Ngôi sao điện ảnh Richard Gere: Chính sách Tây Tạng của ĐCSTQ là “tàn ác”

Ngôi sao điện ảnh Hollywood Richard Gere đã tham dự hội nghị của Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ về Trung Quốc vào thứ Ba (28/3). Ông cùng với Thư ký Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) Penpa Tsering, người đã tham dự hội nghị qua truyền hình trực tiếp, làm chứng về những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Ngôi sao điện ảnh Hollywood Richard Gere đã tham dự hội nghị của Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ về Trung Quốc vào thứ Ba (28/3). (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)

Theo AFP đưa tin, ông Richard Gere, người đã đóng vai chính trong các bộ phim nổi tiếng như “American Gigolo”, “Pretty Woman”, “Cotton Club“, v.v, đã làm chứng trước ủy ban, cáo buộc chính quyền ĐCSTQ chia rẽ các gia đình Tây Tạng, cấm ngôn ngữ của họ, và phá hủy các địa điểm tôn giáo và lấy mẫu DNA mà không có sự đồng ý của đương sự.

Ông Richard Gere nói: “Trong nhiều thập kỷ, chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), như chúng ta biết, phần lớn dựa trên việc ngăn chặn, phủ nhận, hủy diệt và đồng hóa.” Ông Richard Gere năm nay 73 tuổi, là một người lâu năm ủng hộ Tây Tạng, đã từng nhiều lần ra điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Ông mô tả chính sách Tây Tạng của ĐCSTQ là “tàn ác, bạo lực tập thể và bức hại tập thể”. Ông nói rằng người dân Tây Tạng bị áp bức bởi một “hệ thống giám sát có mặt khắp nơi”.

Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng từng có khoảng thời gian độc lập và sau đó nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Trung Quốc nói rằng họ “giải phóng hòa bình” cao nguyên vào năm 1951 và tuyên bố đã mang cơ sở hạ tầng và giáo dục đến khu vực trước đây chưa phát triển.

Nhưng nhiều người Tây Tạng lưu vong cáo buộc Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đàn áp, tra tấn và làm xói mòn văn hóa của họ.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách về Dân chủ và Nhân quyền, bà Uzra Zeya, phát biểu tại phiên điều trần rằng Trung Quốc tiếp tục “khởi động một chiến dịch đàn áp nhằm cố gắng Hán hóa” 6 triệu người Tây Tạng của đất nước này (Trung Quốc), đồng thời xóa sổ di sản tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của Tây Tạng.

Là điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng, bà Zeya đã bị chính quyền ĐCSTQ từ chối cho phép đến Trung Quốc, bà nói rằng có một loạt báo cáo xung quanh việc Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp nhân quyền của người Tây Tạng – thành lập các trường nội trú, Hán hóa 1 triệu học sinh Tây Tạng, và cả việc thu thập DNA quy mô lớn của người dân không tự nguyện ở các khu vực Tây Tạng – đều khiến lương tâm của người dân thế giới bị sốc nặng.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố báo cáo 2022 – 2023 về tình trạng nhân quyền trên thế giới vào thứ Hai (27/3), tiết lộ tình hình nhân quyền mới nhất ở 152 quốc gia trên thế giới.

Báo cáo chỉ ra rằng Chính phủ Trung Quốc lấy danh nghĩa “chống chủ nghĩa ly khai” “chống chủ nghĩa cực đoan”, để đàn áp một cách có hệ thống các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng, đồng thời hạn chế nghiêm ngặt việc ra vào của người dân ở hai khu vực này.

Theo Đức Hào, RFA

Đức Hào

Published by
Đức Hào

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

23 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

30 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago