John Kerry: Mỹ sẵn sàng phối hợp với EU về chính sách ngoại giao xanh

Đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry thông báo với Liên minh châu Âu (EU) rằng, ông sẵn sàng phối hợp với liên minh này trong nỗ lực khuyến khích các quốc gia khác đẩy mạnh cam kết của họ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Ông Kerry đã có cuộc hội đàm với các bộ trưởng ngoại giao châu Âu tại cuộc họp hôm 10/5, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang tìm cách giành lại vị thế nhà lãnh đạo về khí hậu của mình. Một liên minh xanh mới với sự tham gia của 27 quốc gia EU có thể giúp duy trì động lực trước các cuộc đàm phán quốc tế quan trọng về khí hậu tại Glasgow vào tháng 11 cuối năm nay.

Theo hai nhà ngoại giao giấu tên đã tham gia cuộc hội đàm vừa qua, các cuộc họp nhóm sắp tới của G-7 và G-20, cũng như Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và các cuộc tham vấn giữa EU-Hoa Kỳ dự kiến sẽ khuyến khích các nước khác thúc đẩy nỗ lực của họ về vấn đề khí hậu. Tại sự kiện, các nhà ngoại giao nhấn mạnh lại rằng, cần phải có hành động khẩn cấp nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống khoảng 2 độ C, và đạt được sự trung lập về khí hậu vào năm 2050.

Ông Kerry đã nhiều lần khẳng định, các cuộc đàm phán về khí hậu vào tháng 11 sắp tới sẽ là cơ hội cuối cùng để thế giới tránh được thảm họa khí hậu. Ông nhận định, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng, bởi các quốc gia dự kiến ​​sẽ cập nhật các cam kết của họ theo Thỏa thuận Paris năm 2015. Chỉ có một số kế hoạch giảm phát thải mới đã được đệ trình vào năm ngoái, bao gồm việc EU cam kết thực hiện sâu hơn mục tiêu cắt giảm khí nhà kính xuống ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức năm 1990.

Trước đó, ngày 22/4, ông Joe Biden cam kết đến khoảng năm 2030 Mỹ sẽ giảm 50% – 52% lượng khí thải nhà kính so với mức năm 2005, đẩy mạnh cam kết ban đầu của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Kể từ khi nhậm chức, ông Biden đã có nhiều hành động nhằm đảo ngược chính sách ủng hộ nhiên liệu hóa thạch của cựu Tổng thống Donald Trump.

Tại cuộc họp, đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu còn đề xuất với Giám đốc khí hậu EU Frans Timmermans về việc thành lập một nhóm làm việc chung để điều phối hoạt động bên ngoài lĩnh vực ngoại giao. Một số quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn chưa đệ trình các cam kết mới. EU và Mỹ dự kiến ​​sẽ thúc giục một số quốc gia khác như Úc, Nga, Brazil, Nam Phi, Việt Nam, Saudi Arabia và Mexico đẩy mạnh các cam kết của họ.

Minh Ngọc (Theo Bloomberg)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago