? Đó là điều chúng tôi phát hiện tại Florida, và nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả tương tự.”
Ngoài Tiến sĩ Ladapo, còn có hai nhân viên khác của Sở Y tế Florida được liệt kê là đồng tác giả của nghiên cứu. Một trong các tác giả khác là Giáo sư Retsef Levi của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), người trước đây cũng từng kêu gọi tạm ngừng sử dụng vắc-xin Pfizer và Moderna vì lo ngại liên quan đến tác dụng phụ.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận một số hạn chế trong nghiên cứu, như việc quá trình đối sánh đã làm giảm số lượng mẫu, và không xét đến các bệnh lý nền của người tiêm.
Nghiên cứu này góp phần vào kho dữ liệu ngày càng tăng liên quan đến tác động không mong muốn của vắc-xin đối với sức khỏe con người, đặc biệt là tỷ lệ tử vong không do COVID-19.
Trước đó, một phân tích khác công bố năm 2023 – dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng – cho thấy cả vắc-xin Pfizer và Moderna đều giúp giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19, nhưng người tiêm lại có nguy cơ tử vong cao hơn do các bệnh tim mạch, làm giảm hiệu quả tổng thể. Trong khi đó, vắc-xin Johnson & Johnson được đánh giá là có hiệu quả bảo vệ tốt hơn.
Trong bài viết mới, nhóm nghiên cứu cũng đề cập đến ba nghiên cứu trước đó sử dụng dữ liệu từ Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, trong đó các kết quả đều cho thấy người tiêm vắc-xin Pfizer có nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19 cao hơn so với người tiêm vắc-xin Moderna, cũng như rủi ro tim mạch cao hơn.
Họ cho biết nghiên cứu của mình có sự khác biệt một phần vì quy mô của dân số được nghiên cứu là lớn hơn và quá trình đối sánh được thực hiện chính xác hơn.
Một số nhà khoa học đã bày tỏ quan ngại về phương pháp nghiên cứu. Giáo sư Jeffrey Morris từ Đại học Pennsylvania thắc mắc trên mạng xã hội vì sao nhóm nghiên cứu không so sánh với nhóm người chưa tiêm vắc-xin COVID-19. Đáp lại, Giáo sư Levi cho rằng việc so sánh giữa các loại vắc-xin giúp kiểm soát tốt hơn các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, vốn thường gặp khi so sánh với nhóm chưa tiêm.
Nếu bạn quản lý tiền bạc của gia đình không đúng cách, bạn có thể…
Bộ Công an đề nghị truy tố 23 bị can, trong đó bị can Phạm…
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ của ông đã "biến điều không thể…
Những người hàng xóm tiết lộ rằng bé gái thường ngày là một đứa trẻ…
Công an TP.HCM khởi tố nữ cán bộ hải quan Nguyễn Thị Hiền vì hỗ…
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Năm (15/5) đã kiên quyết bác bỏ mọi…