Thế Giới

Nhận định của chuyên gia về kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Trung

Các chuyên gia cho rằng kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần này nằm ngoài dự đoán, bởi vì cả hai bên đã bước vào một điểm tới hạn mà không bên nào còn có thể kéo dài thêm nữa. Việc tạm thời giảm thuế và thiết lập cơ chế tham vấn cũng phản ánh việc chính quyền Bắc Kinh, dưới áp lực, đã chấp nhận một bố cục mang tính cấu trúc do phía Mỹ dẫn dắt — nghĩa là Mỹ đang nắm vai trò chủ đạo trong việc xây dựng “luật chơi” thuế quan.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tổ chức họp báo tại Geneva để trình bày chi tiết về tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc vào cuối tuần. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Nhóm đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã tiến hành đàm phán vào thứ Bảy (ngày 10/5) và Chủ nhật (ngày 11) tại Geneva, Thụy Sĩ. Cả hai bên đều cho biết cuộc đàm phán đã đạt được “tiến triển thực chất” và đạt được đồng thuận, ngày 12 đã công bố tuyên bố chung, theo đó hai bên tạm thời giảm thuế quan trong vòng 90 ngày.

Thỏa thuận mới không nhắc đến “miễn trừ giá trị nhỏ”

Một nguồn tin am hiểu về cuộc đàm phán cho biết với hãng Reuters rằng thỏa thuận tạm thời về việc cắt giảm thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc công bố vào thứ Hai không đề cập đến việc xử lý các gói hàng thương mại điện tử dạng “miễn trừ giá trị nhỏ” được gửi từ Trung Quốc sang Mỹ.

Vào ngày 2/5, chính quyền Trump đã chấm dứt chính sách “miễn trừ giá trị nhỏ” — từng cho phép các gói hàng đặt mua trực tuyến từ Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông có giá trị dưới 800 USD được nhập khẩu miễn thuế vào Mỹ. Mỹ hiện áp mức thuế 120% đối với các gói hàng loại này.

Theo báo cáo trước đó của truyền thông Mỹ CNBC, sau cuộc đàm phán, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết hai bên sẽ giảm thuế quan từ mức 115%. Báo cáo cho rằng điều này có nghĩa là thuế sẽ giảm từ 125% xuống còn 10%. Đồng thời, mức thuế 20% mà Mỹ áp lên fentanyl nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực, điều này đồng nghĩa với tổng mức thuế đối với Trung Quốc là 30%.

Do tuyên bố chung giữa Mỹ và Trung Quốc vào thứ Hai không đề cập đến vấn đề này, các chuyên gia thương mại cho rằng triển vọng của chính sách hiện vẫn chưa rõ ràng. Ông Martin Palmer, đồng sáng lập công ty cung cấp dữ liệu thương mại xuyên biên giới Hurricane Modular Commerce, cho biết: “Chính sách miễn trừ giá trị nhỏ hoàn toàn không rõ ràng”.

Ông Palmer nói thêm: “Về mặt logic, nếu bạn đã cắt giảm thuế quan đối với tất cả các sản phẩm khác, thì điều đó cũng nên áp dụng cho hàng miễn trừ giá trị nhỏ, vì chúng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ”.

Việc vận chuyển các sản phẩm giá rẻ từ nhà máy Trung Quốc đến tay người tiêu dùng Mỹ mà không phải chịu thuế từng giúp các nhà bán lẻ trực tuyến như Temu và Shein trở nên cực kỳ phổ biến tại Mỹ. Họ bán các mặt hàng giá rẻ, quần áo và phụ kiện cho người tiêu dùng Mỹ. Sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố việc cắt giảm thuế quan, cổ phiếu của Pinduoduo – công ty mẹ của Temu – đã tăng 7% vào thứ Hai. Pinduoduo và Shein hiện vẫn chưa đưa ra phản hồi về yêu cầu bình luận.

Nhận định của các chuyên gia về kết quả đàm phán

Chuyên gia kinh tế Mỹ Davy Huang nói với tờ Epoch Times rằng kết quả đàm phán lần này giữa Mỹ và Trung Quốc là điều ngoài dự kiến, bởi vì cả hai bên đều đã bước đến một điểm giới hạn mà không thể tiếp tục trì hoãn.

Đối với Mỹ, trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ cần có một thành tựu chính trị thực sự để trình bày; còn đối với Bắc Kinh, dưới áp lực của suy giảm xuất khẩu, dòng vốn rút khỏi thị trường, nhu cầu trong nước suy yếu, chính quyền buộc phải nhượng bộ.

Ông cho rằng cái gọi là “đạt được đồng thuận quan trọng” giữa Mỹ và Trung Quốc, về bản chất chính là việc Bắc Kinh chấp nhận một số sắp xếp mang tính cấu trúc dưới sự dẫn dắt của phía Mỹ, ví dụ như cơ chế tham vấn thường xuyên, chính là một hình thức giám sát liên tục do Mỹ thiết lập.

Trước thềm cuộc đàm phán, Tổng thống Donald Trump từng phát tín hiệu rằng ông có ý định giảm thuế đối với Trung Quốc xuống mức 80%. Sau đó, Nhà Trắng làm rõ rằng chỉ khi phía Trung Quốc có những nhượng bộ, Tổng thống mới giảm thuế.

Ông Davy Huang cho biết, đây là kỹ thuật đàm phán điển hình theo phong cách Trump: trước tiên phát tín hiệu về khả năng nhượng bộ để thu hút Bắc Kinh bày tỏ thiện chí, rồi sau đó nhấn mạnh rằng sự nhượng bộ này phải được đánh đổi bằng điều kiện cụ thể. “Nếu Bắc Kinh thất hứa, không tuân thủ thỏa thuận, phía Mỹ có thể lập tức khôi phục mức thuế cao trước đó, thậm chí cao hơn, điều này tương đương với việc Mỹ đang bước vào một thời kỳ có thể linh hoạt tăng giảm thuế và tự thiết lập luật chơi.”

Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Vương Hách nói với Epoch Times rằng việc Trung – Mỹ thiết lập một cơ chế đàm phán thương mại là điều vẫn thường thấy. Chỉ là sau khi tái nhiệm, ông Trump đã đưa ra chính sách thuế quan đối ứng, điều này gây tác động lớn đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Nếu xét từ góc độ chính trị của cả hai bên, thì việc một lần nữa thiết lập cơ chế đàm phán là điều nằm trong dự tính.”

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett trong ngày hôm đó tuyên bố rằng Bắc Kinh nóng lòng muốn đạt được thỏa thuận. Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Sunday Morning Futures của Fox News, ông nói rằng phía Trung Quốc “rất rất khao khát” tham gia đàm phán để đưa mọi thứ “trở lại bình thường”.

Ông Tôn Quốc Tường, giáo sư khoa Quan hệ Quốc tế và Kinh doanh tại Đại học Nam Hoa, Đài Loan, chia sẻ với Epoch Times rằng sự chuyển biến trong cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung phản ánh rằng áp lực kinh tế Trung Quốc đang tiến gần đến điểm giới hạn. “Khó khăn kinh tế có thể thấy rõ qua việc xuất khẩu sụt giảm mạnh và sự sụp đổ của chuỗi cung ứng công nghiệp.”

Tại các tỉnh sản xuất lớn của Trung Quốc như Quảng Đông, Chiết Giang, làn sóng phá sản nhà máy đang lan rộng. Theo ước tính trước đó của ngân hàng đầu tư Nomura, nếu chiến tranh thương mại tiếp tục, Trung Quốc có thể mất ít nhất 16 triệu việc làm vào năm 2025.

Ông Tôn cũng chỉ ra rằng Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, là những đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ, đang tăng tốc đàm phán với Washington và hạn chế Trung Quốc sử dụng hình thức “chuyển khẩu thương mại” (để rửa xuất xứ), ĐCSTQ lo ngại bị loại khỏi quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trí Đạt (t/h)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Khám phá: 24 giờ ở Melbourne

Trong khi Sydney thường được chú ý, nhiều người Úc sẽ nói với bạn rằng…

40 phút ago

Tổng thống Trump đã đến Ả Rập Saudi sau khi Không lực Một được chiến đấu cơ hộ tống

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đến Ả Rập Saudi vào sáng thứ Ba…

1 giờ ago

Các nhóm vũ trang đụng độ dữ dội ở thủ đô Libya

Các cuộc đụng độ vũ trang đã nổ ra ở thủ đô Tripoli của Libya…

2 giờ ago

Thẩm phán không chặn IRS chia sẻ dữ liệu thuế với ICE để trục xuất nhập cư lậu

Hôm thứ Hai (12/5), một thẩm phán liên bang đã từ chối ngăn chặn Sở…

2 giờ ago

Cựu trợ lý cựu Chủ tịch Quốc hội nhận 750 triệu đồng từ Tập đoàn Thuận An

Ông Phạm Thái Hà bị cáo buộc nhận 750 triệu đồng sau khi "tác động"…

4 giờ ago

Lâm Đồng sắp xếp nhà công vụ, xe đưa đón công chức Bình Thuận, Đắk Nông sau sáp nhập

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ngành tính toán lên phương án nhà…

5 giờ ago