Mới đây, Viện Nghiên cứu Chiến lược Học viện Quân sự (IRSEM) thuộc Bộ Quốc phòng Pháp, đã công bố báo cáo phân tích về “Hành động có ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Báo cáo chỉ ra, về phương diện thâm nhập văn hóa, ĐCSTQ một mặt xuất khẩu các sản phẩm phim điện ảnh, truyền hình, để đạt được mục đích tuyên truyền và phát tán thông tin giả; một mặt dùng lợi ích để đe dọa, ảnh hưởng, kiểm duyệt các tác phẩm văn hóa nghệ thuật của nước ngoài.
Mời xem các bài trước:
Báo cáo chỉ ra, từ năm 2006 đến nay, 3 lần “kế hoạch 5 năm” của ĐCSTQ lần lượt đưa ra cái gọi là chiến lược phát triển văn hóa Trung Quốc, mục đích là để tăng cường sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm tuyên truyền văn hóa. Các sản phẩm văn hóa ví dụ như phim điện ảnh và phim truyền hình, v.v, nếu tiếp cận được thị trường bên ngoài Trung Quốc thì chính là một công cụ mê hoặc rất mạnh mẽ.
Năm 2017, Bộ Thương mại Trung Quốc công bố tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm văn hóa của nước này là 90 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của các sản phẩm điện ảnh và truyền hình đã vượt quá 400 triệu USD. Tờ China Daily cho biết trong cùng năm đó, Trung Quốc đã dịch hơn 1.600 bộ phim và tác phẩm điện ảnh truyền hình sang 36 thứ tiếng nước ngoài, bao gồm tiếng Anh, Pháp, Nga và Ả Rập, v.v, và phát sóng chúng ở khoảng 100 quốc gia.
Trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, dưới đây là 5 cơ quan, tổ chức đã phát huy tác dụng quan trọng.
Tổng công ty Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CITVC) được thành lập năm 1984, là công ty con của Tập đoàn Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG). CITVC đã thiết lập quan hệ hợp tác với các kênh nước ngoài, tập trung vào phát sóng và quảng bá phim truyền hình Trung Quốc.
Trung tâm Giao dịch Chương trình Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (CHNPEC) là một trong những tổ chức chính chuyên tiếp thị và quảng bá phim truyền hình và điện ảnh Trung Quốc trên toàn thế giới. Trung tâm này trực thuộc Tập đoàn Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc và Tổng công ty Truyền hình Quốc tế Trung Quốc.
Triển lãm Chương trình Phim và Truyền hình Quốc tế Trung Quốc thường niên (CIFTPE) do Tổng cục Quản lý quốc gia về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình của Trung Quốc và Tập đoàn Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (CMG) đồng tổ chức, nhằm giới thiệu những thành tựu xuất khẩu và tiến triển hợp tác quốc tế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Đến nay nó đã được tổ chức 16 lần.
Hiệp hội Hợp tác Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu Văn hóa, Điện ảnh và Truyền hình (FTIEA) được thành lập năm 2017 với sự hỗ trợ của Văn phòng báo chí Quốc vụ viện và Tổng cục Phát thanh Truyền hình, hiện có hơn 50 thành viên. Theo tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin năm 2017, các thành viên hợp tác này cam kết sản xuất các tác phẩm điện ảnh và truyền hình “thể hiện các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”, và phải tích cực tham gia các hoạt động như liên hoan phim và triển lãm quốc tế, và “bố trí lâu dài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu văn hóa điện ảnh và truyền hình.”
Ngoài ra còn có Cộng đồng Hợp tác Quốc tế Truyền hình Con đường Tơ lụa (BRMC) được thành lập vào năm 2016 nhằm phát triển tầm ảnh hưởng quốc tế của “Cộng đồng Vành đai và Con đường”. Tại buổi lễ khánh thành, ông Đổng Cương (Dong Gang), Phó Cục trưởng Cục Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc, đã đề nghị các kênh truyền thông trong và ngoài Trung Quốc có mặt tại buổi lễ “hãy là người kể câu chuyện Con đường Tơ lụa”. Theo Tân Hoa Xã đưa tin hồi năm 2017, đến thời điểm đó, thành viên và đối tác toàn cầu của tổ chức này đã lên đến 85 kênh truyền thông.
Theo báo cáo của IRSEM, ngoài các bộ phim truyền hình và điện ảnh thông thường do Trung Quốc sản xuất, họ còn xuất khẩu những bộ phim điện ảnh “lòng yêu nước” như “Điệp vụ biển đỏ” (Operation Red Sea) và “Chiến lang” nhằm cố gắng tạo ra một hình ảnh tích cực về những người lính của ĐCSTQ và tẩy não khán giả nước ngoài.
Bộ phim khoa học viễn tưởng “Địa Cầu lưu lạc” mà họ xuất khẩu, miêu tả rằng khi nhân loại đối mặt với nguy cơ diệt vong, và không thấy bóng dáng của người Mỹ đâu, người Trung Quốc đã chiến đấu, đến cuối cùng thì cứu được toàn nhân loại. Thông điệp mà bộ phim truyền tải rất mạnh mẽ và phù hợp với luận điệu của ĐCSTQ: thứ nhất, nó tuyên dương việc Trung Quốc (ĐCSTQ) quan tâm đến lợi ích của người khác; thứ hai, trên cơ sở luận điệu này, nó đề xuất phương pháp thay thế Mỹ.
Ngoài các bộ phim truyền hình và điện ảnh, ĐCSTQ cũng tăng cường ảnh hưởng văn hóa thông qua các trò chơi điện tử. Trong những năm gần đây, các công ty trò chơi điện tử của Trung Quốc đã khởi động chiến lược thâu tóm một số lượng lớn các công ty nước ngoài.
Ví dụ, Tencent đã mua lại 40% cổ phần của công ty Epic Games của Mỹ (phát triển các trò chơi như Fortnite) vào năm 2012; nắm được 100% cổ phần của công ty Riot Games của Mỹ (phát triển các trò chơi như Liên Minh Huyền Thoại) vào năm 2015; mua lại 84,3% cổ phần của công ty Phần Lan Supercell (phát triển các trò chơi như Clash of Clans) vào năm 2016; mua lại 80% cổ phần của công ty New Zealand Grinding Gear Games (gọi tắt là GGG, phát triển các trò chơi như Path of Exile) năm 2018.
Theo báo cáo của IRSEM, sự thâm nhập thị trường game của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường sức ảnh hưởng cùng năng lực kiểm soát ngôn luận chống cộng và vi phạm lập trường của ĐCSTQ, đồng thời biến thị trường thành một công cụ mạnh mẽ để lan truyền tin tức sai sự thật.
Trong khi xuất khẩu tuyên truyền, ĐCSTQ cũng vươn cánh tay kiểm duyệt dài ra nước ngoài, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và cản trở các hoạt động biểu diễn văn hóa không đồng điệu với họ.
Ví dụ, năm 2017, Đại sứ quán Trung Quốc đã gây áp lực lên Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch để ngăn cản Đoàn Nghệ thuật Shen Yun liên quan đến Pháp Luân Công biểu diễn trong nhà hát. Báo cáo của IRSEM cho biết, đôi khi, áp lực của ĐCSTQ lan rộng trong vòng tròn đối tác kinh doanh của Trung Quốc, đến nỗi ĐCSTQ không cần phải tự mình động thủ, thì các doanh nghiệp liên quan tại địa phương đã làm thay họ.
Vào năm 2018, Nhà hát Hoàng gia (Royal Court Theatre) ở London đã từ chối tổ chức một buổi biểu diễn phản ánh về Tây Tạng. Họ không bị áp lực bởi ĐCSTQ, nhưng nhận được đề nghị của Hội đồng Văn hóa Anh (British Council) rằng nếu họ biểu diễn, họ sẽ làm tổn hại đến hoạt động của Nhà hát Hoàng gia ở Trung Quốc.
Ngoài ra, trong những lĩnh vực môi giới phổ biến tác phẩm, chẳng hạn như ảnh đăng trên các trang web hoặc mạng xã hội, Bắc Kinh thường gây áp lực buộc những người phổ biến phải xóa nội dung đã đăng.
Patrick Wack, tác giả và nhiếp ảnh gia của Tuyển tập ảnh Tân Cương (Dust, André Frère Éditions, 2021), đã có nhận thức sâu sắc về điều này. Ban đầu, công ty Kodak yêu cầu anh đăng hơn chục tác phẩm lên tài khoản Instagram của công ty. Sau khi được phát hành, bức ảnh cùng với chú thích được tác giả đính kèm đã phơi bày cuộc đàn áp của ĐCSTQ ở Tân Cương.
Sau đó, Kodak bất ngờ rút lại nội dung và giải thích rằng “Quan điểm do Wack thể hiện không đại diện cho quan điểm của Kodak, cũng không được Kodak xác nhận. Kodak xin lỗi vì mọi sự hiểu lầm hoặc xúc phạm có thể gây ra bởi bài đăng.”
Wack nói, “Tôi nghĩ rằng họ đã bị quấy rối bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, và tầng quản lý của công ty lo sợ.” Báo cáo nói rằng thông điệp xin lỗi của Kodak thực sự rất giống với thông điệp của nhiều công ty đã luồn cúi, khuất phục trước chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ.
Đối với các sản phẩm văn hóa ở nước ngoài muốn vào Trung Quốc, báo cáo của IRSEM nêu rõ rằng ĐCSTQ đã chặn các nội dung được cho là có tính chất đe dọa đối với họ, bao gồm các chủ đề: Pháp Luân Công, Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương và các nhóm phong trào dân chủ ở nước ngoài, v.v. Phương pháp ngăn chặn đơn giản nhất là xóa những bức ảnh, câu chuyện hoặc lời thoại được ĐCSTQ chỉ định trong các tác phẩm như một điều kiện tiên quyết để nó có thể được phép vào thị trường Trung Quốc.
Lấy Hollywood làm ví dụ, tổ chức phi chính phủ PEN America đã phát hành một báo cáo vào tháng 8/2020, tiết lộ rằng “nhiều công ty điện ảnh Mỹ đã có những thỏa hiệp khó khăn và đáng lo ngại về quyền tự do ngôn luận để tiếp cận khán giả Trung Quốc”, “Trong một số trường hợp, thậm chí còn trực tiếp mời nhân viên kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc đến hiện trường quay phim của họ.” Và một số nội dung chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ không chỉ dành cho khán giả Trung Quốc, mà còn cả khán giả quốc tế.
Trong những năm gần đây, đầu tư của Trung Quốc vào các bộ phim Hollywood đã tăng lên đáng kể: Trong số 100 bộ phim có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, Trung Quốc đã đầu tư vào 12 bộ phim trong số đó trong 17 năm, từ năm 1997 – 2013; và chỉ trong 5 năm từ năm 2014 – 2018, Trung Quốc đã đầu tư 41 bộ phim.
Báo cáo của IRSEM cho biết: “Hành động tấn công này hiển nhiên dễ thấy, những đầu tư của Trung Quốc này khiến chính quyền Bắc Kinh có sức mạnh kiểm soát tương đối lớn đối với công ty điện ảnh Mỹ thu được lợi ích.”
Ban đầu, khi cố gắng kiểm soát các bộ phim nước ngoài, ĐCSTQ đã sử dụng “danh sách đen” để đe dọa và gây ảnh hưởng đến các nhà làm phim nước ngoài.
Bước ngoặt này xuất hiện vào năm 1997. Vào thời điểm đó, bộ phim “Kundun” (Sự hiện diện / Cuộc đời của Đạt Lai Lạt Ma) nói về thời trẻ của Đạt Lai Lạt Ma, “Seven Years in Tibet” (Bảy năm ở Tây Tạng) nói về cuộc xâm lược của ĐCSTQ vào Tây Tạng, và “Red Corner” (Góc Đỏ) nói về một luật sư người Mỹ bị Trung Quốc kết tội nhầm là kẻ giết người, lần lượt ra được mắt.
Bắc Kinh không những không cho phép công chiếu ở Trung Quốc mà còn đưa tên đạo diễn và diễn viên chính của phim vào danh sách đen, đồng thời cấm các công ty sản xuất liên quan không được đến Trung Quốc làm việc trong 5 năm. Dù quy mô thị trường Trung Quốc lúc đó không lớn, nhưng Hollywood ngay lập tức “hiểu ý”.
Michael Eisner từng sản xuất “Cuộc đời của Đạt Lai Lạt Ma” và cũng là cựu Giám đốc điều hành của Disney (1984 – 2005). Vào tháng 10/1998, ông đã gặp Thủ tướng ĐCSTQ khi đó là ông Chu Dung Cơ tại Bắc Kinh, đã xin lỗi và hứa rằng điều này sẽ không xảy ra nữa. Kể từ đó, các công ty điện ảnh Mỹ đã dần dần thỏa hiệp với các yêu cầu của ĐCSTQ.
Theo báo cáo, các nhà sản xuất, đạo diễn hoặc diễn viên trong danh sách đen đã bị phân loại và trừng phạt ở các mức độ khác nhau. Họ hoặc chỉ bị cảnh cáo, bị từ chối thị thực một hoặc nhiều lần, hoặc bị chặn trong nhiều thập kỷ.
Ví dụ, nam diễn viên Brad Pitt đã chọc giận ĐCSTQ vì vai diễn của mình trong bộ phim “Bảy năm ở Tây Tạng” và không được phép nhập cảnh vào Trung Quốc cho đến năm 2014. Đạo diễn của bộ phim, ông Jean-Jacques Annaud, đã được yêu cầu làm một bộ phim hợp tác Pháp – Trung vào năm 2009.
Vì sao ông Jean-Jacques Annaud được dỡ bỏ lệnh cấm sớm hơn? Năm 2009, ông đăng một bức thư ngỏ bằng tiếng Trung trên Weibo, bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc” về tác động tiêu cực của bộ phim “Bảy năm ở Tây Tạng” đối với Trung Quốc và tuyên bố rằng ông “chưa bao giờ ủng hộ Tây Tạng độc lập”, v.v. Weibo này sau đó đã bị xóa.
Theo báo cáo, sau khi “nhận tội trước công chúng”, ông Jean-Jacques Annaud đã đồng sản xuất bộ phim “Wolf Totem” (ra mắt năm 2015) với một công ty Trung Quốc, đồng thời ký “thỏa thuận hợp tác chiến lược 3 năm 2 bộ phim trong tương lai với Trung Quốc”, và trở thành thành viên của Ủy ban Chiến lực Quỹ Pháp – Trung.
Theo Cao Tĩnh, Epoch Times
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…