Một cửa hàng trưng bày showroom của hãng xe BYD, trong một trung tâm mua sắm shoping mall tại Thẩm Quyến. (nguồn Wikipedia)
Giới chức về lao động của Brazil nói hôm Thứ Năm rằng những công nhân người Hoa đang làm việc tại một địa điểm xây dựng tại Brazil, dành cho một nhà máy xe điện BYD thuộc Trung Quốc sở hữu, là nạn nhân của nạn buôn người. Tuyên bố này đổ thêm dầu vào lửa cho những lưu truyền ngày càng gia tăng về BYD tại thị trường ở hải ngoại này của tổ hợp nhà máy Bahia, theo báo cáo của Reuters hôm Thứ Sáu. Cả BYD và hãng hợp đồng lao động đều bác bỏ cáo buộc này, và cáo buộc lại rằng lại đó là do “các thế lực nước ngoài” đang bôi nhọ thương hiệu của Trung Quốc.
Hãng xe điện BYD do Trung Quốc sở hữu, có hợp đồng nhân sự với Tập đoàn Quốc tế Cẩm Giang, đồng ý hỗ trợ và chu cấp nơi ở cho 163 công nhân tại các khách sạn cho tới khi hết hạn hợp đồng, theo bản tuyên bố của Văn phòng Công tố Lao động Brazil được đưa ra sau khi gặp mặt đại diện các bên, Reuters báo cáo.
Tuyên bố ngắn gọn đã không cung cấp chi tiết về cơ sở khiến các công tố viên đưa ra kết luận về nạn buôn người nói trên.
BYD và Tập đoàn Cẩm Giang đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters vào Thứ Sáu.
Tập đoàn Cẩm Giang bác bỏ đánh giá của chính quyền Brazil hôm Thứ Hai rằng các công nhân tại công trường đang hoạt động trong “điều kiện giống như nô lệ.”
Tập đoàn Cẩm Giang cho biết, trong một bài đăng trên mạng xã hội do người phát ngôn của BYD đăng lại, rằng việc miêu tả các công nhân là “nô lệ” là không chính xác và có những hiểu lầm trong bản dịch.
Ban đầu, phía BYD nói họ đã chấm dứt quan hệ với Tập đoàn Cẩm Giang. Nhưng sau đó một giám đốc điều hành của BYD cáo buộc “các thế lực nước ngoài” và một số phương tiện truyền thông Trung Quốc “cố tình bôi nhọ các thương hiệu Trung Quốc và đất nước, đồng thời làm suy yếu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Brazil.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Sáu cho hay họ đã duy trì liên lạc với phía Brazil để xác minh tình hình, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của người lao động và yêu cầu các công ty Trung Quốc hoạt động tuân thủ luật pháp.
Theo các công tố viên Brazil, họ sẽ gặp lại các công ty vào ngày 7/1 và đề xuất một thỏa thuận.
BYD đang xây dựng nhà máy này để sản xuất 150.000 ô tô ban đầu như một phần trong kế hoạch bắt đầu sản xuất tại Brazil vào đầu năm tới. Gần 1/5 số xe BYD bán ra bên ngoài Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2024 là ở Brazil.
Nhà máy đã trở thành biểu tượng cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Brazil và là một ví dụ về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước. Để kiến lập tổ hợp nhà máy Bahia này, BYD đã đầu tư 620 triệu USD.
Các báo cáo về những bất thường ở Bahia có thể là điểm khúc mắc lớn trong quan hệ song phương.
Brazil từ lâu đã tìm kiếm thêm đầu tư của Trung Quốc. Nhưng mô hình đưa công nhân Trung Quốc đến các quốc gia nơi họ đầu tư của Trung Quốc đặt ra thách thức đối với việc tạo việc làm tại địa phương. Mà thúc đẩy việc làm cho dân địa phương cũng là một ưu tiên của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.
Cuộc điều tra cũng gây ra sự chú ý không mong muốn đối với BYD khi hãng này đang tìm cách mở rộng ra toàn cầu sau khi giành được quyền thống trị ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nơi hãng này hiện chiếm hơn 1/3 thị trường xe điện và plug-in hybrid.
BYD, đang trên đà sắp vượt qua Ford và Honda trên toàn cầu trong năm nay, đã mở rộng đáng kể cả trong và ngoài nước, tăng cường năng lực và thực hiện một đợt tuyển dụng lớn. Công ty có gần 1 triệu nhân viên tính đến tháng 9.
Mặc dù vẫn kiếm được hơn 90% doanh số bán hàng tại Trung Quốc, BYD đã xây dựng các nhà máy sản xuất xe chở khách ở Hungary, Mexico, Thái Lan, Uzbekistan, và Brazil để phục vụ các thị trường nước ngoài rất lớn của mình và tăng cường đầu tư vào tiếp thị ở nước ngoài.
Tập đoàn Cẩm Giang cũng xây dựng cho BYD ở Trung Quốc, theo thông tin các công ty Trung Quốc Tianyancha.
Vụ việc đã gây ra phản ứng dữ dội hiếm hoi trên mạng xã hội Trung Quốc chống lại BYD, mở ra một cuộc thảo luận về quyền của người lao động, trong đó một số người dùng Internet cho rằng điều kiện sống của công nhân ở Brazil giống như điều kiện sống trên các công trường xây dựng ở Trung Quốc.
Các công tố viên Brazil đã công bố video về khu sinh hoạt của công nhân cho thấy giường tầng không có nệm. Họ cho biết các công nhân đã làm việc nhiều giờ quá mức, đôi khi bảy ngày một tuần, trong điều kiện mà chính quyền gọi là suy thoái.
Ở Brazil, “các điều kiện giống như nô lệ” bao gồm lao động cưỡng bức, và cũng có điều kiện làm việc xuống cấp, thời gian làm việc kéo dài gây nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động, nợ nần và bất kỳ công việc nào vi phạm phẩm giá con người.
Nhà bình luận nổi tiếng Trung Quốc Hồ Tích Tiến, cựu biên tập viên tờ lá cải Hoàn cầu Thời Báo Global Times của Đảng Cộng sản, lặp lại lời của Tập đoàn Cẩm Giang khi nói rằng có thể có sự hiểu lầm, nhưng cũng có bình luận rằng các công ty xây dựng Trung Quốc nên cải thiện điều kiện sống cho nhân viên của họ.
Đối với BYD, vụ việc cho thấy hãng có khả năng gặp phải nhiều tranh cãi hơn trong tương lai khi hãng này nổi lên như thương hiệu xe điện mạnh nhất Trung Quốc, Hồ Tích Tiến nhận định, “Điều duy nhất BYD có thể làm là nâng cao các yêu cầu của riêng mình và phù hợp với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của mình theo mọi hướng. Điều này không dễ dàng, nhưng BYD sẽ có thể làm được.”
Nhật Tân
Tổng thống Mỹ Donald Trump, phó tổng thống JD Vance và tỷ phú Elon Musk…
TikTok sắp đối mặt với khoản phạt vi phạm quyền riêng tư hơn 500 triệu…
Hiện bậc tiểu học đã bắt buộc dạy 2 buổi/ngày, THCS và THPT hướng tới…
Bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar…
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (ngày 2/4) tuyên bố áp thuế quan…