Một cuốn sách mới của Tướng Richard Shirreff, Phó chỉ huy tối cao của NATO ở châu Âu từ năm 2011 đến 2014, mô tả một kịch bản tiềm tàng có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khốc liệt trong tương lai giữa liên minh quân sự này với Nga.
Cuốn sách tựa đề Cuộc chiến 2017 với Nga, được phân loại rõ ràng là tác phẩm hư cấu. Nhưng nó đã miêu tả một sự cố khá thuyết phục mà tổng thống Nga trong tác phẩm này sẽ viện cớ để gây chiến với NATO. Trong tác phẩm, Nga nhanh chóng mở rộng các mục tiêu chiến tranh xâm lược đến các nước vùng Baltic, vốn là thành viên của NATO và chiến tranh thế giới sẽ nổ ra. Quả thật có lẽ đây là điều đáng lo ngại, khi tác giả nói với BBC Radio 4 rằng một cuộc xung đột như vậy là “hoàn toàn có thể”.
Tôi không muốn tiết lộ thêm về nội dung cuốn sách (cuốn sách được viết tốt, chân thực nhưng đen tối). Nhưng thông điệp chính trị ẩn bên dưới, được nêu rõ trong lời nói đầu của cuốn sách, là sự thiếu hụt khả năng phòng thủ trên khắp phương Tây cùng sự không sẵn lòng và không đủ khả năng đứng lên chống Nga đã làm cho chiến tranh có thể diễn ra hơn bao giờ hết. Đây có phải là một đánh giá chính xác về thế giới thực?
Cuốn tiểu thuyết làm người ta nhớ lại cuốn Cuộc đi săn vào tháng Mười đỏ của Tom Clancy và tác phẩm tuyệt vời Thế chiến III: Tháng 8 1985 của Tướng John Hackett. Cuốn sách thứ hai được viết trong thời kỳ chiến tranh lạnh lên đến đỉnh cao, cuốn sách này được xem là “lịch sử của tương lai”, dự đoán rằng cuộc chiến tranh toàn diện giữa khối NATO và khối Hiệp ước Warsaw sẽ bùng nổ và xảy ra tiếp theo.
Tuy nhiên, cuốn sách của Shirreff là một dự đoán chính trị xa hơn, với lập luận mạnh mẽ phê bình phương Tây trong suy giảm phòng thủ và không sẵn lòng cũng chưa đủ khả năng để đứng lên chống lại mối đe dọa từ Nga. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, trường hợp này có vẻ thuyết phục, nhưng suy đi tính lại khả năng chiến tranh xảy ra là rất ít.
Shirreff giả định rằng một là tổng thống Nga không có lựa chọn nào khác để đạt được mục tiêu chính trị của mình ngoài sử dụng các lực lượng quân sự hay “sức mạnh cứng”, hai là ông ta là một “một diễn viên phi lý trí” giống với khuôn mẫu của nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Cả hai lập luận này đều không có tính thuyết phục.
Không nghi ngờ gì, Nga chắc chắn đã chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái toàn cầu trong giá năng lượng và lệnh trừng phạt kinh tế sau khi sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước này, nhưng về mức độ phụ thuộc, đặc biệt là phụ thuộc năng lượng, Tây Âu phải phụ thuộc rất lớn vào Nga.
Ví dụ, các đường ống dẫn dầu Nord Stream nằm trong vùng biển quốc tế dọc theo bờ biển Baltic từ Nga đến Đức, đóng một vai trò rất quan trọng. Theo số liệu của EU, nó chiếm tới 38,7% tỷ lệ nhu cầu khí đốt của Tây Âu. Đổi lại, Nga đang rất cần nguồn thu nhập ngoại hối từ bán dầu. Do đó, cuộc chiến tranh giả thuyết giữa hai bên sẽ vấp phải vấn đề phụ thuộc kinh tế lẫn nhau. Nhưng nói cách khác, Nga có thể tạo được áp lực chính trị mạnh hơn với giá rẻ hơn chỉ bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt: tại sao lại phải dùng đến lựa chọn bấp bênh là chiến tranh?
Tổng thống Putin ở đời thực có phải là người phi lý trí? Một phân tích những hành động trong thực tế cuộc sống của Tổng thống Nga cho thấy ông hoàn toàn lý tính và hành động của ông ta thể hiện ông là người có tính thực tế luôn đặt lợi ích của đất nước mình lên trên hết. Có vẻ như Putin đang dự định chơi một trò chơi dài hạn.
Nhìn từ quan điểm của Nga, đặc biệt là khu vực miền Tây Nga, nước Nga bị bao vây bởi ngày càng nhiều những hàng xóm chịu sự ảnh hưởng của Mỹ, phương Tây … và NATO. Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trên biên giới phía Nam của Nga, đã gia nhập liên minh quân sự NATO vào năm 1952. Kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, nhiều cựu đồng minh thuộc khối liên minh Warsaw của Nga, bao gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Romania, Bulgaria và các nước vùng Baltic đã đăng ký gia nhập NATO quá nhiều. Nhiều người ở Nga muốn lãnh đạo của mình đáp trả các động thái này.
Hơn nữa, người Nga luôn tôn trọng một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, và lãnh đạo đương nhiệm hiện tại của điện Kremlin đã nhận được mức độ ủng hộ, ít nhất là 80%, một con số mà các chính trị gia phương Tây chỉ có thể mơ ước. Sự đe dọa hiện lên từ hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ này, nhưng tại sao lại mạo hiểm tất cả chỉ để thực hiện một động thái rủi ro nhất trên trường chính trị quốc: gây chiến?
Rõ ràng là ông Putin mong muốn chứng kiến phương Tây cắt giảm chi tiêu quốc phòng và giảm bớt chính sách bên miệng hố chiến tranh, và người ta có thể hiểu được rằng một vị tướng về hưu gần đây lại đang thúc đẩy điều ngược lại. Nhưng điều đó thực sự có làm cho chiến tranh có nhiều khả năng xảy ra hơn hay không? Có lẽ là không, mặc dù luôn luôn tồn tại một khả năng rủi ro rất nhỏ.
Nhưng nếu xảy ra chiến tranh với Nga, nó sẽ như thế nào? Kịch bản chiến tranh lạnh về những đội quân khổng lồ chiến đấu trong những trận chiến truyền thống quy mô lớn với xe tăng và máy bay trực tiếp hỗ trợ công kích trên chiến trường đã là một khái niệm lỗi thời không có khả năng xảy ra.
Cả hai bên đều có những nguồn lực đáng sợ có thể huy động ngay tắp lự nhưng NATO vẫn lớn hơn so với Nga: NATO có 3,6 triệu quân thường trực, Nga có 800.000; NATO có 7.500 xe tăng, Nga có 2.750 xe tăng; NATO có 5.900 máy bay chiến đấu, Nga có 1.571. Tuy nhiên, những con số nói trên không nói lên toàn bộ câu chuyện khi các lực lượng NATO được triển khai trên toàn cầu với một mức độ lớn hơn nhiều so với của Nga, thậm chí khi thừa nhận Nga có thể đạt được một lợi thế quân sự ở vùng Baltic, nhưng trong bao lâu và phải đánh đổi bằng giá nào? Tuy nhiên, quân đội ngày nay nhỏ hơn và phụ thuộc nhiều vào công nghệ hơn so với thế kỷ 20 và sẽ không giống như trận đánh xe tăng Kursk năm 1943, trận chiến sử dụng các xe thiết giáp hạng nặng dường như khó xảy ra.
Điều này nói lên rằng, khi mà tầm với của tên lửa và pháo binh ngày càng xa, độ chính xác của hỏa lực dẫn đường ngày càng lớn cộng với việc sử dụng rộng rãi các hệ thống giám sát (từ không gian, từ máy bay không người lái, và nghe trộm điện tử đã rất tinh vi) chiến trường hiện đại sẽ trở nên nguy hiểm và có tính phá hủy hơn nhiều, như hình ảnh của những cuộc xung đột gần đây với quy mô nhỏ hơn nhiều từ thành phố Grozny của Nga đến thành phố Aleppo, Syria.
Do đó, trong khi quân đội và những trận chiến cá nhân có thể nhỏ hơn so với những trận trong Thế chiến II, số người chết, thiệt hại tài sản do chiến tranh và khả năng phá hủy mọi thứ trên con đường dẫn đến đổ nát sẽ khiến một cuộc xung đột quy mô lớn có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn nhiều và để lại hậu quả lâu dài hơn bất kể điều gì chúng ta từng thấy trước đây.
Trong một cuộc xung đột như vậy, thuật ngữ “chiến trường” tự thân nó đã là một sai lầm: một cuộc chiến tranh như vậy, sử dụng tàu, tàu ngầm và máy bay với tầm bắn toàn cầu, thực sự sẽ là một cuộc chiến tranh tầm cỡ thế giới và sẽ không phân biệt được mục tiêu dân sự hay quân sự: đây thực sự sẽ trở thành một cuộc chiến tranh giữa người với người.
Và không phải chỉ là một cuộc chiến tầm cỡ thế giới: không gian bên ngoài sẽ là một đấu trường tranh đua cũng như không gian mạng, cả hai bên sẽ tìm cách phá vỡ tất cả các khía cạnh của cuộc sống bình thường, ví như chiến tranh cũng sẽ được đưa vào chính trị, cơ sở hạ tầng, thông tin và thương mại.
Bất chấp cảnh báo của Shirreff, những cơn ác mộng của chiến tranh hạt nhân là rất khó xảy ra vì không bên nào muốn thực hiện sự hủy diệt ở quy mô lớn như thế. Tương tự như vậy, vũ khí hóa học và sinh học nếu được sử dụng, chỉ dừng ở mức độ cực kỳ cục bộ và hạn chế.
Tuy nhiên, không phải nói rằng quy mô của sự tàn phá sẽ không đáng kể. Đây sẽ là chiến tranh toàn diện, được tiến hành trên tất cả các mặt trận có thể tượng tưởng được, từ không gian mạng, thị trường chứng khoán cho đến ngoài không gian vũ trụ.
Vị tướng quân Nato đã viết một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời và hấp dẫn. Nhưng trong khi nó đưa ra một số lập luận ủng hộ chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và chi tiêu quốc phòng lớn hơn, việc coi người lãnh đạo của Nga là một người ngông cuồng không lý trí là một lập luận ngây thơ và thiển cận. Cuối cùng, khi nói đến một cuộc Thế Chiến mới, thì cả bên đều có quá nhiều thứ để mất vào lúc này.
Tác giả:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…