Một bản báo cáo điều tra gần đây về quyền sở hữu công ty Huawei chỉ ra, cách giải thích của Huawei rằng đây là công ty mà nhân viên có quyền sở hữu cổ phần là không thuyết phục, hiện tại các tài liệu công khai không thể nào nói rõ được người sở hữu công ty này là ai, và rất có khả năng là chính phủ Trung Quốc.

huawei
(Ảnh từ Shutterstock)

Tại Trung tâm đăng ký thông tin kinh doanh công khai, mọi người có thể tra ra kết cấu cổ phần của Huawei. Huawei chỉ có 2 cổ đông: Nhậm Chính Phi nắm khoảng 1% cổ phần, 99% còn lại đều là Ủy ban Công đoàn Công ty Đầu tư cổ phần hữu hạn Huawei (Huawei Investment & Holding) nắm giữ.

Bản báo cáo này do ông Donald Clarke (Chuyên gia về Luật pháp Trung Quốc, Giáo sư Luật tại Đại học George Washington) và ông Christopher Balding (Giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam) cùng phối hợp thực hiện. Báo cáo nói, tầng quyết sách của Ủy ban Công đoàn không phải do nhân viên quyết định, mà ngược lại, kết cầu tầng thứ của Công đoàn có thể truy ngược lại từng tầng từng tầng đến Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc, và tổ chức này là do chính phủ Trung Quốc kiểm soát.

Theo một bản tin hồi năm 2014 của Thời báo Tài chính (Financial Times), tổng bộ Huawei tại Thâm Quyến có một gian mật thất được trải thảm màu nâu, trong này có 10 cuốn sách có thể giải khai đáp án ai sở hữu Huawei.

Trong 10 cuốn sách này có ghi lại danh tính, số thẻ căn cước công dân và các thông tin khác của khoảng 80.000 nhân viên của Huawei; ngoài đó ra, không có phiên bản nào khác. Huawei nói, những người này thông qua “cổ phẩn ảo” để nắm giữ 99% cổ phần Huawei.

Bản báo cáo này cho biết, Huawei không thực sự là công ty mà nhân viên có quyền sở hữu cổ phần, lý do là nhân viên Huawei không có bất cứ quyền lên tiếng nào đối với quyết định của Công đoàn. Công ty Huawei bán “cổ phần ảo” cho nhân viên, đây là kiểu chấp nhận đơn phương của Huawei về quyền sở hữu cổ phần của nhân viên, chứ không phải là quyền sở hữu cổ phần theo pháp luật. Cổ phần ảo giúp nhân viên có thể có được chia lợi nhuận nhất định, nhưng không có quyền sở hữu, quyền biểu quyết, cũng không thể chuyển nhượng và bán lại. Khi nhân viên rời khỏi Huawei, cổ phiếu chỉ có thể do Công đoàn mua lại.

Dựa vào logic này, báo cáo đưa ra kết luận, Huawei không phải là công ty mà nhân viên có quyền sở hữu cổ phần thực sự.

Hôm thứ Tư (17/4), Huawei đã lên tiếng bác bỏ báo cáo này, và nói rằng hai vị học giả “dựa vào thông tin không đáng tin cậy và suy đoán, trong tình huống chưa làm rõ được sự thật nên đã đưa ra kết luận hoàn toàn không đúng.”

Công ty Huawei nói, nhân viên thông qua Ủy ban đại diện (Công đoàn) để chấp hành quyền cổ đông, và nói rằng đại biểu Công đoàn là do các nhân viên nắm giữ cổ phần có quyền bỏ phiếu bầu chọn ra.

“Họ không cần phải báo cáo với tổ chức hay chính đảng của bất cứ quốc gia nào, họ cũng chưa bao giờ bị yêu cầu phải làm như thế”, Huawei còn nói, “Huawei là một công ty cổ phần hữu hạn do nhân viên nắm giữ cổ phần”.

Từ năm 2003, hai nhân viên lâu năm của Huawei đã kiện công ty này ra tòa án, lý do là Huawei không mua lại cổ phiếu với giá tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu. Khi đó, tòa án cấp cao tỉnh Quảng Đông nhận định, theo quy định, việc đăng ký công ty cổ phần hữu hạn chỉ giới hạn với cổ đông khởi xướng, do đó, đại đa số cổ đông là nhân viên không ghi tên đăng ký với cơ quan Công thương. Vì thế số cổ phần mà Công đoàn Huawei nắm giữ chỉ vẻn vẹn là hợp đồng giữa Huawei và nhân viên.

Phán quyết này có nghĩa là, giữa nhân viên Huawei và công ty chỉ là quan hệ hợp đồng, chứ không phải là quan hệ cổ đông và công ty. Cổ phiếu trong tay nhân viên Huawei và định nghĩa quyền sở hữu cổ phiếu của pháp luật lại không tương đồng, nhân viên không phải là cổ đông, chỉ là hưởng lợi ích hợp đồng theo một ý nghĩa nào đó, chứ không phải nắm giữ cổ phần.

Báo cáo nói, “Cổ  đông của Huawei không phải là nhân viên của công ty này, mà là Công đoàn, tổ chức này là do đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, nếu 99% cổ phiếu của Huawei là do Công đoàn sở hữu, vậy thì ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể nói công ty này là một doanh nghiệp quốc hữu.”

Theo VOA

Xem thêm: