Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục đưa ra các thông điệp về việc có thể viện trợ vắc-xin cho Đài Loan, gây ra làn sóng tranh luận rộng rãi trong xã hội Đài Loan. Âm mưu trong vấn đề này đã được giới chuyên gia Đài Loan phân tích.
Trong quá trình Đài Loan mua vắc-xin, nhiều chuyên gia đã nhận thấy những dấu hiệu Bắc Kinh đang lợi dụng dịch bệnh để phá rối Đài Loan, chia rẽ lòng dân ở Đài Loan.
Theo Bloomberg, vào cuối tháng Ba năm nay, Fosun Thượng Hải có ý định bán vắc-xin cho Đài Loan. Nhưng người phát ngôn của Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương Đài Loan nói rằng pháp luật Đài Loan không cho phép nhập khẩu vắc-xin của Trung Quốc. Cho đến tháng Năm khi dịch bệnh ở Đài Loan đột ngột tăng vọt thì Fosun Thượng Hải một lần nữa bày tỏ sẵn sàng cung cấp vắc-xin BioNTech (BNT) của Đức, thêm nữa là có một số địa phương ở Đài Loan cho biết họ sẽ tự mua vắc-xin của Trung Quốc nên làm dấy lên tranh chấp nội bộ ở Đài Loan.
Thậm chí người phát ngôn Chu Phụng Liên (Zhu Fenglian) của “Văn phòng Vấn đề Đài Loan” của ĐCSTQ còn cho biết ủng hộ Fosun Thượng Hải đại diện cung cấp vắc-xin BioNTech (BNT) của Đức cho Đài Loan, “Miễn là không có trở ngại về con người hoặc chính trị, thì các khoản quyên góp về cơ bản không phải là vấn đề”. Đáp lại, “Hội đồng Các vấn đề Đại Lục” của Đài Loan đã trả lời rằng, “Mỗi khi dịch bệnh ở Đài Loan có vấn đề nóng lên là phía Đại Lục lại tận dụng để gây chia rẽ, xã hội Đài Loan hiểu rất rõ điều đó và cộng đồng quốc tế cũng hiểu rõ điều đó”.
Ông Vương Trí Thịnh của “Hiệp hội Trao đổi Tinh hoa Châu Á – Thái Bình Dương” của Đài Loan chỉ ra, động thái ngỏ ý cung cấp vắc-xin cho Đài Loan diễn ra đồng loạt thống nhất từ “Văn phòng Vấn đề Đài Loan” của ĐCSTQ, Fosun Thượng Hải, hay truyền thông của ĐCSTQ. Thêm nữa, còn có một số quan chức địa phương và nhân vật chính trị ở Đài Loan bắt đầu hưởng ứng và khuyến khích việc nhập khẩu vắc-xin của Trung Quốc, “từ đó chúng ta có thể thấy dấu hiệu của sự câu kết”.
Ông nói rằng sự kết hợp giữa bên trong và bên ngoài như vậy là một nỗ lực nhằm tạo ra một tình huống và logic sai lầm, với ý định gây chia rẽ xã hội Đài Loan. Ông đưa ra một ví dụ về logic thường xuyên được tung ra: Hiện nay dịch bệnh ở Đài Loan rất nghiêm trọng, nếu không có vắc-xin thì rất nguy hiểm, vì khó khăn trong việc mua được vắc-xin nên chỉ có thể mua từ ĐCSTQ. Nếu không cần vắc-xin do ĐCSTQ cung cấp thì cuối cùng sẽ làm cho dịch bệnh tiếp tục nặng nề, tất cả là do sai lầm của đảng cầm quyền.
Chuyên gia Vương Trí Thịnh cáo buộc tuyên bố mua vắc-xin Trung Quốc là chiêu trò, vì không phù hợp thực tế Đài Loan. Đối với Đài Loan, ngoài cân nhắc vấn đề Trung Quốc không có chứng nhận bảo đảm dược phẩm, thì theo luật và quy định liên quan của Đài Loan cũng không cho nhập bất kỳ vắc-xin huyết thanh nào được sản xuất tại Trung Quốc. Do đó, hiện Đài Loan đang thảo luận về việc có nên nhập khẩu vắc-xin Trung Quốc hay không. Khi ai đó nói rằng sẽ nhập khẩu vắc-xin Trung Quốc là phát ngôn thực sự không khả thi theo luật của Đài Loan.
Thêm nữa, bên đại diện tại Đài Loan muốn mua vắc-xin trước hết sẽ gặp phải hai vấn đề: nhà sản xuất dược phẩm muốn mua vắc-xin thì phải có giấy phép và đáp ứng đủ điều kiện y tế, không phải là quan chức địa phương Đài Loan hoặc một cá nhân nào muốn mua vắc-xin là có thể mua được. Ngoài ra, liệu vắc-xin đã mua có thể được tiếp thị thành công ở Đài Loan hay không phải được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) kiểm tra và xác nhận, khi các thủ tục hoàn thành thì mới tính tiếp được. Trong một cuộc họp báo trước đó vài ngày, ông Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) của Trung tâm chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trung ương Đài Loan (CECC) cũng cho biết rằng nếu muốn mua một loại vắc-xin của Trung Quốc thì phải làm theo quy trình.
Nếu hiểu rõ các thủ tục pháp lý trên thì tất cả các công ty dược Đài Loan đều có thể nộp hồ sơ theo thủ tục đó, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công ty dược hay đại lý dược phẩm Đài Loan nào đứng ra làm đại lý, chỉ có một số chính trị gia đang kêu gọi nhập khẩu vắc-xin từ Trung Quốc.
Ông Vương Trí Thịnh nhận định, trong vấn đề vắc-xin này đã xảy ra vấn đề diễn giải sai lệch gây bầu không khí hoang mang về việc thiếu vắc-xin, nhằm tạo thế chỉ trích chính phủ không mở cửa cung cấp vắc-xin cho Trung Quốc.
Ngoài ra, chuyên gia Nghiêm Kiến Phát (Chien-Fa Yen), chuyên về chính trị hai bờ eo biển của Khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Khoa học và Công nghệ Chien Hsin Đài Loan, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Epoch Times rằng những nhân vật chính trị nói nhập khẩu vắc-xin Trung Quốc là những người ngụy tạo vấn đề. Ông giải thích, dù vắc-xin Fosun Thượng Hải được thông qua, thì khi nhập cảnh vào Đài Loan cũng phải tuân thủ các quy trình từ vấn đề đơn xin, kiểm nghiệm dược phẩm, niêm yết, khi hoàn tất các thủ tục liên quan thì phải đến tháng Tám, vậy thì sao không thẳng thắn áp dụng vắc-xin được Mỹ cung cấp lần lượt vào tháng Tám? Hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc cung cấp vắc-xin với giá thấp, các nhà thuốc chịu trách nhiệm nhập khẩu cũng phải xem xét các chi phí như vận hành, xử lý, bảo quản… Nếu tỷ lệ tiêm của người Đài Loan quá thấp, vắc-xin để hết hạn thì tính thế nào để bù thua lỗ…. Do đó, mục đích của ĐCSTQ là lợi dụng vấn đề vắc-xin để gây chia rẽ xã hội Đài Loan và làm suy yếu lòng tin của mọi người vào công tác phòng chống dịch của chính phủ.
Về việc có nên nhập khẩu vắc-xin của Trung Quốc hay không đã dấy lên nhiều tranh luận tại Đài Loan.
Ông Cung Dư Kiếm (Gong Yujian), một nhà bất đồng chính kiến người Đại Lục đã đến Đài Loan định cư nhiều năm, chia sẻ trên Facebook rằng ông sẽ không bao giờ tiêm vắc-xin Trung Quốc. Ông nói, “Kinh nghiệm sống của tôi ở Trung Quốc Đại Lục trong hơn 30 năm cho tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ sử dụng vắc-xin được sản xuất ở Trung Quốc. Tôi không có quá nhiều lý thuyết và nước bọt, tôi chỉ không tin nên không dùng. Khi bạn thấy các công ty và người dân Trung Quốc biến những con lợn ốm chết vì dịch thành thịt lợn muối xông khói ở Hà Nam, bạn có thể sẽ như tôi, hoàn toàn không tin vào Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Ông phân tích rằng đã có những tiếng nói chỉ trích trong công tác phòng chống dịch bệnh của Đài Loan, mọi người dân đều có thể nhìn thấy và nghe thấy chứ không hề bị ngăn chặn. Điều này thể hiện rõ dân chủ và tự do tại Đài Loan. Hy vọng “nội gián Trung Quốc” không diễn trò như “khủng bố xanh”. Cần biết, tại Trung Quốc không chấp nhận tiếng nói chỉ trích ĐCSTQ, vì tất cả đều đang ở trong các nhà tù hoặc “trại tâm thần” của ĐCSTQ. Ông nhấn mạnh sẽ không dùng vắc-xin của Trung Quốc.
Trong khi Đài Loan đang tranh cãi về việc có nên mua vắc-xin của Trung Quốc hay không thì Chính phủ Đài Loan đã âm thầm mua 5,05 triệu liều vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) từ Hãng Dược phẩm Moderna. Lô đầu tiên gồm 150.000 liều được chuyển đến sân bay Đào Viên lúc 5 giờ chiều ngày 28/5. Việc kiểm nghiệm dự kiến hoàn thành trong vòng 2 tuần, và các nhân viên tuyến đầu như chăm sóc y tế và y tá sẽ được ưu tiên tiêm chủng.
Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan đã đăng trên Facebook vào tối ngày 28 rằng lô 150.000 liều vắc-xin Moderna đầu tiên đã đến Đài Loan, và vắc-xin AZ vừa được chuyển giao đang được đưa vào sử dụng, và sẽ tiếp tục có thêm nhiều lô vắc-xin nữa đến Đài Loan. Bà Thái cho hay, “Nhiệm vụ của chúng tôi là trong thời gian ngắn nhất giúp cho nhiều người nhất hoàn thành việc tiêm chủng”. Chính phủ cũng sẽ thiết lập hệ thống để cho người dân biết khi nào tiêm chủng và cách báo cáo tình trạng sức khỏe của họ sau khi tiêm.
Mộc Vệ (t/h)
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…