Chuyên gia: ĐCSTQ thay đổi giọng điệu về cuộc chiến Ukraine do sợ bị trừng phạt

Trong bối cảnh Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) không ngừng gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga, các hãng truyền thông nhà nước của chế độ cộng sản Trung Quốc gần đây đã thay đổi giọng điệu về cuộc chiến Nga-Ukraine khi bắt đầu đưa tin tích cực về Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Các nhà phân tích nhận định, Bắc Kinh đang lo lắng rằng nếu họ bị trừng phạt do ủng hộ Nga, nền kinh tế Trung Quốc có thể sụp đổ, vì vậy các điều chỉnh nhỏ về quan điểm của chế độ cộng sản này đã được đưa ra. Nhiều dự báo cho thấy, nền kinh tế của Trung Quốc đã trở nên ảm đạm trong khi Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đến gần.  

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, lần đầu tiên trực tiếp trích dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đề cập “cuộc xâm lược Ukraine của Nga” ba lần trong một cuộc phỏng vấn độc quyền bằng văn bản với ông vào ngày 30/4.

Trước đây, chính quyền Trung Quốc đã từ chối sử dụng thuật ngữ “xâm lược”. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, ĐCSTQ đã ủng hộ Nga và có cùng giọng điệu với Moscow trong việc tuyên truyền chiến tranh.

Tuy nhiên, hôm 5/5, nhiều cơ quan truyền thông nhà nước của ĐCSTQ, bao gồm CCTV, Global Network và China Business New, đã thay đổi giọng điệu khi đưa tin tích cực về bài phát biểu của Tổng thống Zelensky. Điều này khác biệt rõ rệt so với sự mô tả trước đây của họ về Tổng thống Zelensky như một chú hề và một diễn viên hài.

Sự thay đổi quan điểm của truyền thông Trung Quốc diễn ra sau khi hôm 4/5, Ủy ban châu âu đề xuất tiến hành vòng trừng phạt thứ sáu đối với Nga, bao gồm việc loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga trong vòng sáu tháng, cũng như loại bỏ ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank ra khỏi hệ thống SWIFT. Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố, ông sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Phát biểu với tờ The Epoch Times, Phó giáo sư Feng Chongyi của Đại học Công nghệ, Sydney cho biết, các cuộc thảo luận trong nội bộ ĐCSTQ gần đây khá căng thẳng xung quanh đề tài Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của đảng này, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế Trung Quốc đang xấu đi.

Theo Giáo sư Feng, nếu Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Nga trong tình hình này, ĐCSTQ sẽ phải chịu sự trừng phạt với mức độ tương tự như Nga, và nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ, điều này sẽ không thuận lợi cho việc tái đắc cử của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20. Vì vậy, ông Tập phải thực hiện một số điều chỉnh và tiến hành các biện pháp khẩn cấp, chẳng hạn như nhượng bộ theo yêu cầu của châu Âu và Hoa Kỳ để tuyên bố hành động của Nga đối với Ukraine là một “cuộc xâm lược”.

Mặc dù vậy, chính quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ mối quan hệ với Nga.

Giáo sư Feng lưu ý: “Họ [ĐCSTQ] có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ về quan điểm của mình, nhưng không phải là những thay đổi đáng kể. Họ chỉ đang chơi cả hai mặt, (một mặt) bí mật ủng hộ Nga và (một mặt) không dám đứng về phía quốc gia này một cách công khai.”

Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), một nhà bình luận chính trị khác chuyên theo dõi các vấn đề Mỹ – Trung, đã bình luận trên kênh YouTube của mình hôm 3/5 rằng, sự thay đổi giọng điệu gần đây của các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cho thấy chính sách thân Nga của ông Tập đã gặp phải trở ngại lớn trong nội bộ ĐCSTQ và chính quyền cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Nga và Ukraine.

Ông nhận xét: “Một mặt, ĐCSTQ đã biết rằng, cuộc chiến của Nga ở Ukraine sẽ không diễn ra như kế hoạch. Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc và các ngân hàng Trung Quốc cũng không muốn ủng hộ Nga bởi vì họ không muốn bị trừng phạt, vì vậy chính sách thân Nga của chính quyền không thể thực hiện được.”

Ông Sun Guo-Xiang, phó giáo sư của Khoa Kinh doanh và các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Nam Hoa ở Đài Loan, nhấn mạnh với tờ The Epoch Times rằng ĐCSTQ sẽ không từ bỏ việc ủng hộ đối với Nga, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.

Tuy nhiên, Nga gần đây đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu ĐCSTQ thực sự có thể cung cấp sự hỗ trợ mà họ cần hay không. Thậm chí, Moscow đã bày tỏ sự không hài lòng đối với Bắc Kinh.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền gần đây với hãng thông tấn Sputnik của Nga, ông Boris Titov, cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiết lộ, sự hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Nga không tốt như mong đợi.

Ông Titov cảnh báo, trong hoàn cảnh hiện tại, Nga nên có các lựa chọn thay thế nhập khẩu khác nhau, chứ không nên chỉ dựa vào Trung Quốc.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

7 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

16 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

21 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

43 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago