Chịu nhiều sức ép, lãnh đạo Google giải thích về “vấn đề Trung Quốc”

Vào đầu tháng Tám, giới truyền thông đồng loạt đưa tin Google Trung Quốc sẽ ra mắt phiên bản công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt mang tên “chuồn chuồn” (Dragonfly), thông tin dấy lên chú ý rộng rãi. Gần đây, một số cơ quan truyền thông đưa tin rằng hơn 1.400 nhân viên của Google gửi thư chung cho ban giám đốc công ty với nội dung cho rằng việc hãng này tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “là vấn đề đạo đức bức thiết”, đồng thời chỉ trích ban lãnh đạo Google vi phạm Quyền được biết tình hình nội bộ của nhân viên.

Nhiều người phản đối việc Google chấp nhận kiểm duyệt thông tin để được quay trở lại thị trường Trung Quốc (Ảnh từ Twitter)

Nội dung lá thư chung của khoảng 1.400 nhân viên Google

Theo VOA Mỹ, vào thứ Năm (ngày 16/8), tờ New York Times cho biết họ đã nhận được một lá thư chung của khoảng 1.400 nhân viên lưu hành trong nội bộ Google. Nội dung lá thư bày tỏ bất bình trước việc ban lãnh đạo công ty bí mật hợp tác với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc trong vấn đề xây dựng công cụ tìm kiếm bị kiểm duyệt, qua đó yêu cầu công ty nâng cao tính minh bạch để họ hiểu được hậu quả đạo đức trong công việc của họ đang làm.

Các nhân viên cho rằng, dự án này của Google với sự sẵn sàng để tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc rõ ràng “gây ra các vấn đề đạo đức bức thiết”. Việc những năm gần đây giới lãnh đạo Google thiếu minh bạch đối với các dự án gây tranh cãi về tiêu chí đạo đức đã gây ra những lo ngại.

Theo tờ New York Times, giới lãnh đạo Google từ chối bình luận về bức thư này. Họ đã cho biết hiện nay họ chưa thể bàn luận gì về “chuồn chuồn” hoặc “phỏng đoán về kế hoạch tương lai”.

Chính khách Mỹ đã yêu cầu Google giải thích

Những năm gần đây Google rất chú ý đến quay trở lại thị trường Trung Quốc. Năm ngoái, Google đã công bố kế hoạch thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc. Ngoài ra, Google còn đưa ứng dụng quản lý tài liệu và dịch thuật vào thị trường Trung Quốc. Theo thông tin, Google hiện có hơn 700 nhân viên ở Trung Quốc.

Gần đây, cơ quan ngôn luận hàng đầu của nhà nước Trung Quốc là tờ Nhân dân Nhật báo đã công bố một bài viết với nội dung chào mừng Google tìm kiếm dữ liệu quay trở lại Trung Quốc, nhưng tiền đề của sự trở lại là Google tuân thủ luật pháp của ĐCSTQ. Cho dù so với tám năm trước, kiểm duyệt của ĐCSTQ đối với quyền được tiếp cận thông tin của người dân Trung Quốc ngày càng thắt chặt hơn, điều này khiến Google rơi vào tình thế khó khăn để chứng minh tính hợp lý trong vấn đề quay lại Trung Quốc.

>>Truyền thông Trung Quốc “bật đèn xanh” hoan nghênh Google trở lại Đại lục

Thông tin Google lên kế hoạch để giúp nhà cầm quyền Trung Quốc xây dựng công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt nội dung cũng thu hút sự chú ý của các quan chức cấp cao của Mỹ, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi cực lực phản đối ĐCSTQ buộc các công ty Mỹ phải kiểm duyệt nội dung trực tuyến như là điều kiện để được tiếp cận thị trường Trung Quốc”.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đã cùng hai nghị sĩ khác gửi một bức thư chung cho giám đốc điều hành Google yêu cầu giải thích rõ ràng vụ việc.

Sundar Pichai: Kế hoạch hiện chỉ đang trong giai đoạn thăm dò

Đối mặt trước những áp lực bên ngoài và chất vấn của nhân viên công ty, vào hôm thứ Năm vừa qua Google đã tổ chức một cuộc họp nhân viên để thảo luận về vấn đề này. Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google cho biết kế hoạch hiện vẫn chỉ đang trong giai đoạn thăm dò. “Chưa thể biết rõ kế hoạch này có được thực hiện hay không”.

Trong cuộc họp nhân viên, Sundar Pichai cho biết: “Sứ mệnh của chúng ta là tổ chức thông tin của thế giới, Trung Quốc có dân số chiếm 1/5 của thế giới. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn làm tốt sứ mệnh của mình, chúng ta phải nghiêm túc xem xét cách thức để làm sao làm được nhiều việc hơn ở Trung Quốc”.

Về tính minh bạch đối với nhân viên công ty, Pichai nói: “Trong nhiều trường hợp khi mà mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn thăm dò, khi ban điều hành vẫn còn đang thảo luận, sự minh bạch hoàn toàn có thể gây ra nhiều vấn đề.”

Sergey Brin, người đồng sáng lập Google và hiện là lãnh đạo cao nhất của công ty mẹ của Google, cho biết tại cuộc họp rằng Google sẽ không thỏa hiệp về các nguyên tắc riêng của công ty.

Trong năm 2010, trước động thái hacker của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm nhập tài khoản Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền, tấn công cơ sở hạ tầng của công ty cũng như chính sách kiểm duyệt thông tin chính trị của chính phủ Trung Quốc, giới chức Google đã phản đối ĐCSTQ bằng cách rút khỏi Trung Quốc

Sergey Brin, người đồng sáng lập của công ty cho biết, Google phản đối chính sách độc tài của Trung Quốc trong vấn đề kiểm duyệt, đặc biệt là đối với các phát biểu chính trị vì “không làm điều ác” là tiêu chí hành động của Google.

Huệ Anh

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

7 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

16 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

26 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

31 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago