Ngày 10/8, tờ Washington Post tại Mỹ đưa tin, vì muốn quay lại Trung Quốc Google đang xúc tiến một thỏa thuận mới với chính phủ của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), “kế hoạch chuồn chuồn” đã được đưa ra. Đây không chỉ là sai về mặt đạo đức mà về thương mại cũng rất đáng ngại.

Embed from Getty Images

Thông tin Google xây dựng “kế hoạch chuồn chuồn” để quay trở lại  Trung Quốc (Nguồn: Getty Images)

Ngày 08/8, tổ chức truyền thông Mỹ The Intercept một lần nữa phơi bày nội tình kế hoạch “chuồn chuồn” (Dragonfly) mà Google sử dụng tại website 265.com nằm ở Bắc Kinh và đang hoạt động, công cụ tìm kiếm của trang web này được định hướng đến Baidu, nhưng Google vẫn có thể truy vấn được người dùng đăng nhập. Ở phần tìm kiếm, Google xây dựng danh sách những từ vựng nhạy cảm và bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm để đảm bảo nội dung người dùng tìm kiếm tuân thủ theo yêu cầu của Bắc Kinh.

The Intercept trích dẫn nguồn tin nội bộ Google cho biết, vào năm 2017 Google bắt đầu phát triển công cụ tìm kiếm “chuồn chuồn” phù hợp với các yêu cầu của ĐCSTQ, nếu được sự chấp thuận của phía Trung Quốc thì công cụ sẽ được ra mắt trong khoảng từ 6 – 9 tháng tới. Thông tin đã gây xôn xao dư luận.

Lãnh đạo im lặng bất thường

Với kế hoạch này, Google đang phải đối mặt với những lời chỉ trích và lo lắng công khai chưa từng có. Nhiều nghị sĩ và nhân viên của Google đã yêu cầu ban lãnh đạo mà đứng đầu là giám đốc điều hành Sundar Pichai đưa ra giải thích, và cho biết rằng đây là kế hoạch mở rộng của Google vào Trung Quốc trong nhiều phương diện, trong đó có hợp tác về trí tuệ nhân tạo.

Thông tin của tờ Bưu điện Washington đã khiến nhiều người cảm thấy sốc, vì phương châm của Google là “Dont be evil” (không làm điều ác), nhưng bây giờ họ đã chuẩn bị xây dựng dữ liệu những từ tìm kiếm nhạy cảm để kiểm duyệt. Nếu Google ra mắt một công cụ tìm kiếm kiểm duyệt kiểu này sẽ trở thành kẻ giám sát khổng lồ, kiểm soát xã hội và tự do ngôn luận.

Trên Twitter, thượng nghị sĩ Rubio cho biết kế hoạch này “rất đáng lo ngại”, nó có thể giúp ĐCSTQ “trấn áp sự thật”.

Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Tom Cotton chỉ trích Google rằng, “Google tuyên bố rằng yêu mến tự do. Chúng tôi muốn Google đặt nguyên tắc của công ty và nước  Mỹ lên hàng đầu, đặt trên đồng tiền của Trung Quốc.”

Ngày 03/08, ông đã viết thư gửi Pichai và cho biết kế hoạch này là “cuộc đảo chính của chính phủ Trung Quốc”, vì bất kỳ hy vọng kinh doanh nào tại Trung Quốc mà không ảnh hưởng đến các giá trị cốt lõi của công ty là vô cùng khó. Google đặt tương lai của mình vào tay chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ khiến cho nguồn nhân lực và tài sản của họ gặp nhiều rủi ro.

Thị trường rất hấp dẫn, thực tế là rất xương xẩu

Thị trường Internet khổng lồ của Trung Quốc rất hấp dẫn, nhưng thực tế là rất xương xẩu. Chính sách quốc gia của Bắc Kinh là đánh cắp tài sản trí tuệ từ các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, sau đó chuyển giao nó cho công ty của Trung Quốc, phá hủy cạnh tranh công bằng.

Chính quyền Trump đang cố gắng ngăn chặn thủ đoạn ép buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của chính quyền Trung Quốc. Đây là lý do của cuộc chiến thương mại hiện nay. Nhưng nếu gã khổng lồ công nghệ Mỹ lại đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh thì sẽ làm suy yếu toàn bộ kế hoạch.

Tuy nhiên, các công ty công nghệ Mỹ chịu thua trước các yêu cầu của Bắc Kinh sẽ không nhận được báo đáp thiện chí. Năm nay, Apple đã đồng ý bàn giao máy chủ và dữ liệu iCloud cho chính phủ Trung Quốc. Tuần này, phiên bản ở nước ngoài của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đe dọa nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ hạ đao đối với Apple để trả thù chống lại thuế quan của chính quyền Trump.

Trong năm 2015, Qualcomm đã đồng ý trả gần 1 tỷ USD tiền phạt cho Trung Quốc và giảm tiền bản quyền đối với các nhà sản xuất Trung Quốc – một khoản lỗ rất lớn đối với Qualcomm. Tháng trước, chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ngăn cản thành công việc Qualcomm mua lại nhà sản xuất chip NXP của Hà Lan.

Tất nhiên, Bắc Kinh cho phép công ty Mỹ kiếm tiền ở Trung Quốc – miễn là những doanh nghiệp này bắt tay với nhà cầm quyền ĐCSTQ, cho đến khi công ty của Trung Quốc đã sẵn sàng để tiếp quản lĩnh vực kinh doanh của công ty Mỹ. Nguyên tắc cốt lõi của chiến lược “Made in China 2025” của Bắc Kinh là làm sao cho các công ty công nghệ Trung Quốc thay thế các công ty Mỹ hơn là hợp tác với công ty Mỹ.

Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh

Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc (The U.S.-China Economic and Security Review Commission) đã viết trong một báo cáo năm 2017: “Mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là để cho các công ty trong nước thay thế các công ty nước ngoài, trở thành các nhà sản xuất và thiết kế của công nghệ và sản phẩm chủ lực, trước tiên là trong nước và sau đó là ngoài nước.”

Do đó, tương lai của ngành công nghiệp công nghệ Mỹ không phải ở Trung Quốc, mà ở các nơi khác trên thế giới chống lại thống trị công nghệ của Trung Quốc (ĐCSTQ). Mặc dù Trung Quốc có một thị trường khổng lồ, nhưng Ấn Độ, Châu Phi và Đông Nam Á cũng rất lớn.

Truyền thống của Google về “không làm điều ác”

Điều kỳ lạ là Google đã biết tất cả điều này, bởi vì trong năm 2010 hacker của nhà cầm quyền Trung Quốc đã xâm nhập máy chủ của Google để do thám những người bất đồng chính kiến ​​và ăn cắp thông tin an ninh quốc gia Mỹ, sau đó Google đã rút khỏi Trung Quốc. Vào thời điểm đó, người đồng sáng lập Sergey Brin cho rằng sự hợp tác với chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) là lợi bất cập hại.

Brin, người đã sống ở Liên Xô trong thời thơ ấu cũng nói rằng ông không muốn Google ủng hộ cho sự phát triển chủ nghĩa toàn trị trên toàn cầu.

Google đã thiết lập một nền văn hóa, trong đó những điều tốt đẹp được ưu tiên, nhờ đó thu hút và giành được sự tin tưởng của những tài năng tốt nhất trên thế giới. Google vì theo đuổi lợi nhuận hạn chế mà phải hy sinh niềm tin này thì sẽ là một thất bại thương mại nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Google.

Huệ Anh

Xem thêm: