Thế Giới

Ngân quỹ cho Chính phủ Kiev sẽ cạn trong tháng tới nếu Quốc hội Mỹ không thêm tiền

Giới chức Ukraine và Mỹ cho hay, hệ thống tài trợ của Mỹ cho tiền lương và chi tiêu của Chính phủ Kiev sẽ cạn kiệt trong tháng tới nếu không có khoản tiền mới từ Quốc hội Mỹ, Tạp chí Phố Wall (WSJ) đưa tin hôm Thứ Ba (3/10), và cho hay Mỹ hiện thanh toán các hóa đơn của Chính phủ và tiền lương của khu vực công cho Ukraine, chứ không chỉ là nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược.

Các thành viên Ukraine của tiểu đoàn OPFOR trên xe bọc thép chở quân khi họ tham gia khóa huấn luyện quân sự ở khu vực Donetsk vào ngày 26/9/2023.(Ảnh của ROMAN PILIPEY/AFP qua Getty Images)

Thời điểm Chính phủ Mỹ có nguy cơ bị đóng cửa, Ngoại trưởng Antony Blinken đã cảnh báo Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa) vào ngày 24/9 rằng Ukraine sẽ phải đối mặt với một cú sốc kinh tế và chính trị nghiêm trọng giữa lúc đang triển khai cuộc phản công vào mùa Thu này, nếu Quốc hội cắt viện trợ cho Kiev.

Hoa Kỳ và các quốc gia tài trợ khác đang trả lương cho 150.000 công chức của Ukraine, cùng hơn nửa triệu giáo viên, giáo sư, và nhân viên trường học, chưa kể các chi phí của chính phủ từ chăm sóc sức khỏe đến trợ cấp nhà ở.

Theo các trợ lý của họ, cuộc điện thoại từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ là lời cầu xin các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đưa nguồn tài trợ của Ukraine vào dự luật ngân sách tạm thời.

6 ngày sau, Quốc hội thông qua dự luật ngân sách, nhưng trong đó không có viện trợ cho Ukraine.

Các quan chức ở Washington và Kiev hiện đang suy nghĩ xem trong tình huống ngân quỹ giảm so với dự kiến thì sẽ ảnh hưởng gì tới việc duy trì hoạt động của chính phủ và nền kinh tế.

  • Các ngoại trưởng khối Liên minh Châu Âu EU đã gặp nhau tại Ukraine hôm Thứ Hai trong một cuộc họp hiếm hoi bên ngoài lãnh địa của khối. EU có những cam kết sát cánh với Kiev trong bối cảnh viện trợ từ phía Mỹ có thể bị gián đoạn:

Mỹ đã đưa 114 tỷ đô la cho Kiev, kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2/2022. Đây là chi tiêu lớn nhất của Mỹ nếu so với các các cuộc chiến khác tương tự và cùng khoảng thời gian.

Vấn đề tiếp tục đầu tư cho cuộc chiến tranh này đã là nguyên nhân của sự chia rẽ trong các nhà lập pháp ở Điện Capitol, thậm chí dẫn đến sự kiện Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy bị bãi nhiệm, điều lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử nước này.

Một số nhà lập pháp cánh hữu cho rằng Mỹ nên tập trung vào giải quyết vấn đề nội bộ Mỹ, như giải quyết khủng hoảng biên giới, khủng hoảng dân nhập cư, vấn đề an sinh, v.v. thay vì gửi tiền mãi cho một nơi xa xôi ở châu lục khác.

Nạn tham nhũng kinh niên ở Ukraine cũng là một nguyên nhân nặng ký dẫn đến những tiếng nói phản đối tiếp tục tài trợ cho Chính phủ Kiev. Ngay cả sau khi nguy cơ “đóng cửa chính phủ” qua đi ở Mỹ, thì vẫn không rõ các nhà lập pháp có thể tiếp tục duy trì tài trợ cho Kiev được bao nhiêu.

Bill Taylor, cựu Đại sứ tại Ukraine và hiện là Phó chủ tịch của Viện Hòa bình Hoa Kỳ do Quốc hội tài trợ, cho biết:

“Tôi không thấy các lựa chọn thay thế — nguồn tài trợ của Hoa Kỳ rất quan trọng cho sự sống còn của [giới chức] Ukraine.”

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, hầu hết các nhà lập pháp và công chúng đều tập trung vào vũ khí hạng nặng, bao gồm xe tăng, máy bay trực thăng, hệ thống tên lửa tiên tiến và hàng triệu viên đạn, tất cả đều là những thứ mà Mỹ có khả năng cung cấp duy nhất.

Tuy nhiên, từ khi ông Blinken đến thăm Kiev vào tháng 9, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã bắt đầu cuộc gặp bằng việc cảm ơn ông về một dòng viện trợ ngân sách dân sự ít được biết đến, được thanh toán qua Ngân hàng Thế giới.

Ông Shmyhal nói:

“Tất cả tiền lương hiện được trả ở Ukraine trong khu vực công trong năm qua, bao gồm cả các chương trình xã hội và các chương trình khác, đều được tài trợ thông qua việc này”.

Tổng cộng, chương trình “Hòa bình” của Ngân hàng Thế giới —tên chính thức được gọi là Chi tiêu công để nâng cao năng lực hành chính— đã gửi cho Ukraine 23,4 tỷ USD, trong đó 20,2 tỷ USD do Mỹ tài trợ và 2 tỷ USD từ Anh.

“Chúng ta đang trả tiền cho hầu hết mọi thứ”

Chính quyền Biden vẫn kiên quyết với mục tiêu của họ là củng cố Ukraine về mặt tài chính cũng như quân sự.

“Họ sẽ mãi mãi là hàng xóm của Nga; họ cần có nền kinh tế có thể hỗ trợ một bộ máy an ninh có thể ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matt Miller nói hôm Thứ Hai.

Các tiếng nói phản đối mọi khoản tài trợ cho Ukraine nhìn nhận rằng đô la liên bang được chuyển cho chính phủ nước ngoài là biểu tượng của việc không đặt việc trong nước lên ưu tiên hàng đầu.

“Chúng ta đang trả tiền cho hầu hết mọi thứ” ở Ukraine, Dân biểu Đảng Cộng hòa Georgia Marjorie Taylor Greene (MTG) nói trên X (Twitter).

  • Dân biểu MTG nói rằng chính quyền Biden quan tâm đến Ukraine hơn là quan tâm đến dân Mỹ:

Mỹ phải chiến thắng Nga, và Mỹ phải tài trợ cho chính quyền hàng xóm của Nga để chống Nga, thì đó là chủ trương vô lý của thời hậu Chiến tranh Lạnh, là nguyên nhân của chiến tranh, đã có không ít tiếng nói như vậy trong chính cộng đồng các học giả và ngoại giao Mỹ.

Theo một quan chức Ukraine tiết lộ, tháng 10 này Bộ tài chính Ukraine dự kiến ​​sẽ chậm trễ cấp vốn cho các nhu cầu ngân sách. Nhưng sau tháng 11 thì chính phủ sẽ phải đối mặt với việc hết tiền để trả lương và cho các dịch vụ công.

Cũng theo quan chức này, việc phương Tây gián đoạn tài trợ cho Chính phủ Ukraine có thể gây bất bình trong nước, và có khả năng gây áp lực chính trị lên Tổng thống Volodymyr Zelensky, người sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích lớn hơn từ các phe phái đối thủ.

Một quan chức Mỹ cho biết, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, hay USAID, sẽ xử lý khoản chuyển tiền trị giá 1,15 tỷ USD vào tháng 10 thông qua chương trình của Ngân hàng Thế giới, nếu Ukraine cho thấy rằng họ đã chi tiêu hợp lý khoản chuyển tiền trước đó, chứ không phải phung phí hay rơi vào tay những quan chức hủ hóa tham nhũng.

Các khoản giải ngân trong tương lai không rõ ràng

Một quan chức Ukraine khác cũng cho hay, sau tháng 10, Chính phủ Kiev có thể sử dụng các quỹ khác sớm hơn dự định để vượt qua tháng 11 và tháng 12, nhưng nếu không có nguồn tài trợ mới, bức tranh sẽ trở nên đen tối hơn vào năm 2024.

Các quan chức cho biết, Liên minh Châu Âu là nhà tài trợ thậm chí còn lớn hơn Mỹ về viện trợ dân sự, và các nền kinh tế lớn như Nhật Bản có thể tăng cường trong tình huống viện trợ của Mỹ biến mất.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ tài chính và quân sự của Mỹ —điều mà EU không thể sánh được— được coi là ‘phong vũ biểu’ về khả năng tiếp tục hỗ trợ chiến tranh của phương Tây. Một khi nó xuất hiện vấn đề, thì sẽ kéo theo vấn đề ở các nguồn tài trợ khác.

Bức tranh kinh tế không hề tươi sáng vì Ukraine đã mất khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội do chiến tranh, với nguồn thu thuế giảm khi chi tiêu quân sự tăng lên.

IMF trong báo cáo gần đây nhất cho biết việc tiếp tục hỗ trợ từ bên ngoài cho tài chính của đất nước là rất quan trọng.

Moody xếp hạng nợ công của Ukraina là “Ca” — mức xếp hạng cao thứ hai dành cho các quốc gia có khoản nợ mang tính đầu cơ cao và sắp vỡ nợ hoặc có thể vỡ nợ. Moody rate là các chỉ số có uy tín đánh giá độ tin cậy cho đầu tư ở các nền kinh tế.

Nếu nguồn tài trợ bên ngoài giảm, Kiev có thể sẽ buộc phải quay lại hoạt động bán trái phiếu, bao gồm cả việc bán cho ngân hàng trung ương —về cơ bản đó là in tiền— điều này sẽ có nguy cơ đẩy lạm phát lên cao hơn.

Trong khi một số đảng viên Cộng hòa đã nêu lên mối lo ngại về mức độ tham nhũng ở Ukraine, chính quyền Biden của Đảng Dân chủ tìm cách đảm bảo rằng các quỹ không bị chuyển hướng một cách không thích hợp, đưa ra các tuyên bố rằng chính quyền Kiev đang tích cực giải quyết tệ nạn kinh niên này.

Ông Miller cho biết hôm Thứ Hai: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​Ukraine có hành động mạnh mẽ, bao gồm cả hành động mạnh mẽ trong vài tuần qua để giải quyết vấn đề tham nhũng”.

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, Kiev đã nhận được hơn 185 tỷ USD từ Mỹ và EU về viện trợ quân sự, nhân đạo và chính phủ. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergei Marchenko, chính quyền Zelensky thậm chí còn yêu cầu nhiều hơn và mong đợi thêm 42 tỷ USD từ các nhà tài trợ quốc tế vào năm tới.

Theo một phân tích của Politico hôm 2/10, sự ủng hộ của quốc tế dành cho Ukraine có thể đang suy yếu, khi các quan chức Mỹ và EU nay đã công khai thừa nhận họ bắt đầu cạn kiệt vũ khí để gửi đi.

“Chúng tôi không thể tiếp tục cung cấp từ kho dự trữ của mình,” Politico trích lời một quan chức EU, “chúng tôi đã gửi đi mọi thứ trong khả năng mà không gây nguy hiểm cho an ninh của chính chúng tôi.”

Ngoài ra, quan hệ ngoại giao yếu kém của chính quyền Kiev cũng là một vấn đề, đặc biệt khi Slovakia và Ba Lan đang có các dấu hiệu rạn nứt, và sẽ ảnh hưởng tới việc hỗ trợ Ukraina.

Nhật Tân (theo WSJ)

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

20 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

27 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

44 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago