Báo cáo của Pháp: ĐCSTQ “đàn áp xuyên quốc gia” người Hoa ở nước ngoài
- Cao Tĩnh
- •
Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM) thuộc Bộ Quốc phòng Pháp mới đây đã công bố báo cáo “Hành động có ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ)” dài 646 trang, do hơn 50 chuyên gia điều tra và nghiên cứu trong 2 năm, được hoàn thành vào ngày 20/9. Báo cáo vạch trần các cách thức Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “đàn áp xuyên quốc gia” người Hoa ở nước ngoài, nhằm khống chế các hành động của họ được cho là đe dọa đến chế độ và lợi dụng họ để bảo vệ lợi ích chính trị của ĐCSTQ. Mục tiêu cuối cùng của các biện pháp khác nhau của ĐCSTQ là “trấn áp xuyên quốc gia” những người Hoa chống Cộng ở nước ngoài.
Mời xem các bài trước:
- Báo cáo của Pháp: “Quỹ giao lưu Trung – Mỹ” hoạt động tích cực cho ĐCSTQ
- Báo cáo của Pháp: Nội tình chuyện Đại sứ TQ tại Thụy Điển bị yêu cầu trục xuất
- Pháp: Báo cáo tiết lộ cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công
- Báo cáo của Pháp: ĐCSTQ can thiệp vào Canada, tạo ra “ngoại giao con tin”
- Báo cáo của Pháp: Cách ĐCSTQ thao túng truyền thông Tiếng Trung tại hải ngoại
- Báo cáo của Pháp tiết lộ ĐCSTQ lợi dụng Huawei để thu thập dữ liệu toàn cầu
- Báo cáo của Pháp tiết lộ bộ mặt chân thực của các Viện Khổng Tử
ĐCSTQ kiểm soát người Hoa ở nước ngoài khỏi những lời chỉ trích Đảng
Trong những năm gần đây, ĐCSTQ liên tục thu thập thông tin về người Hoa ở nước ngoài, không chỉ để theo dõi họ mà còn dùng họ làm con tin để đe dọa đồng thời lợi dụng họ để thu thập thông tin tình báo và duy trì sự cai trị chuyên quyền của ĐCSTQ.
Báo cáo của IRSEM cho biết, theo các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, có khoảng 40 đến 60 triệu Hoa kiều trên thế giới. Con số này khác biệt đáng kể so với số liệu gần 10 triệu người Hoa kiều của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Hai định nghĩa được đưa ra là khác nhau: Hoa Kỳ tính những người có quốc tịch Trung Quốc trong khi Bắc Kinh bao gồm tất cả con cháu của người gốc Hoa.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, từ năm 1990 đến năm 2017, tổng số người Hoa ở nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi. Họ có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới và hơn 80% trong số họ đã có quốc tịch địa phương.
Báo cáo đề cập rằng hầu hết những người Hoa sống ở các quốc gia tự do hơn Trung Quốc có thể tiếp cận với rất nhiều tin tức không bị ĐCSTQ kiểm duyệt. Hơn nữa, họ còn có thể thường xuyên tiếp xúc với những quan điểm chỉ trích Đảng, thậm chí còn tiếp xúc với một số nhóm có chung thái độ đối lập với Đảng, bao gồm cái mà ĐCSTQ gọi là “ngũ độc” cũng như có thể tiếp xúc với tin tức của một số chính phủ nước ngoài.
Đối với ĐCSTQ mà nói, những điều này cũng không dễ kiểm soát, việc những người Hoa ở nước ngoài thường tiếp xúc với tin tức tiêu cực về Đảng và có thể trở về nước hoặc chuyển tin tức về cho người thân của họ ở Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng. Do vậy, họ liền nghiễm nhiên trở thành đối tượng ưu tiên của chính sách tuyên truyền bên ngoài của ĐCSTQ, với hai mục tiêu: một là kiểm soát những người này và ngăn họ trở thành mối đe dọa đối với chế độ của mình; hai là huy động nhóm người này và lợi dụng họ để bảo vệ lợi ích của chính ĐCSTQ.
Theo báo cáo, người Hoa ở nước ngoài bao gồm: thứ nhất là Hoa kiều, tức là những công dân Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông, Macao và Đài Loan) thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài; thứ hai là những người Hoa có quốc tịch nước ngoài đã từ bỏ quốc tịch Trung Quốc; thứ ba là con cháu của người Hoa sinh ra ở nước ngoài. Đối với ĐCSTQ mà nói thì cho dù họ ở địa vị nào, họ đều là “những người con của Tổ quốc.”
Ban đầu ĐCSTQ phân biệt họ, đặc biệt là Hoa kiều và người Hoa, nhưng sau khi lãnh đạo ĐCSTQ cao tầng quyết định thành lập một “Đại gia đình Trung Quốc” cho phép “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”, ranh giới đã trở nên mờ nhạt.
Theo báo cáo, mục tiêu của ĐCSTQ là kết hợp các nhóm người Trung Quốc đa dạng bằng cách xóa mờ ranh giới giữa công dân Trung Quốc và người Hoa ở nước ngoài, đồng thời thiết lập và nuôi dưỡng cảm tình “đồng chúc nhất quốc” (thuộc về cùng một quốc gia), bao gồm cả quan điểm của họ về Trung Quốc (ĐCSTQ).
Đặc biệt, trong số những “người Trung Quốc” được chế độ Bắc Kinh xác định, hầu hết họ đã thoát khỏi thể chế sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn, hoặc đến từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, hoặc đã nhập cư từ nhiều thế hệ trước và một số thậm chí là những người không liên quan gì đến Trung Quốc, tiếng Trung, văn hóa Trung Quốc hoặc truyền thống.
ĐCSTQ “đàn áp xuyên quốc gia” những người “có huyết thống Trung Quốc” ở nước ngoài
Mục tiêu của ĐCSTQ là cưỡng ép người Trung Quốc ở một số quốc gia thành lập các “Hội nhóm người Trung Quốc” và nâng cao nhận thức thân Cộng cho họ. Theo cách này, ĐCSTQ sẽ đối xử với các hội nhóm người Trung Quốc ở các quốc gia khác nhau theo những cách khác nhau.
Báo cáo đưa ra một ví dụ, một người Mỹ gốc Hoa từng phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ đã đề cập rằng trong bữa ăn tối với phái đoàn ĐCSTQ, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc và một tướng lĩnh quân đội cấp cao đã nâng cốc chúc mừng anh ta và nói: “Hãy nhớ rằng, máu còn đặc hơn nước. Chảy trong bạn là dòng máu Trung Quốc, nhất định phải hiểu rằng dù bạn phục vụ ở nước nào thì trước hết bạn là người Trung Quốc.” Sự việc này cho thấy những người có nhiều khả năng bị ĐCSTQ coi là mục tiêu của Mặt trận Thống nhất, dù là thông qua đe dọa hay xúi giục, đều là những người bị Trung Quốc (ĐCSTQ) coi là có “huyết thống Trung Quốc”.
Báo cáo cho rằng quan điểm dựa trên “huyết thống” để nhắm vào người Hoa ở nước ngoài là một biểu hiện của chính sách đối ngoại của Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa trên “chủ nghĩa chủng tộc”. Điều này cũng tương tự như việc hợp nhất Văn phòng Hoa kiều của Quốc vụ viện vào Ban Công tác Mặt trận Thống nhất vào năm 2018, hay như Hội nghị Đối thoại Văn minh Châu Á tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 5/2019.
Bản báo cáo trực tiếp chỉ ra rằng mục tiêu đầu tiên của ĐCSTQ là không cho phép những người Hoa ở nước ngoài này, bao gồm cả những người có tư tưởng chính trị bất đồng, những người đã trốn chạy khỏi Trung Quốc, hoặc những người lớn lên trong môi trường tự do, những người bất mãn với chế độ ĐCSTQ, đặt ra mối đe dọa cho Đảng. Mục tiêu chính của nó là các dân tộc thiểu số hoặc các nhóm tín ngưỡng như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ từ Nội Mông và các học viên Pháp Luân Công; cũng bao gồm các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Đài Loan (đặc biệt là người Hồng Kông đã tham gia các sự kiện năm 2019), người bảo vệ nhân quyền, nhà báo nhân quyền và cựu quan chức bị truy nã vì “tham nhũng”.
“Cuộc đàn áp xuyên quốc gia” nhằm vào những nhóm những người này do chế độ ĐCSTQ phát động bị các tổ chức nhân quyền mô tả là “được lên kế hoạch tỉ mỉ nhất, rộng nhất và toàn diện nhất trên thế giới”. Về hành động cụ thể, họ sẽ giám sát các nhóm và cá nhân này, bất kể quốc tịch của họ là gì, bởi vì đảng – nhà nước là lấy “huyết thống” để ra quyết định.
ĐCSTQ đã sử dụng số liệu thống kê, xâm nhập, trường kỳ gây áp lực, uy hiếp, đe dọa, quấy rối, cưỡng ép và thậm chí động thủ trực tiếp đối với họ (theo thống kê của Freedom House, có ít nhất 214 vụ việc từ năm 2014 đến năm 2020), thậm chí còn ép buộc chính quyền địa phương phải bắt giữ và dẫn độ (ở Ấn Độ, Thái Lan, Serbia, Malaysia, Ai Cập, Kazakhstan, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Nepal).
ĐCSTQ cố tình nhầm lẫn khái niệm “Trung Quốc – ĐCSTQ”
Trong quá trình hiện thực hóa tham vọng toàn cầu của mình, ĐCSTQ không có ranh giới về mặt đạo đức nào cả, không chừa thủ đoạn.
ĐCSTQ đang cố gắng biến tình cảm của người Hoa ở nước ngoài đối với “mẫu quốc” thành sự cảm thông và công nhận hệ tư tưởng của Đảng. Để đạt được mục tiêu này, ĐCSTQ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhóm chủ chốt để lấy lòng người Hoa ở nước ngoài. ĐCSTQ thường nói về “lòng yêu nước và tình hữu nghị” đồng thời cố tình nhầm lẫn khái niệm “Trung Quốc và ĐCSTQ” để lừa gạt Hoa kiều ủng hộ chế độ ĐCSTQ.
Thời báo Epoch Times cho biết, kể từ năm 2018, ĐCSTQ đã tiến hành các cuộc điều tra chuyên sâu về người thân của Hoa kiều ở nhiều địa phương của Đại Lục, Ninh Hạ, Sơn Đông, Hà Bắc, Nội Mông, Giang Tô, Quý Châu…. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất ở các khu vực ráo riết thu thập thông tin cá nhân của người Hoa ở nước ngoài, lưu học sinh, thân nhân của Hoa Kiều…và thân nhân của họ ở Trung Quốc, đồng thời thiết lập cơ sở dữ liệu về Hoa kiều.
Trong những năm gần đây, nhiều báo cáo nghiên cứu cũng đã chỉ ra các cách thức mà ĐCSTQ sử dụng để kiểm soát Hoa kiều .
Vào tháng 11/2018, báo cáo “Ảnh hưởng của Trung Quốc và lợi ích của Mỹ, nâng cao cảnh giác mang tính xây dựng” đã được viết bởi 32 học giả và chuyên gia từ 7 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ. Báo cáo chỉ ra rằng chính sách mềm và áp lực cao của chính quyền Cộng sản Trung Quốc cũng như dưới ảnh hưởng của văn hóa truyền thống “không bao giờ quên tổ tiên”, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành chìa khóa để chính quyền ĐCSTQ kiểm soát người Hoa ở nước ngoài. Chính quyền này coi người Mỹ gốc Hoa là “người Hoa” và nên kế thừa văn hóa Trung Quốc cũng như trung thành với “đất mẹ”.
Vào tháng 2/2019, báo cáo của Viện Hoover cho biết trong số những người Mỹ gốc Hoa, ĐCSTQ từ lâu đã liên tục cử người đến Hoa Kỳ để gây áp lực với những người phê bình ĐCSTQ hoặc ủng hộ người thân ở Đài Loan, gây ảnh hưởng đến lập trường của người Trung Quốc tại Hoa Kỳ, thậm chí khiến họ im lặng và không thảo luận những vấn đề bất lợi cho ĐCSTQ.
Theo báo cáo, hướng dẫn của ĐCSTQ về việc thực hiện chiến lược này là thông qua các tổ chức như Văn phòng các vấn đề Hoa kiều và Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Hầu hết tất cả các cơ sở này đều thành lập các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài với các bảng hiệu đối ngoại như Hiệp hội thúc đẩy thống nhất hòa bình Trung Quốc, Hiệp hội giao lưu hải ngoại Trung Quốc, Hiệp hội hữu nghị hải ngoại Trung Quốc, v.v.
Báo cáo nêu rõ rằng các cơ quan Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài của ĐCSTQ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Hoa kiều địa phương, không ngừng phát triển các tổ chức và thuyết phục họ rằng ĐCSTQ là thực thể chính trị duy nhất đại diện cho Trung Quốc.
Ông Ngô Duệ Thành (Wu Ruicheng), giám đốc Văn phòng các vấn đề Hoa kiều Quảng Đông, đã đăng trên Mạng lưới Hoa kiều Quảng Đông vào năm 2010 rằng các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài, các trường học tiếng Trung và các tổ chức người Hoa do ĐCSTQ hỗ trợ là “tam bảo” (ba báu vật) của công tác “Mặt trận Thống nhất” ở nước ngoài.
Khi vợ chồng bà Yi, những người đang kinh doanh ở Bắc Mỹ, trở về Đại Lục thăm họ hàng cách đây vài năm, họ đã bị Cục An ninh Quốc gia địa phương bắt cóc và giam giữ tại một khách sạn trong vài giờ dưới danh nghĩa “mời uống trà”. Bà Yi nói với tờ Epoch Times rằng vào thời điểm đó, an ninh quốc gia đã ép buộc bà thu thập thông tin tình báo về các nhà dân chủ hoặc những người chống Cộng trong cộng đồng người Hoa tại địa phương. Họ nói với bà Yi rằng tình hình của gia đình bà ở nước ngoài do chính phủ kiểm soát và Hội đồng An ninh Quốc gia thường “thăm hỏi” thân nhân của bà ở Đại Lục.
Theo Cao Tĩnh/ Epoch Times
Mời xem các bài trước:
Từ khóa Hoa kiều Mặt trận thống nhất Trung Quốc đàn áp người dân Người Hoa ở nước ngoài Dòng sự kiện IRSEM