Kế sách của ĐCSTQ khi bố trí Jack Ma, Mã Anh Cửu và Lý Hiển Long cùng nhau “hồi hương”

Gần đây, trong cùng khoảng thời gian những ngày cuối tháng Ba có 3 nhân vật đáng chú ý trong cộng đồng người Hoa đã “hồi hương”: Jack Ma (Mã Vân), Mã Anh Cửu và Lý Hiển Long. Có phân tích cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cẩn thận bố trí các chuyến thăm này vì mục đích chính trị.

(Từ trái sang) Ông Lý Hiển Long, Jack Ma và Mã Anh Cửu. (Ảnh ghép: Wikimedia, NFD/Flickr, CNA)

Theo Thông tấn xã Đài Loan (CNA), tại Nam Kinh – Trung Quốc vào ngày 28/3, cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã gặp Bí thư Tín Trường Tinh của tỉnh Giang Tô. Trước đó trong phỏng vấn sau khi đến thăm Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn, ông Mã Anh Cửu đã đề cập đến vai vế của ông là “cựu tổng thống”. Nhưng khi ông Tín Trường Tinh gặp ông chỉ gọi ông là “ông Mã Anh Cửu”, khi đề cập chức danh chỉ nói Mã Anh Cửu từng là cựu Chủ tịch Quốc Dân Đảng và là “cựu lãnh đạo của khu vực Đài Loan”.

Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã đến Nam Kinh vào chiều ngày 28/3 để thăm lăng của cố Tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: CNA Đài Loan)

Ông Mã Anh Cửu bày tỏ hy vọng rằng hai bên có thể gác lại tranh chấp và đạt được đồng thuận tốt nhất có thể. Ông nói đã tích cực thúc đẩy giao lưu xuyên eo biển trong nhiệm kỳ tổng thống của mình và đã ký kết 23 thỏa thuận trong 8 năm, tạo ra giai đoạn hòa bình và thịnh vượng nhất trong hơn 70 năm kể từ khi chia cắt hai bờ eo biển.

Ông Mã Anh Cửu kêu gọi hai bờ eo biển tích cực giao lưu để xây dựng lòng tin lẫn nhau, thay thế đối đầu bằng giao lưu và thay xung đột bằng đàm phán. Ông hy vọng Đại Lục có thể tìm hiểu nhiều hơn về trạng thái tâm lý của người Đài Loan, để mọi người hợp tác với nhau thúc đẩy tránh chiến tranh. Ông nói rằng đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Đại Lục và ông rất chân thành trong các vấn đề xuyên eo biển, mong có thể mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc và Đài Loan.

Đáp lại, ông Tín Trường Tinh ca ngợi ông Mã Anh Cửu là người luôn tuân thủ “Đồng thuận 1992” và nguyên tắc “một Trung Quốc”, phản đối Đài Loan độc lập với Đại Lục, đồng thời tích cực thúc đẩy sự phát triển hòa bình và trao đổi quan hệ xuyên eo biển, cho dù khi ông là cựu Chủ tịch của Quốc Dân Đảng hay cựu lãnh đạo khu vực Đài Loan, phía Trung Quốc đánh giá sâu sắc điều này.

Ông Mã Anh Cửu không đề cập đến “Đài Loan”?

Người phát ngôn Lâm Sở Nhân của Đảng Dân chủ Tiến bộ đã chỉ ra vào ngày 28/3. rằng thật đáng thất vọng khi cựu Tổng thống Mã Anh Cửu đến thăm “di tích Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)” [tại Đại Lục] nhưng lại không thể đường hoàng nhắc đến “Trung Hoa Dân Quốc”.

Người phát ngôn Lâm Gia Hưng (Alfred Lin) của Quốc Dân Đảng phản bác rằng khi thăm Lăng Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh, cả thế giới đều nghe thấy ông Mã Anh Cửu đã nói rất đường hoàng về “cựu tổng thống”, “Trung Hoa Dân Quốc đã 112 tuổi”….

Nhưng Người phát ngôn Lâm Sở Nhân bác lại rằng khi ông Mã Anh Cửu đến thăm Lăng Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh chỉ đề cập đến “Dân Quốc”“Trung Hoa” chứ không dám đề cập trực tiếp danh xưng quốc gia “Trung Hoa Dân Quốc” (tức Đài Loan)… Bà Lâm Sở Nhân cũng đề cập vấn đề ông Mã Anh Cửu đến thăm Trung Quốc với tư cách là cựu nguyên thủ quốc gia, nhưng quan chức tiếp đón tại sân bay Trung Quốc chỉ là “cấp phó”. Trước sự coi thường trong đối xử như vậy nhưng ông Mã Anh Cửu không những không phản đối mà thậm chí còn ca ngợi đón tiếp của ĐCSTQ “vượt quá mong đợi”“rất hài lòng”.

Ông Lâm Gia Hưng vặn lại bà Lâm Sở Nhân rằng sau khi Tổng thống Thái Anh Văn nắm quyền không ngừng làm phai nhạt hình ảnh “Trung Hoa Dân Quốc”. Cả thế giới đều biết bên nào mới thực tâm thúc đẩy hình ảnh Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nếu Đảng Dân tiến tiếp tục hủy hoại hình ảnh Đài Loan, những người có ý thức về công lý ở Đài Loan sẽ không bao giờ nhắm mắt làm ngơ.

“Linh vật” của ĐCSTQ: Jack Ma và Mã Anh Cửu

Nhà bình luận vấn đề quốc tế là Đường Hạo (Tang Hao) cho biết trong chương trình “Ngã tư thế giới” của ông, rằng ngày 27/3 là một ngày quan trọng đối với ĐCSTQ. Bởi vì vào ngày này có “hai con ngựa” cùng đến Trung Quốc, được coi là linh vật của ĐCSTQ: Đó là Mã Anh Cửu và người sáng lập Alibaba Jack Ma (Mã Vân). Bởi vì Jack Ma đã xúc phạm ĐCSTQ khiến công ty của ông ta bị trừng phạt, nên ông ta phải rút lui khỏi công việc kinh doanh và ra nước ngoài để tránh nạn. Bây giờ, ĐCSTQ đang muốn Jack Ma quay lại để cho các công ty nước ngoài và công ty tư nhân ở Đại Lục nhận ra vấn đề: Ngay cả Jack Ma cũng dám quay lại, cho thấy rằng chính quyền ĐCSTQ thực sự rất cởi mở với doanh nghiệp, nhằm trấn an mọi người rằng chính phủ sẽ không đối xử tệ, mọi người chớ ngại đầu tư tiền vào Trung Quốc.

Sau đó là đến ông Mã Anh Cửu. ĐCSTQ đã sắp xếp cho ông Mã Anh Cửu đến thăm Trung Quốc, thực tế cũng để ông Mã vào vai là “linh vật của Mặt trận Thống nhất” hay “con ngựa đầu hàng”. Đồng thời, ĐCSTQ cũng sắp xếp để ông Lý Hiển Long đến thăm Trung Quốc cùng với ông Mã Anh Cửu.

Nhà bình luận Đường Hạo nhận định, những động thái đó có những mục đích chính trị như sau:

Thứ nhất, ĐCSTQ muốn công khai trong và ngoài nước rằng Đài Loan muốn trở về Trung Quốc và thống nhất với ĐCSTQ, nên đích thân ông Mã Anh Cửu đã đến thăm. Sự hiện diện của cả ông Lý Hiển Long và ông Mã Anh Cửu cho thấy cả hai cộng đồng người Hoa ở nước ngoài là Đài Loan và Singapore đều hướng về Trung Quốc, từ đó nhấn mạnh hình ảnh ĐCSTQ là hạt nhân của vùng Đại Trung Hoa, cho thấy ĐCSTQ mới là tổ chức cầm quyền chính thống của Trung Quốc, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới là Trung Quốc chính thống.

Điều này có thể nhận thấy từ hoạt động đưa tin của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ. Như Tân Hoa Xã đưa tin về ông Mã Anh Cửu cho thấy hình ảnh nhỏ bé của ông Mã, từ đầu đến cuối đều không khác gì xem là “đàn em” khi chỉ gọi ông là “Mã Anh Cửu” mà không đề cập đến chức danh của ông. Rõ ràng việc bỏ qua địa vị xã hội tại Đài Loan mà ông Mã Anh Cửu từng nắm giữ cho thấy ĐCSTQ muốn loại bỏ sự tồn tại [độc lập] của Đài Loan.

Thứ hai, ĐCSTQ muốn công khai trong và ngoài nước rằng các nhà lãnh đạo của hai xã hội dân chủ là Đài Loan và Singapore đã đến bày tỏ lòng kính trọng đối với ĐCSTQ, điều này cho thấy “nền dân chủ” của ĐCSTQ là vượt trội so với Đài Loan và Singapore, vì vậy người dân Trung Quốc Đại Lục mới là những người hạnh phúc nhất và được hưởng dân chủ cao nhất.

Thứ ba, ĐCSTQ muốn sử dụng những người trẻ tuổi từ Đài Loan do Mã Anh Cửu đưa đến để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền mặt trận thống nhất và chiêu mộ nhân tài, qua đó để thu hút nhiều nhân tài Đài Loan đến Trung Quốc, nhằm giúp ĐCSTQ về công nghệ bán dẫn và công nghệ cao cấp khác. ĐCSTQ đang khốn khó trước chính sách phong tỏa chất bán dẫn của châu Âu và Mỹ, khiến sự phát triển kinh tế và quân sự của họ bị tụt lại, do đó họ cần khẩn trương thu hút nhân tài từ Đài Loan để giúp họ tiếp thu công nghệ và tái phát triển chất bán dẫn.

Ông Đường Hạo chỉ ra rằng vai trò của ông Mã Anh Cửu trong chuyến thăm Trung Quốc cũng giống như vai trò của ông Jack Ma đều là “linh vật” giúp ĐCSTQ: Một con ngựa kinh tế và một con ngựa chính trị. Vấn đề khác nhau chỉ là có thể ông Jack Ma bị buộc phải trở về Trung Quốc, còn ông Mã Anh Cửu thì chủ động đến hầu. Vậy thì ĐCSTQ sẽ tôn trọng hay coi thường ông Mã Anh Cửu? Chỉ cần nhìn vào các thông tin mà các phương tiện truyền thông ĐCSTQ đưa tin là chúng ta sẽ có được câu trả lời.

Tư Vân

Published by
Tư Vân

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

10 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

36 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago