Ngay sau đề nghị hôm thứ Ba tuần trước (19/11) của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC) về hủy bỏ tình trạng quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Trung Quốc, gần đây Chủ tịch John Moolenaar của Ủy ban Chuyên trách về Trung Quốc – Hạ viện Mỹ đã đề xuất dự luật tương tự. Liệu Quốc hội Mỹ có thực sự ‘chính thức’ hủy bỏ tình trạng PNTR của Trung Quốc? Nếu được thông qua, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc vốn đang gặp khó khăn?
Trong báo cáo thường niên, USCC cho biết tình trạng quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn “cho phép Trung Quốc vẫn được đối xử thương mại giống như các đồng minh của Mỹ – dù Trung Quốc dùng những thủ đoạn như đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng thị trường”. Ông Moolenaar cho biết việc hủy quy chế này đối với Trung Quốc giúp “bảo vệ an ninh quốc gia của chúng tôi, hỗ trợ khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và mang lại công việc sản xuất trở lại Mỹ và các đồng minh của chúng tôi”.
Trước đó vào tháng Chín, các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ cũng đã đưa ra dự luật tương tự. Một trong những người khởi xướng là Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida, người được Tổng thống đắc cử Trump đề cử làm Ngoại trưởng. Cả hai dự luật đều áp thuế 100% đối với một loạt các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm điện tử tiêu dùng, máy công cụ, thiết bị năng lượng mặt trời…
“Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR), trước đó có gọi là “đối xử nước được ưu ái nhất” (đãi ngộ tối huệ quốc). Trong kinh tế quốc tế, điều này có nghĩa là một nước cấp cho một nước khác chính sách thương mại không phân biệt đối xử, tức là cung cấp cùng một mức thuế cũng như hạn ngạch nhập khẩu tương đương các đối tác thương mại bình thường khác trong tổ chức thương mại.
Như vậy, theo PNTR nghĩa là Mỹ không phải xem xét hàng năm quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ dành cho Trung Quốc thuế quan ưu đãi nhất, hạn ngạch nhập khẩu, miễn một số kiểm tra… Điều đó khiến khối lượng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh. Dữ liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy từ năm 2000 -2024, khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng từ khoảng 50 tỷ USD lên khoảng 500 tỷ USD, tăng gấp 10 lần.
Mỹ duy trì quan hệ thương mại bình thường với hầu hết các nước trên thế giới. Nếu Mỹ hủy bỏ tình trạng PNTR của Trung Quốc thì hàng hóa Trung Quốc sẽ chịu mức thuế cao hơn và tình trạng thương mại của Trung Quốc giảm xuống mức giống với các nước như Triều Tiên, Cuba và Nga.
Công ty chứng khoán nhà nước Trung Quốc Shenwan Hongyuan vào cuối tháng Mười đã công bố nghiên cứu, xem xét tác động của việc hủy bỏ PNTR của Trung Quốc. Nhà kinh tế trưởng Zhao Wei của Shenwan Hongyuan viết:
“Nếu Mỹ hủy bỏ PNTR của Trung Quốc, thuế suất trung bình của Mỹ cho các nước không phải là nước được ưu đãi là 42%, cộng với thuế quan khoảng 20% theo khuôn khổ 301, như vậy thuế quan trung bình đối với Trung Quốc sẽ tăng lên hơn 60%”.
Hiện tại thuế suất của Mỹ đối với nước được ưu ái đãi ngộ PNTR trung bình khoảng 2,2%, nhưng trên thực tế 48% tổng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ về cơ bản không còn được hưởng theo quy chế PNTR.
Theo RFI
150.000 dân Ukraine IDP sơ tán đã trở về nơi Nga đang quản lý, riêng…
Hai cán bộ thuộc Cục Thuế tỉnh Nam Định bị bắt với cáo buộc liên…
Đại sứ Trung Quốc Vương Tiểu Long cảnh báo nếu New Zealand tham gia nhóm…
Hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu đồng/năm sẽ phải đóng…
Số người tự tử ở nước này trong nửa đầu năm 2024 là trên 230.000…
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 30/4 và 1/5, và 2/9 trong 2025…