Mỹ mua lại dàn tên lửa Hawk của Đài Loan để viện trợ cho Ukraine

China Times (báo Đài Loan) đưa tin hôm 14/7 rằng hệ thống tên lửa Hawk MIM-23 Phase III, mà họ có từ Mỹ và ngừng hoạt động từ cuối tháng 6, là được Mỹ mua lại và đưa vào gói viện trợ quân sự cho Ukraine. Việc Mỹ gửi các vũ khí cũ cho Ukraine làm sâu sắc hơn mối nghi ngờ rằng kho vũ khí của Mỹ đã thiếu thốn vì chiến tranh tiêu hao với tốc độ cao ngoài dự kiến ở Ukraine.

Tên lửa đất-đối-không “Raytheon” MIM-23 Hawk. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

  • Cư dân mạng (phe Ukraine) tin rằng ít nhất 13 khẩu đội Hawk cùng 39 dàn rada đi kèm được Mỹ mua từ Đài Loan để viện trợ cho Ukraine:

Theo nguồn tin giấu tên, China Times báo cáo các dàn tên lửa Hawk MIM-23 Phase III, vốn đã ngừng hoạt động ở Đài Loan kể từ 29/6, được Mỹ mua lại. Và hầu hết các dàn MIM-23 có trong gói viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine kỳ thực chính là mua lại từ Đài Loan.

Mặc dù các vũ khí này khá cũ, nhưng chúng được cho là vẫn phát huy hiệu quả khi chống lại máy bay tầng thấp và máy bay không người lái (UAV). Theo kết quả tập trận của Đài Loan —41 cuộc tập trận từ 1965 đến 2017— thì tỷ lệ trúng đích của tên lửa Hawk cao tới 90%.

Từ 1960 đến nay, Hawk đã trải qua các cải tiến —Phase I, II, và III— và lô được mua lại và gửi cho Ukraine là đời mới nhất, Phase III. Đài Loan sử dụng tên lửa Sky Bow III (TK-3) được phát triển trong nước thay cho dàn tên lửa Hawk.

  • Cư dân mạng phân tích rằng tuy dàn tên lửa MIM-23K trên 30 tuổi rồi, nhưng vẫn có thể phát huy tốt trên chiến trường Ukraine:

Tiếp sau vụ Mỹ gửi bom chùm (bom bi) cho Ukraine —loại vũ khí tồn kho và đã không được dùng từ khá lâu— thì đây lại là một lần nữa Mỹ phải đi mua vũ khí từ nơi khác về để viện trợ cho Ukraine. Điều này làm sâu sắc hơn nghi ngờ rằng tiêu hao chiến ở Ukraine đang diễn ra với tốc độ tiêu hao vũ khí và đạn dược nhiều hơn đáng kể so với dự kiến.

Đặc biệt là vụ bom chùm. Cả Mỹ và Ukraine đều tuyên bố rằng loại bom này sẽ có hiệu quả tốt cho chiến dịch phản công, đặc biệt là nhắm vào những nơi mà Nga đã đào công sự, nơi được xem là dải phòng ngự kiên cố của Nga.

Tuy nhiên đại tá về hưu Macgregor —người đã đích thân trải qua chiến trường và đã viết nhiều sách quân sự— không tin vào lời tuyên bố này. Theo ông, bom chùm là loại rải bom bi (bom con) trên diện rộng, nhưng cũng chính vì thế mà sức phát thương mỏng, không thể cường công hay phá các công trình kiên cố.

Ngoài ra, nó có một tỷ lệ bom bi không nổ ngay lập tức, và biến thành 1 dạng thức mìn. Chính vì điều này nó không thích hợp lắm cho chiến tranh ở Ukraine theo cách mà cả Mỹ và Ukraine tuyên bố.

Bom bi chỉ tỏ ra thích hợp kiểu như khi tấn công vào các căn cứ quân sự tản mác ẩn núp trong rừng như trong chiến tranh Việt Nam. Nếu tấn công vào chỗ quân địch và đồng thời sau đó quân Ukraine cũng dự kiến phải đi qua đó, thì không thích hợp, vì nó tương đương với tự mình rải mìn để chống chính mình.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Vụ tử vong nghi bị nhục hình: Một trung úy Công an huyện Long Thành (Đồng Nai) bị bắt

Cuối ngày làm việc với Công an huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), người đàn…

31 phút ago

Vi khuẩn đường ruột: Chìa khóa mới trong quản lý căng thẳng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…

1 giờ ago

Ung thư sẽ nguyên nhân gây ra 1/4 số ca tử vong sớm ở Anh – Nghiên cứu

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…

1 giờ ago

Mỹ dự kiến ​​công bố hạn chế xuất khẩu mới, liên quan đến 200 công ty chip TQ

Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…

2 giờ ago

Pam Bondi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang…

2 giờ ago

Ông Trump bổ nhiệm người Mỹ gốc Hoa Alex Wong làm phó cố vấn an ninh quốc gia

Ông Trump thông báo bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm…

2 giờ ago