Việt Nam: Mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tăng nhiều ở người trẻ

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ với tỉ lệ tử vong là 20%, bệnh đang có xu hướng tăng ở những người trẻ.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau điều trị đột quỵ. (Ảnh: hcmcpv.org.vn)

Trong buổi hội nghị đào tạo chỉ đạo tuyến của bệnh viện vào chiều 21/7, bác sĩ Trần Thị Kim Tuyết – Khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong 20% và có xu hướng tăng ở những người trẻ. Riêng tại Bệnh viện Thống Nhất, số bệnh nhân đột quỵ tăng nhiều và mặt bệnh đa dạng hơn.

Vị bác sĩ này cho hay đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau bệnh tim mạch vành, để lại di chứng hết sức nặng nề. Sau đột quỵ, có khoảng 70% người bệnh khuyết tật về chức năng vận động, cảm giác, ngôn ngữ, nhận thức, rối loạn nuốt, rối loạn tiểu tiện, nhận thức. Khoảng 75% người không trở lại làm việc, 85% ảnh hưởng chức năng chi trên.

Biến chứng sau đột quỵ có thể là teo cơ, cứng khớp; đau khớp vai, bán trật khớp vai bên liệt; loét tì đè; nhiễm trùng viêm phổi do hít sặc, xẹp phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu… Tuy nhiên, phục hồi chức năng có thể phòng ngừa và điều trị các biến chứng, thương tật thứ cấp; xử trí các rối loạn, khiếm khuyết sau đột quỵ

Việc phục hồi chức năng đột quỵ não càng sớm càng tốt (sau 24 giờ) khi các điều kiện về huyết động cho phép. Trong đó chăm sóc phục hồi chức năng chi trên cho bệnh nhân đột quỵ cần phải chăm sóc toàn diện, tích cực và đưa ra các bài tập cá thể hóa trên từng người bệnh.

Bác sĩ Tuyết nhấn mạnh thêm: “Theo khuyến cáo của Hội tim mạch và hội đột quỵ Mỹ, vận động sớm trong vòng 24 giờ với cường độ cao có thể làm giảm kết quả có lợi sau 3 tháng. Phục hồi chức năng sớm có thể có hại cho người bệnh chảy máu não nặng, đặc biệt lưu ý, người bệnh đột quỵ nặng” 

Bên lề hội nghị, BS chuyên khoa 1 Lê Thị Thúy Uyên – Phó trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất trao đổi thêm rằng trong thời gian gần đây, số bệnh nhân đột quỵ được điều trị và quản lý tại khoa tăng nhiều và mặt bệnh càng đa dạng hơn.

Theo đó, tại khoa có 58 giường nhưng số bệnh nhân thực tế luôn dao động 64-68 ca, thậm chí có thời điểm lên đến 70 bệnh nhân.

Do đó, Bệnh viện phải kê thêm giường bệnh. Bệnh nhân đột quỵ tại đây sẽ được điều trị toàn diện, khi đủ điều kiện xuất viện sẽ được về nhà và được hẹn tái khám và tập phục hồi chức năng ngoại trú.

Theo bác sĩ Uyên, hiện khoa điều trị được tất cả dạng, các giai đoạn của đột quỵ. Ví dụ, bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp thì được tiêm huyết khối để tái thông (bằng dụng cụ), phối hợp với ngoại thần kinh để phẫu thuật bệnh nhân.

Vào năm 2000, bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn vàng trong điều trị đột quỵ. Đến nay, với những số liệu và kết quả có được thì khoa đạt tiêu chuẩn bạch kim, tuy nhiên còn chờ công nhận chính thức.

Bên cạnh điều trị đột quỵ, điểm “sáng” của khoa là điều trị người bệnh bị sa sút trí tuệ. Là bệnh viện lão khoa nên số lượng bệnh nhân bị sa sút trí tuệ tại bệnh viện tương đối lớn, bác sĩ Uyên cho hay.

Thạch Lam

Thạch Lam

Published by
Thạch Lam

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

41 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

1 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago