Categories: Thời sựViệt Nam

20 năm sau bão Linda: Nam Bộ ứng phó với áp thấp nhiệt đới kép

Áp thấp nhiệt đới kép đang hướng vào khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đúng thời điểm tròn 20 năm cơn bão Linda gây thiệt hại nặng tại Cà Mau (1997).

Chùm ảnh đường đi và vị trí của hai áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Nam Bộ và Nam Trung Bộ ứng phó áp thấp nhiệt đới kép

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào lúc 13h ngày 1/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 7,7 độ vĩ Bắc; 106,5 độ kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 110 km về phía Nam; sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 – 15 km; đến 13h ngày 2/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,2 độ vĩ Bắc; 103,8 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau; sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/h), giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo), vùng biển Cà Mau đến Kiên Giang (bao gồm cả đảo Thổ Chu) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh. Ven biển Nam Bộ cần đề phòng nước dâng do áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh từ 0,3 – 0,4 m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4 – 4,5 m.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong khoảng 5 – 10 độ vĩ Bắc; 102,5 – 108,0 độ kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, đêm nay (1/11), ở ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100 – 150 mm, có nơi trên 200 mm. Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ trong đêm nay tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông.

Trong khi đó, một áp thấp nhiệt đới đang xuất hiện gần biển Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan (Phillipines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 – 60 km/h), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, có khả năng mạnh lên thành bão (cơn bão số 12) và đang tiến vào vùng biển Cà Mau với cấp gió từ 6-7, giật cấp 9.

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới kép ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, sáng nay, Ban chỉ đạo Trung ương Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức họp ứng phó.

Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các địa phương tiếp tục nhanh chóng kiểm đếm, hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ tàu thuyền trên biển và nơi neo đậu, đặc biệt hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, thông tin cho các phương tiện; Tiếp tục theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa, lũ tại khu vực Nam Bộ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông; Kiểm tra việc sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, không để người dân nào trên các phương tiện, tàu thuyền, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.

Áp thấp nhiệt đới kép đang hướng vào khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ. (Ảnh: Sơn Vũ)

Cà Mau – Áp thấp nhiệt đới đúng vào thời điểm 20 năm trước bão Linda đổ bộ (1997)

Sáng nay (1/11), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau họp trực tuyến việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Cơn áp thấp nhiệt đới này trùng với thời điểm 20 năm trước bão Linda đổ bộ vào Cà Mau (1997).

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, đến sáng ngày 1/11, văn phòng đã liên lạc được với 288 tàu, 1.587 người; vẫn còn 171 tàu, 1.057 người chưa liên lạc được; đã có 3.387 tàu đang neo đậu tại các bến an toàn.

Ông Nguyễn Trường Sơn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: “Phần lớn các tàu đang hoạt động thuộc vùng tâm áp thấp nhiệt đới rất nguy hiểm”.

Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực và vùng biển Cà Mau, nước biển có thể dâng cao từ 1,6 – 2,2 m; ảnh hưởng đến các đê xung yếu, các cụm dân cư ven biển, ven cửa sông và các công trình, hạ tầng sản xuất ven biển; ngập úng lúa, hoa màu; ngập tràn bờ bao, đê bao, đầm tôm,…

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, UBND huyện Nam Căn đề nghị cho học sinh ở các xã Tam Giang Đông và Tam Giang nghỉ học; huyện Phú Tân, Đầm Dơi cũng kiến nghị cho học sinh bậc mầm non và tiểu học nghỉ và không để các phương tiện tàu thuyền ra khơi.

UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các địa phương cập nhật tình hình áp thấp nhiệt đới và các phương án ứng phó mỗi 4 giờ một lần (kể từ 8h sáng ngày 1/11); đồng thời nghiêm cấm các tàu ra khơi kể từ 18h ngày 1/11 (thời gian cho phép tàu thuyền ra khơi sẽ được thông báo sau). Việc di dời dân khỏi vùng ảnh hưởng sẽ do các UBND huyện tự quyết định.

Tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị với Trung ương, Bộ Ngoại giao giúp ngư dân vào trú bão ở các vùng biển Malaysia, Indonesia vì các phương tiện này không kịp về nước tránh trú; đồng thời quyết định dời lễ tưởng niệm 20 năm các nạn nhân thiệt hại trong bão Linda từ ngày 2/11 sang ngày 3/11.

Đêm ngày 31/10/1997, một vùng áp thấp tại khu vực Nam biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió giật cấp 6, cấp 7.

Trưa ngày 1/11/1997, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão – cơn bão số 5 có tên quốc tế là Linda. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật trên cấp 8.

Đến 12h ngày 2/11, tâm bão đi qua phía Nam Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) với sức gió giật cấp 11, cấp 12. Đến tối ngày 2/11, bão Linda đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9.

Theo thống kê, bão Linda đã gây thiệt hại lớn cho người và tài sản tại 21 tỉnh thành phố thuộc khu vực Nam Bộ: 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, làm sập 107.892 ngôi nhà, đánh chìm 2.897 tàu thuyền, 1.856 tàu thuyền hư hỏng, 316 tàu mất tích, 136.334 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị vỡ, ngập,… Thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỷ đồng. Trong đó riêng tỉnh Cà Mau có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương.

Ngọc Linh

Xem thêm:

Ngọc Linh

Published by
Ngọc Linh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

12 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

19 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

37 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago