Hội nghị An ninh mạng 5G tổ chức tại Thủ đô Pra-ha của Cộng hòa Séc với sự tham gia của các quan chức thuộc hơn 30 quốc gia đã kết thúc hôm 3/5. Tuyên bố của hội nghị kêu gọi cảnh giác với mô hình quản trị của quốc gia có nhà cung cấp 5G, điều này được cho là nói về công ty Huawei Trung Quốc.
(Ảnh minh họa từ Getty Images)
Hội nghị lần này được tổ chức tại Thủ đô Pra-ha của Cộng hòa Séc, các quan chức và chuyên gia an ninh mạng của hơn 30 quốc gia đã tới tham dự, tuy nhiên Nga và Trung Quốc không nhận được lời mời tham dự. Mục đích của hội nghị là thúc giục các nước cùng hợp tác để ứng phó với các rủi ro từ công nghệ 5G.
Hôm thứ Sáu (3/5), hội nghị đã công bố tuyên bố không có tính ràng buộc “Đề xuất Pra-ha”. Tuyên bố kêu gọi, trong tình hình thiếu sự giám sát quản lý như hiện nay, khi các nước tiến hành xây dựng mạng 5G, cần cân nhắc tới mô hình quản trị của quốc gia nơi có nhà cung cấp bên thứ ba, cũng cần chú ý đến việc nhà cung cấp có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi chính phủ của nước họ, từ đó tạo thành mối đe dọa cho an ninh mạng.
Tuyên bố không nói cụ thể tên của quốc gia nào hoặc nhà cung cấp nào, nhưng dư luận đều phổ biến cho rằng tuyên bố đang nói đến nhà cung cấp viễn thông Huawei có bối cảnh liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Đại biểu tham dự hội nghị này đến từ Liên minh châu Âu, NATO, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Úc; Nga, Trung Quốc và công ty Huawei không được mời tham dự.
Sau khi kết thúc hội nghị, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders lên tiếng, tán đồng “Đề xuất Pra-ha”, và cho rằng nó sẽ được sử dụng như chỉ dẫn về an ninh mạng trong tương lai.
Trước đó, Reuters dẫn nguồn tin cho biết, hội nghị này mong muốn toàn thể nền văn minh phương Tây tham dự, hợp tác nhằm đảm bảo an ninh mạng 5G. Reuters cũng trích dẫn dự thảo về các tài liệu tại hội nghị, và chỉ ra, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ cùng thảo luận để đưa ra một số điều kiện bảo mật mạng 5G mà các nhà cung cấp Trung Quốc khó có thể đáp ứng được.
Do lo ngại về việc Trung Quốc có thể lợi dụng Huawei để đe dọa đến an ninh mạng 5G, nên Mỹ vẫn luôn kêu gọi đồng minh cấm sử dụng thiết bị và công nghệ 5G của Huawei. Liên minh châu Âu cũng đã định nghĩa Trung Quốc là “đối thủ chính trị”. Tuy nhiên, do Trung Quốc dùng biện pháp “du kích” đối với châu Âu, nên việc châu Âu muốn thống nhất lập trường đối với Huawei đến nay vẫn còn một số khó khăn, ví dụ như hiện nay Anh Quốc quyết định để cho Huawei tham gia xây dựng “những thành phần không quan trọng” trong mạng 5G, việc này không những gây nhiều tranh cãi trong nội bộ chính phủ Anh, mà cũng khiến Mỹ phải đưa ra cảnh báo.
Do được sự trợ cấp khổng lồ từ chính phủ Trung Quốc, nên giá cả các sản phẩm của Huawei rất có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc xâm nhập chính trị và mua chuộc kinh tế đối với các nước châu u cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến một số nước không muốn cắt đứt liên hệ với Huawei.
Huệ Anh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…