Kyle Bass: Đại dịch làm lung lay quan hệ giữa phố Wall và Trung Quốc

Ngày 16/4/2020 vừa qua, trong chương trình “American Thought Leaders”, doanh nhân nổi tiếng Kyle Bass, nhà quản lý Quỹ tự bảo hiểm rủi ro Hayman Capital Management, đã cho rằng thông qua cách xử lý đại dịch COVID-19 của Trung Quốc, phố Wall sẽ phải suy nghĩ lại về các giao dịch thương mại với quốc gia này.

Doanh nhân Kyle Bass. (Ảnh: Epoch Times)

Việc chính quyền Bắc Kinh che giấu dịch bệnh ở Trung Quốc bằng cách báo cáo giảm số lượng các ca lây nhiễm và các ca tử vong, cùng với chiến dịch bóp méo thông tin nhằm đẩy trách nhiệm liên quan đến đại dịch theo hướng khác, đã khiến cho người dân ở mọi tầng lớp trong xã hội bất bình.

Người bình dân tại Mỹ đã bắt đầu nhận ra rằng “chính quyền Trung Quốc không đáng tin, họ không phải là bạn của chúng ta, và có người có thể nói họ là kẻ thù không đội trời chung của chúng ta”, ông Kyle Bass bình luận.

Kyle Bass cho rằng sắp tới đây, mối quan hệ giữa Phố Wall và Trung Quốc “sẽ phải thay đổi. Và tôi nghĩ rằng điều đó đang diễn ra rồi.”

Kyle Bass từng nhiều lần chỉ trích các công ty tài chính Hoa Kỳ đã phớt lờ hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Bắc Kinh để theo đuổi thị trường lớn nhất thế giới này.

“Khi anh nói với ai đó rằng anh đang làm ăn với một chính quyền giam giữ hơn 1 triệu tù nhân lương tâm và đang thu hoạch nội tạng từ các tù nhân chính trị mỗi ngày, anh tưởng tượng xem sẽ ra sao?”, Kyle Bass nhấn mạnh, “Thế mà những tổ chức như quỹ Blackstone vẫn nóng lòng đầu tư thêm nữa vào Trung Quốc. Vì sao? Bởi vì đơn giản là đồng tiền đã khiến cho họ mờ mắt… trước những vi phạm nhân quyền trắng trợn của một trong những chế độ độc tài nhất từng tồn tại. Thật là điên rồ.” (Xem bài: Business Insider: Doanh nhân Mỹ mạt sát lãnh đạo TQ là “lợn giết người”)

Khi đại dịch đem lại những tổn thất to lớn về mặt con người và kinh tế trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang tiến hành đánh giá lại mối quan hệ của họ với chính quyền cộng sản Trung Quốc. Trong khi đó, việc gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã buộc các công ty cân nhắc giảm bớt sự phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, và đẩy nhanh quá trình “tách” khỏi Trung Quốc.

Heng He, một bình luận viên người Hoa sống tại Mỹ đã nói rằng, sự lây lan của COVID-19 đã tàn phá vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trong đó New York và New Jersey là hai tiểu bang chịu thiệt hại nặng nề nhất. Người dân, các tổ chức và chính quyền ở đó nên nhận ra rằng sự lây lan của dịch bệnh bắt nguồn từ việc ĐCSTQ đã giấu diếm dịch bệnh.

Nhưng mặt khác, “Phố Wall vẫn luôn hợp tác với Trung Quốc”, ông Frank Xie, phó giáo sư Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học South Carolina chia sẻ. Và theo ông, những động thái gần đây của Bắc Kinh nhằm mở cửa khu vực tài chính trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, sẽ khiến phố Wall khó có thể rời bỏ Trung Quốc ngay lập tức.

Vào tháng 3, Morgan Stanley và Goldman Sachs đã trở thành các ngân hàng nước ngoài mới nhất được chính quyền Trung Quốc chấp thuận có cổ phần đa số trong liên doanh cổ phần tại Trung Quốc.

Ông Frank Xie nhận xét ngay cả khi chế độ Trung Quốc không thực hiện đầy đủ cam kết mở cửa ngành ngân hàng kể từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, thì các ngân hàng nước ngoài “vẫn nỗ lực để giành lấy một phần của thị trường Trung Quốc.” Phố Wall đã giúp đỡ cho nhiều công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ. Theo Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung, tính đến tháng 9/2019, đã có 172 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ với tổng trị giá thị trường hơn 1.000 tỷ đô la.

Đồng thời, Frank Xie còn đề cập đến việc một số công ty phương Tây đã tuyển dụng thân nhân của các quan chức Trung Quốc để nhận được cơ hội làm ăn kinh doanh ở đất nước này. Năm 2016, JPMorgan Chase đã đồng ý trả 264 triệu đô la tiền phạt sau khi tuyển dụng gia đình và bạn bè của các quan chức cấp cao Trung Quốc để được quyền thực hiện các giao dịch ngân hàng, một hành vi vi phạm luật hối lộ của Hoa Kỳ. Credit Suisse và Deutsche Bank cũng đã trả các khoản tiền phạt lớn cho các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ vì các hoạt động tương tự.

Đầu tháng 4, cổ phiếu của công ty Lucky Coffee đã bị sụp đổ sau khi thương hiệu đồ uống này cho biết rằng một cuộc điều tra nội bộ đã phát hiện giám đốc điều hành của công ty làm sai lệch doanh thu năm 2019 khoảng 310 triệu USD.

iQiyi, trang web video trực tuyến của Trung Quốc, gần đây cũng bị Wolfpack Research, một công ty nghiên cứu tài chính, cáo buộc khai khống doanh thu năm 2019 từ 1,1 tỷ đô la lên thành 1,9 tỷ đô la.

Frank Xie chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng họ biết rất nhiều công ty [Trung Quốc] là lừa đảo, rất nhiều công ty không tuân thủ các quy tắc tài chính, quy tắc báo cáo và quy tắc kế toán.”

Về phần mình, Kyle Bass cho rằng bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này là buộc các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ công khai sổ sách kiểm toán của họ cho các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ. Hiện tại, chế độ Trung Quốc đang ngăn cản Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ hoặc các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ kiểm tra các chứng từ kiểm toán của các công ty Trung Quốc, cho rằng các tài liệu này chứa đựng “bí mật nhà nước”.

“Bất kỳ công ty nào muốn niêm yết tại Hoa Kỳ – dù cho đó là công ty của Trung Quốc hay của bất cứ quốc gia nào trên thế giới – đều phải chấp hành các quy tắc kiểm toán thực sự như các công ty Hoa Kỳ đang chấp hành, và phải tuân thủ cùng các quy chuẩn được áp dụng cho các công ty được niêm yết tại Hoa Kỳ. Đây là vấn đề xây dựng một sân chơi công bằng.”

Tháng 6 năm ngoái, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã giới thiệu các dự luật cho Thượng viện và Hạ viện, buộc các công ty Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác được niêm yết tại Hoa Kỳ tuân thủ các quy định công khai tài chính của Hoa Kỳ, nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị hủy niêm yết.

Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu như MSCI và FTSE đã thêm chứng khoán Trung Quốc vào các chỉ số thị trường toàn cầu và thị trường mới nổi của họ, cho phép hàng tỷ đô la đầu tư của Hoa Kỳ chạy vào cổ phiếu Trung Quốc.

Các quỹ hưu trí công của Hoa Kỳ cũng đã được tăng cường kiểm tra, vì liên quan đến các khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc, bao gồm cả các công ty Trung Quốc đang hỗ trợ cho chế độ quân đội, gián điệp và vi phạm nhân quyền ở quốc gia này.

“Một điều hết sức điên rồ là các nhân viên quân sự và liên bang của chúng ta đã gián tiếp đóng góp cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc, và điều tồi tệ hơn là gần như tất cả những người này hoàn toàn không ý thức được bản chất thực sự của việc mà họ đang dự phần vào”, nghị sĩ Mỹ Mike Waltz tuyên bố vào hôm 24/4.

Cathy He, Epoch Times
Minh Nhật lược dịch

Cathy He

Published by
Cathy He

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

4 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

4 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

6 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

7 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

8 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

8 giờ ago