Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Sáu (12/3) đã phê duyệt vắc-xin ngừa COVID-19 Johnson & Johnson. Trước đó, WHO đã từng phê duyệt vắc-xin Pfizer/BioNTech và AstraZeneca sản xuất. WHO cũng trấn an các nước về độ an toàn của vắc-xin AstraZeneca – hiện đang bị nhiều nước trên thế giới tạm dừng sử dụng do lo ngại về tình trạng xảy ra cục máu đông.
WHO cho biết vắc-xin Johnson & Johnson đã được phê duyệt để “sử dụng khẩn cấp”.
“Mỗi công cụ mới, an toàn và hiệu quả chống lại COVID-19 là một bước tiến gần hơn để kiểm soát đại dịch”, Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi hy vọng loại vắc-xin mới này sẽ giúp thu hẹp sự bất bình đẳng về vắc-xin,” ông Tedros tiếp tục.
Tin tức này được đưa ra sau khi loại vắc-xin với một liều chích duy nhất cũng đã được Liên minh châu Âu chấp thuận một ngày trước đó vào thứ Năm (11/3). Johnson & Johnson cũng được “bật đèn xanh” từ các cơ quan quản lý y tế ở Hoa Kỳ, Canada và Nam Phi.
Việc phê duyệt của WHO mở đường cho loại vắc-xin này được sử dụng rộng rãi trong chương trình Sáng kiến Cơ sở Covax nhằm đảm bảo việc tiếp cận công bằng với vắc-xin trên thế giới.
Khoảng 500 triệu liều Johnson & Johnson đã được hứa cung cấp cho chương trình Covax. WHO hy vọng chúng có thể được triển khai thông qua chương trình từ tháng Bảy.
Hiện các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin Johnson & Johnson có hiệu quả khoảng 67% trong việc ngăn chặn lây nhiễm COVID-19, SCMP đưa tin.
Do đây là loại tiêm một liều duy nhất, WHO cho biết họ kỳ vọng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêm chủng ở tất cả các quốc gia.
WHO cho biết thêm: “Các thử nghiệm lâm sàng do công ty chia sẻ cho thấy rằng vắc-xin này có hiệu quả cả ở những người lớn tuổi.”
Liên quan đến vắc-xin AstraZeneca hiện đang bị nhiều quốc gia đình chỉ sử dụng để điều tra thêm về các tác dụng phụ, hôm 12/3, người phát ngôn của WHO, bà Margaret Harris cho biết không có lý do gì để ngừng sử dụng loại vắc-xin này.
Các cơ quan y tế ở Đan Mạch, Na Uy và Iceland hôm thứ Năm (11/3) đã đình chỉ việc sử dụng vắc-xin AstraZeneca sau khi có báo cáo về các cục máu đông ở một số người đã được tiêm chủng.
Hôm thứ Năm, Ý cũng quyết định cấm một lô vắc-xin AstraZeneca sau khi có báo cáo “về một số tác dụng phụ nghiêm trọng.” Tuy nhiên, cơ quan quản lý y tế của nước này nhấn mạnh rằng hiện tại chưa có mối liên hệ nào được xác định giữa các tác dụng phụ bị cáo buộc và việc sử dụng vắc-xin.
Trước đó, hôm thứ Hai, Áo đã ngừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca trong khi điều tra một trường hợp tử vong do rối loạn đông máu và bệnh do thuyên tắc phổi.
Estonia, Lithuania, Luxembourg và Latvia cũng đã ngừng tiêm vắc-xin AstraZeneca trong khi cuộc điều tra vẫn tiếp tục.
Báo cáo điều tra sơ bộ của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết có 30 người bị máu đông trong số 5 triệu người được tiêm vắc-xin AstraZeneca ở châu Âu.
Tại Việt Nam, hiện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế Việt Nam) đang yêu cầu điều tra, làm rõ nguyên nhân 12 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc-xin AstraZeneca.
Xuân Lan (t/h)
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…