TNS Marco Rubio giới thiệu ra Thượng viện Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công
- Hải Đăng
- •
Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa, Florida) hôm thứ Tư (31/7) đã giới thiệu ra Thượng viện liên bang Mỹ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công, một dự luật nhằm mục đích ngăn chặn chế độ Trung Quốc giết người có sự cho phép của nhà nước các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng.
Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công nếu được trở thành luật chính thức sẽ trở thành chính sách của Mỹ để tránh hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng và thúc ép Bắc Kinh phải chấm dứt “tất cả các chiến dịch thu hoạch nội tạng có sự bảo trợ của nhà nước”.
Theo đạo luật này, tổng thống Mỹ sẽ cần phải cung cấp cho các ủy ban quốc hội liên quan một danh sách các cá nhân bị coi là “đã đang cố ý và trực tiếp tham gia vào hoặc tạo điều kiện cho việc thu hoạch nội tạng không tự nguyện bên trong nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Những người có tên trong danh sách đó sẽ phải đối mặt với chế tài cấm nhập cảnh vào Mỹ hoặc tham gia các giao dịch trên đất Mỹ. Tất cả thị thực hiện hành mà những người đó đang có đều sẽ bị mất hiệu lực. Dự luật này cũng quy định án phạt dân sự lên đến 250.000 USD cũng như án phạt hình sự 1 triệu USD và 20 năm tù giam đối với những kẻ vi phạm.
Trong vòng một năm kể từ khi dự luật trở thành luật, các cơ quan hành pháp của Mỹ gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Dân sinh, cùng với giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ sẽ bắt buộc phải ban hành báo cáo về thực trạng cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc, trong đó có hoạt động cấy ghép nội tạng liên quan đến các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.
Các quan chức của các bộ ngành nêu trên sẽ cần nộp danh sách các khoản tài trợ của Mỹ mà đã đang hỗ trợ hoạt động cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc trong hơn 10 năm trước. Các quan chức này sẽ buộc phải xác định xem liệu hành vi bức hại Pháp Luân Công có cấu thành “tội ác tàn bạo” chiếu theo “Đạo luật Elie Wiesel 2018 về Ngăn chặn Diệt chủng và các Hành vi tàn bạo” hay không.
Cùng bảo trợ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công với Thượng nghị Rubio còn có các Thượng nghị sĩ: Ron Johnson (Đảng Cộng hòa, Wisconsin), Roger Marshall (Đảng Cộng hòa, Kansas) và Thom Tillis (Đảng Cộng hòa, Bắc Carolina).
Hạ viện hồi tháng Sáu đã bỏ phiếu thông qua một phiên bản Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công tương tự như dự luật được giới thiệu ra Thượng viện lần này. Phiên bản của Hạ viện do Dân biểu Scott Perry (Đảng Cộng hòa, Pennsylvania) cùng 18 dân biểu khác bảo trợ.
- Lược dịch Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công của Hoa Kỳ
- Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công: Một bước đi lịch sử
- “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công” có thể chấm dứt chuỗi công nghiệp giết người của ĐCSTQ
Nếu được Thượng viện thông qua và được Tổng thống ký thành luật, thì Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công sẽ trở thành luật liên bang đầu tiên tại Mỹ thách thức Trung Quốc về hành vi bức hại và buôn bán nội tạng bất hợp pháp đối với nhóm đức tin Pháp Luân Công.
Dự luật nêu trên được giới thiệu ra Thượng viện chưa đầy hai tuần sau khi Pháp Luân Công kỷ niệm 25 năm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại.
Đặc trưng với thiền định và các bài giảng đạo đức đặt trọng tâm vào các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, Pháp Luân Công đã được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc trong những năm 1990, ước tính thu hút khoảng từ 70 triệu đến 100 triệu người theo tu tập. Nhưng từ tháng 7/1999, nhóm đức tin này đã đang phải đối mặt với một chiến dịch tận diệt quy mô lớn do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành, bao gồm các hoạt động bỏ tù, tra tấn, cưỡng bức lao động, và thu hoạch nội tạng cưỡng bức.
Thượng nghị sĩ Rubio cho biết dự luật liên quan đến Pháp Luân Công là nằm trong một gói các biện pháp lập pháp để đối phó với tầm ảnh hưởng của chế độ Trung Quốc cộng sản. Một trong hai đề xuất lập pháp khác là Đạo luật Ngăn chặn ĐCSTQ nhằm mục đích chế tài các quan chức ĐCSTQ và các thành viên trưởng thành trong gia đình họ vì “các hành vi hung hăng, đàn áp và lạm dụng nhân quyền”.
“Trung Quốc Cộng sản đã đang có thể thực hiện chiến dịch tà ác rộng khắp mà không bị trừng phạt. Từ thực hiện diệt chủng các nhóm tôn giáo và sắc tộc tới thực thi triệt sản và phá thai cưỡng bức, cũng như thao túng các loại khoáng sản và công nghệ trọng yếu và cản trở chủ quyền của nhiều đối tác khu vực, Mỹ sẽ không tha thứ cho các hành vi này”, ông Rubio nói trong một tuyên bố.
Một số tiểu bang tại Mỹ đã đang tiến hành hành động đối phó với nạn thu hoạch nội tạng. Từ tháng 6/2023, Texas, Utah, và Idaho đã ban hành các luật tiểu bang để ngăn chặn các công ty bảo hiểm chi trả cho các ca phẫu thuật cấy ghép nếu nội tạng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Vấn đề này cũng đã đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi hàng chục chuyên gia nhân quyền có liên kết với Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng nói rằng họ “thực sự rất lo lắng về những báo cáo cáo buộc ‘thu hoạch nội tạng’ nhắm vào các nhóm thiểu số, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, tín đồ Hồi giáo, và tín đồ Thiên chúa giáo, đang bị giam giữ ở Trung Quốc”.
Nghị viện châu Âu năm 2022 cũng đã ban hành nghị quyết bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng về các báo cáo thu hoạch nội tạng từ các tù nhân tại Trung Quốc, đặc biệt là từ các học viên Pháp Luân Công trong một khoảng thời gian dài liên tục, có hệ thống, phi nhân tính và có sự bảo trợ của nhà nước”. Nghị quyết này tuyên bố rằng hành vi thu hoạch nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ “có thể tương đương với tội ác chống lại nhân loại”.
Bộ Ngoại giao Mỹ trong nhiều báo cáo gần đây cũng đã nhấn mạnh đến nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức.
Hai ngày sau khi Hạ viện thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi ĐCSTQ phải cho phép “các cuộc điều tra độc lập và minh bạch đối với hệ thống cấy ghép nội tạng của nước này” và “chào đón các nhà quan sát độc lập tới điều tra tính xác thực của các báo cáo này”.
Chế độ Trung Quốc nên “chấm dứt các hành vi suy đồi đối với các tù nhân lương tâm và phải hành động phù hợp với các cam kết nhân quyền và tuân thủ đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn y tế và đạo đức liên quan và các thông lệ tốt nhất, bao gồm hành động vì những lợi ích tốt nhất của bệnh nhân, được sự chấp thuận, và tôn trọng phẩm giá con người”, vị phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu trên nói với Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) có trụ sở ở New York, Mỹ.
Từ khóa Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công Pháp Luân Công Dòng sự kiện