Bộ Công Thương: Công bố gần 30 nhà máy cần “giám sát đặc biệt” về môi trường

Bộ Công Thương vừa công bố gần 30 dự án, nhà máy nhiệt điện, hóa chất, thủy điện khai thác khoáng sản nằm trong danh sách có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc diện “giám sát đặc biệt”.

Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 (Trà Vinh) nằm trong danh sách “giám sát đặc biệt” về môi trường. (Ảnh: laodong.com.vn)

Ngày 20/10, Bộ Công Thương ra thông báo yêu cầu các trách nhiệm cụ thể liên quan đến quản lý môi trường đối với các cơ quan quản lý thuộc Bộ; Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; Các Tập đoàn, Tổng công ty và các doanh nghiệp; Các chủ đầu tư dự án nhiệt điện than.

Thông báo cũng đưa ra danh sách các dự án, nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Các dự án, nhà máy này được xếp vào diện cần “giám sát đặc biệt” về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm:

  1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 Mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng; Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh;
  1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy điện Vũng Áng 1 – Công ty điện lực dầu khí Hà Tĩnh, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Liên Hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau;
  1. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam: Dự án Alumin Nhân Cơ – Đắk Nông, Công ty Nhôm Lâm Đồng, Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Dự án khai thác và chế biến đồng Sin Quyền;
  1. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Công ty DAP số 1, Công ty DAP số 2, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, các nhà máy sản xuất Photpho và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng Lào Cai và Công ty Phân đạm Ninh Bình;
  1. Tổng công ty Thép Việt Nam: Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên – TISCO;
  1. Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Khu công nghiệp dệt may Phố Nối Vinatex, Tổng công ty may Việt Thắng;
  1. Tổng công ty Giấy Việt Nam: Nhà máy giấy Bãi Bằng.

Theo đó, Bộ Công Thương có yêu cầu cụ thể đối với các Tổng cục, Tập đoàn, Tổng công ty, các chủ đầu tư dự án.

Cụ thể:

Tổng cục Năng lượng phối hợp với Bộ TNMT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức rà soát, đánh giá tổng thể tác động môi trường toàn bộ Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải năm 2017 và tiếp tục thực hiện với các trung tâm điện lực lớn (có từ 02 nhà máy điện trở lên),…

Các Tập đoàn, Tổng công ty và các doanh nghiệp: từ chối đầu tư các dự án có công nghệ tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường; Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với đơn vị chức năng tại địa phương,…

Đối với các chủ đầu tư dự án nhiệt điện than: Xây dựng và thực hiện quy trình thải tro xỉ nhà máy, yêu cầu đảm bảo không phát tán tro xỉ ra môi trường; sớm hoàn thành đàm phán và ký hợp đồng tiêu thụ tro xỉ các Nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là các Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2, Vũng Áng trong năm 2016;

Hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động các thông số phát thải của nhà máy nhiệt điện thuộc các Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải, kết nối đến cơ quan chức năng của địa phương trong Quý IV/2016; Kiểm tra nồng độ phát thải, thực hiện các giải pháp cần thiết để đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện, báo Bộ Công Thương kế hoạch thực hiện trong tháng 12/2016,…

>> Siêu dự án Thép Ninh Thuận Cà Ná: Đánh thức nguy cơ hủy hoại môi trường

Trước đó, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, trong cuộc họp ngày 6/10 của ngành, ông Trần Văn Lượng – Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết, kết quả rà soát và kiểm tra trực tiếp tại 29 cơ sở cho thấy một số tồn tại trong vấn đề bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp chưa có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nhưng đã đi vào vận hành như: Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Vũng Áng – PVN, Nhiệt điện Duyên Hải 1;

Một số doanh nghiệp thay đổi các hạng mục bảo vệ môi trường trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt mà chưa thông báo cho cơ quan phê duyệt biết, hoặc đã thông báo, chưa được chấp thuận nhưng đã tổ chức thực hiện như: Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Duyên Hải 1;

Một số doanh nghiệp chưa có giấy phép khai thác tài nguyên nước như: Nhiệt điện Duyên Hải 1;

Một số doanh nghiệp chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước như: Nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhiệt điện Hải Phòng, Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp (PTSC) Quảng Bình, PTSC Đà Nẵng, PTSC Dung Quất, Công ty TNHH MTV phân bón dầu khí Cà Mau – PVN, Nhà máy đóng tàu Dung Quất – PVN.

Hải Linh

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

2 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

2 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

2 giờ ago

Quyền lực nhân sự của Tập Cận Bình đã bị tước bỏ? Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn?

Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực…

3 giờ ago

Chính quyền Trump đã tính toán mức thuế quan đối ứng như thế nào?

Hôm thứ Tư (2/4), chính quyền Trump đã công bố công thức được chờ đợi…

3 giờ ago