La Croix: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Quốc

Tờ La Croix, một tờ báo lâu đời và là tờ báo có lượng lưu hành lớn nhất ở Pháp, với cách đánh giá các vấn đề thời sự thế giới từ góc nhìn của Giáo hội Công giáo Rôma, vừa qua đã đăng tải bài viết “Time to act against Chinese ‘criminal state’” (Tạm dịch: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Quốc), kêu gọi cộng đồng quốc tế phải hành động để chấm dứt tội ác diệt chủng là thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Tác giả bài viết là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, Benedict Rogers.

Được biết trước đó, tờ La Croix cũng đăng tải bài viết của ông Benedict Rogers nhận định việc “diệt chủng” ở Trung Quốc là tội ác chưa từng có.

Dưới đây là toàn văn bài báo. Bản tiếng Anh truy cập tại đây.

*

Phán quyết của Tòa án độc lập, rằng thu hoạch tạng vẫn đang tiếp diễn, thúc giục các quốc gia phải hành động vì công lý.

Đầu tuần qua [ngày 17/6/2019], vị luật sư từng truy tố cựu tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, ngài Geoffrey Nice, nói rằng bất cứ một ai đang giao thiệp với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải nhận ra rằng họ đang “giao thiệp với một chính quyền tội ác”.

Ngài Geoffrey Nice đã nói ra điều mà rất nhiều người nghĩ, rất nhiều người muốn nói, nhưng rất ít người trên thế giới ngày nay dám đứng ra bày tỏ.

Khi đưa ra phán quyết của Tòa án độc lập kéo dài 6 tháng nhằm điều tra về thu hoạch tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, ngài Geoffrey Nice đã đại diện cho nhóm 7 thành viên của tòa, bao gồm 4 luật sư, 1 doanh nhân nổi tiếng, 1 học giả và 1 bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm.

[Để khách quan nhất, trước khi tham gia vào Tòa án độc lập,] không ai trong số họ từng quan tâm hoặc tham gia vào các hoạt động nhân quyền về Trung Quốc, đặc biệt là về đàn áp tín ngưỡng hay về cáo buộc thu hoạch tạng cưỡng bức – điều đã xuất hiện trong khoảng 1 thập kỷ gần đây.

Tòa án cũng liên tục cố gắng mời các quan chức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tới để nói lên góc nhìn của họ, và cũng liên tục cố gắng mời bất cứ ai tin rằng hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc là có đạo đức và có thể biện hộ được, tuy nhiên tòa đã không nhận được bất cứ hồi đáp nào.

Sau nhiều giờ nghe lời chứng dưới hình thức chất vấn tiêu chuẩn tại tòa án, và sau khi xem xét rất nhiều báo cáo, nghiên cứu, và phân tích, tòa kết luận rằng thu hoạch tạng cưỡng bức đã xảy ra trong hơn 2 thập kỷ – và, quan trọng nhất là, vẫn đang tiếp diễn tới ngày nay.

Các tình nguyện viên diễn lại cảnh thu hoạch nội tạng trong một lần thỉnh nguyện chấm dứt tội ác này tại Trung Quốc. (Một bức ảnh tương tự được dẫn trong bài viết của La Croix)

Điều này có ý nghĩa gì đối với luật pháp quốc tế? Nó có nghĩa là – như tòa đã kết luận – đó là hành vi cấu thành Tội ác chống lại loài người, điều mà tất cả thành viên của tòa đều chắc chắn không chút hoài nghi.

Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tòa án Trung Quốc đã hoàn thành công việc của mình – phần còn lại là, các chính quyền phải phản ứng, truyền thông phải đặt câu hỏi, và các công dân có trách nhiệm cần gây ảnh hưởng của mình tới nhà chức trách.

Tòa án Trung Quốc, rốt cuộc là một “Tòa án Nhân dân” theo đúng nghĩa, một hành vi của xã hội dân sự, thực hiện một cuộc điều tra mà các chính phủ và Liên Hợp Quốc đã nhút nhát lảng tránh. Đó là một Tòa án Nhân dân, để so sánh với [các chính phủ đáng lẽ phải là] Nền cộng hòa của Nhân dân; Tòa án Nhân dân thực sự đã đứng ở phía người dân.

Các chính phủ – đặc biệt là những chính phủ đã cam kết sẽ quan tâm tới nhân quyền – phải nghiêm túc nhìn nhận phán quyết của tòa.

Nếu họ không đồng ý với phán quyết này, họ phải cung cấp bằng chứng rõ ràng và phân tích lý do tại sao. Nếu họ không thể làm như thế, và cũng không lên tiếng, thì im lặng sẽ đồng nghĩa với việc đồng lõa với tội ác.

Người dân tại các xã hội dân chủ cần phải gây áp lực lên các nghị viên – thờ ơ trước tội ác như vậy không phải là một sự lựa chọn.

Trong một thế giới hoàn hảo, các chính phủ sẽ nắm lấy phán quyết của Tòa án Trung Quốc, và hành động. Họ sẽ truy tố những kẻ gây ra tội ác đó, buộc những kẻ đó chịu trách nhiệm, thông qua các cơ chế công lý quốc tế.

Nhưng trong một thế giới hiện thực, chúng ta đều biết rằng, mặc dù vẫn được đặt lên bàn làm việc, nhưng việc truy tố những kẻ chịu trách nhiệm cho các hành vi tàn bạo trên quy mô lớn – như việc cưỡng bức thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm một cách có hệ thống – lại mất nhiều năm trời chậm chạp, tiến từng chút một, không mang lại lợi lộc gì, mà vẫn phải nỗ lực, và cũng không có một kết quả chắc chắn. Cũng giống như trường hợp của Raphael Lemkin, người dẫn đầu thúc đẩy một Hiệp định về Diệt chủng cho cộng đồng quốc tế.

[Vậy nên] một trong những thế mạnh của Tòa án độc lập về Trung Quốc là tòa không kết luận cụ thể đó là một cuộc diệt chủng – vì lý do chứng cứ không đủ và cũng vì các nguyên nhân mang tính chiến thuật [bởi như đã nói ở trên, kết luận tội diệt chủng sẽ dẫn đến nhiều năm trời chứng minh và tranh cãi]. Tuy nhiên tòa lại tuyên bố “không nghi ngờ gì rằng các hành vi đã được thực hiện là ‘biểu thị’ cho việc diệt chủng”. Đó là điều khiến cộng đồng quốc tế có lý do để hành động.

Nếu các chính quyền không truy tố, thì họ có thể làm gì khác? Họ có thể cấm công dân của mình du lịch tới Trung Quốc để ghép tạng – điều mà Israel, Đài Loan và Tây Ban Nha đã làm.

Các bác sĩ, các cơ quan y tế, các công ty dược phẩm, các hãng luật, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các hãng hàng không và những thực thể khác cần phải xem xét lại quan hệ làm ăn với chính quyền bị cho là “chính quyền tội ác”.

Những ai chối bỏ tội ác man rợ này – trừ khi có bằng chứng về việc nó không xảy ra – phải được nhìn nhận giống như những kẻ đã từng chối bỏ tội ác diệt chủng người Do Thái. Về khía cạnh này, tôi đề xuất rằng mọi người đều xem bộ phim Denial (Tạm dịch: Chối bỏ (2016) – Lời người dịch: Một bộ phim về tâm lý từ chối tin rằng nạn diệt chủng Do Thái từng xảy ra. Về mặt tâm lý học, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc một số người, thậm chí cả người thuộc nhóm nạn nhân, có mang tâm lý “phủ nhận diệt chủng”.)

Ít nhất, đây là cuộc điều tra được dẫn dắt bởi [ngài Geoffrey Nice,] vị luật sư đã từng truy tố một trong những tội phạm chiến tranh cuối thế kỷ 20, được trợ giúp [với tư cách thành viên của tòa] bởi cựu chủ tịch Ủy ban nhân quyền Malaysia, nhà sáng lập hãng Big Yellow, luật sư lưu vong người Iran Hamid Sabi người từng giúp vén màn sự thật cuộc thảm sát tại Iran, và đồng chủ tịch bệnh viện Great Ormond Street tại London; Kết quả điều tra này cần phải được nghiêm túc xem xét.

Một luật sư Anh quốc uy tín, một luật sư Malaysia xuất chúng, một người Iran lưu vong chưa từng quan tâm tới Trung Quốc, một giáo sư về phẫu thuật tim nhi khoa, một doanh nhân, một học giả, và hai vị luật sư khác – họ không có lý do gì để bịa đặt cả. Họ đã tuyên án. Và bây giờ là thời điểm để hành động.

Benedict Rogers – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh.

Minh Nhật biên dịch

Xem thêm:

Benedict Rogers

Published by
Benedict Rogers

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

27 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago