Business Insider: Doanh nhân Mỹ mạt sát lãnh đạo TQ là “lợn giết người”
- Minh Nhật
- •
Tờ Business Insider đưa tin, vừa qua, doanh nhân nổi tiếng Kyle Bass, nhà quản lý Quỹ tự bảo hiểm rủi ro Hayman Capital Management, đã mạt sát những người lãnh đạo Trung Quốc là “những con lợn giết người” sau khi biết được phán quyết của Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.
“Đọc thông tin này làm tôi buồn nôn,” Kyle Bass đăng tải ý kiến của mình trên Twitter, “Đã đến lúc phải cắt bỏ mối quan hệ với NHỮNG CON LỢN GIẾT NGƯỜI đang điều hành Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Business Insider cho hay, Kyle Bass là một doanh nhân giữ quan điểm đối lập với Trung Quốc. Ông từng không ủng hộ việc đầu tư vào đồng Nhân Dân Tệ trong suốt 4 năm liền ở vị trí quản lý của mình. Ông cũng cáo buộc hãng điện thoại Huawei của Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ, từng gọi chính quyền Trung Quốc là “kẻ giết người diệt chủng”, và ủng hộ những người biểu tình tại Hồng Kông khi họ xuống đường phản đối luật Dẫn độ trong thời gian vừa qua.
Phản ứng của Kyle Bass diễn ra trong bối cảnh ngày 17/6/2019, một Tòa án nhân dân độc lập công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.
Chủ tọa của tòa án độc lập là ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí cho các nhóm nạn nhân khác nhau. Đáng chú ý, ông đã đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
Được biết, trước khi phiên tòa diễn ra, để khách quan nhất, thành viên của tòa án được lựa chọn là những người hoàn toàn chưa có hiểu biết hay chưa quan tâm tới cáo buộc chính quyền Trung Quốc thu hoạch tạng. Họ bao gồm 7 người: 4 luật sư từ 4 nước khác nhau, với kinh nghiệm liên quan tới các lĩnh vực nhân quyền khác nhau; cùng 1 bác sĩ cấy ghép, 1 thương nhân, và 1 nhà lịch sử học Trung Quốc.
Đặc biệt ngay sau phiên làm chứng đầu tiên diễn ra từ 8/12 đến 10/12/2018 tại London, Anh Quốc, hội đồng uy tín của tòa đã thực hiện một bước đi bất thường là đưa ra phán quyết tạm thời:
“Chúng tôi chắc chắn, đồng thuận, không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn… bởi các tổ chức và cá nhân do nhà nước tổ chức và cho phép.”
Các thành viên trong hội đồng cho hay, họ hy vọng rằng phán quyết tạm thời có thể kịp thời “cứu những người vô tội khỏi bị giết hại”. Nạn nhân được tòa xác định là các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị, chủ yếu nhất là nhóm người tập Pháp Luân Công, và đã lan sang các nhóm người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và một số nhánh Kitô giáo.
Trong 6 tháng diễn ra sau đó, Tòa án đã liên tục cố gắng mời các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tới để nói lên góc nhìn của họ, và cũng liên tục cố gắng mời bất cứ ai tin rằng hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc là có đạo đức và có thể biện hộ được, tuy nhiên tòa đã không nhận được bất cứ hồi đáp nào.
Trong phán quyết cuối cùng được công bố vào ngày 17/6/2019, tòa giữ nguyên nhận định của mình, đồng thời tuyên bố chính quyền Trung Quốc phạm tội ác Chống lại loài người (crimes against humanity).
Nói về phán quyết của tòa án độc lập, ông Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, cho biết:
Ít nhất, đây là cuộc điều tra được dẫn dắt bởi [ngài Geoffrey Nice,] vị luật sư đã từng truy tố một trong những tội phạm chiến tranh cuối thế kỷ 20, được trợ giúp [với tư cách thành viên của tòa] bởi cựu chủ tịch Ủy ban nhân quyền Malaysia, nhà sáng lập hãng Big Yellow, luật sư lưu vong người Iran Hamid Sabi người từng giúp vén màn sự thật cuộc thảm sát tại Iran, và đồng chủ tịch bệnh viện Great Ormond Street tại London; Kết quả điều tra này cần phải được nghiêm túc xem xét.
Một luật sư Anh quốc uy tín, một luật sư Malaysia xuất chúng, một người Iran lưu vong chưa từng quan tâm tới Trung Quốc, một giáo sư về phẫu thuật tim nhi khoa, một doanh nhân, một học giả, và hai vị luật sư khác – họ không có lý do gì để bịa đặt cả. Họ đã tuyên án. Và bây giờ là thời điểm để hành động.
Kể từ khi phán quyết tạm thời được công bố, nó đã trở thành một nền tảng quan trọng để cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên tiếng về tội ác thu hoạch tạng tại Trung Quốc, đáng chú ý có các động thái lập pháp từ nhiều nước trên thế giới vào nửa đầu năm 2019:
- Nghị viện Anh xem xét việc cấm du lịch ghép tạng tới Trung Quốc
- Nghị viện Canada ủng hộ dự luật chống buôn bán nội tạng
- Hạ viện Bỉ thông qua dự luật cấm du lịch ghép tạng
- Séc sửa luật cấy ghép tạng, chống nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc
- Thu hoạch nội tạng được nhắc đến trong phiên điều trần quốc hội Đức
- Bang Maine, Mỹ, thông qua nghị quyết phản đối thu hoạch nội tạng
- Lưỡng viện bang Missouri, Mỹ, lên án việc thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc
- Bang Minnesota, Mỹ, kêu gọi nâng cao nhận thức về thu hoạch nội tạng
Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông uy tín trên thế giới cũng lần lượt lên tiếng:
- Forbes đăng tải chuỗi bài viết về nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc của một chuyên gia nghiên cứu diệt chủng
- Wall Street Journal gọi nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc là “cơn ác mộng”
- Tờ La Croix cho rằng diệt chủng ở Trung Quốc là tội ác chưa từng có
- The Guardian kêu gọi rút 400 bài báo khoa học về ghép tạng liên quan tới Trung Quốc
- New York Post gọi tội ác thu hoạch nội tạng là việc giết người theo yêu cầu
Đồng thời, các cá nhân, tổ chức trên thế giới cũng tập trung vào tội ác này:
- Chuyên gia kêu gọi cộng đồng Kitô giáo lên tiếng về thu hoạch nội tạng
- Diễn đàn Tự do Tôn giáo Quốc tế lên án việc Trung Quốc đàn áp tôn giáo, thu hoạch nội tạng
Minh Nhật
Xem thêm:
Từ khóa nhân quyền Trung Quốc Kyle Bass Thu hoạch nội tạng tòa án độc lập