Ông Phạm Văn Tam cho rằng 70% linh kiện tivi của Asanzo được nhập từ Trung Quốc và việc này không có gì là mới.
Ngày 23/6, ông Phạm Văn Tam – CEO Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo trả lời báo chí về việc Asanzo dùng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt.
Theo ông Tam, mục tiêu kinh doanh của Asanzo là mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tivi, máy lạnh chất lượng, giá cả hợp lý. Với mục tiêu đó, Asanzo có sử dụng những linh kiện, nguyên liệu từ trong nước và nước ngoài. Trong đó, 70% linh kiện tivi của Asanzo được nhập từ Trung Quốc và việc này không có gì là mới.
“Một số báo có đưa tin Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, tráo đổi hàng Trung Quốc để bán. Tôi khẳng định rằng không bao giờ chúng tôi làm việc dại dột như vậy” – ông Tam nói.
Giải thích về báo chí thông tin Asanzo cố ý xóa bỏ dấu vết “Made in China” trên Panel LCD, ông Tam cho biết Panel LCD là một linh kiện bên trong của tivi và các công nhân không gỡ bỏ tem sườn có chữ “Made in China” trên linh kiện này. Công nhân chỉ dán thêm tem bảo hành cho linh kiện Panel LCD.
“Chúng tôi không việc gì phải xóa chữ Made in China đi cả, bởi bộ phận này sẽ nằm bên trong phần vỏ nhựa bao bọc bên ngoài. Chúng tôi chỉ dán dòng chữ “Xuất xứ Việt Nam” ở bên ngoài sản phẩm hoàn thiện, điều này là phù hợp với quy định hiện hành” – ông Tam cho hay.
Về dòng chữ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, ông Tam nói dòng chữ này có ý nghĩa là dây chuyền sản xuất tại nhà máy được kiểm soát bằng công nghệ Nhật Bản. Đây là các công nghệ được chuyên gia Nhật Bản chuyển giao như kiểm soát việc lên chuyền của sản phẩm, kiểm soát các tiêu chuẩn vệ sinh bo mạch, sơn,…
Về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định đơn vị đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ giữa năm 2018.
Cũng từ thời điểm này, thị trường xuất hiện 2 dòng sản phẩm khác nhau nhưng cùng logo Asanzo. Dòng sản phẩm thứ nhất bao gồm các thiết bị điện gia dụng được Asanzo lắp ráp trong nửa đầu năm 2018 trở về trước và gắn nhãn Việt Nam. Dòng sản phẩm thứ 2 được các công ty phụ trợ của chúng tôi nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc
Theo ông Tam, hiện Asanzo đang nhượng quyền cho một số công ty khác sử dụng thương hiệu của mình và công ty mua lại sản phẩm từ các công ty này với vị trí là đối tác thương mại. Những sản phẩm này được các công ty phụ trợ gia công tại nước ngoài.
Về thông tin Asanzo vừa bị Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, ông Tam cho biết sẽ chấp nhận và tôn trọng quyết định này. Ông Tam cũng khẳng định “không lừa người tiêu dùng Việt Nam”.
Trước đó, phóng sự điều tra của báo Tuoitre về việc các sản phẩm của Asanzo có nhãn hiệu “Made in VietNam” nhưng thực ra là của Trung Quốc đã khiến người tiêu dùng hoang mang.
Mới đây, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho biết kết hợp thông tin từ báo Tuoitre cùng hồ sơ doanh nghiệp do Asanzo nộp, đã thể hiện sự cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng của Asanzo, cũng là vi phạm điều lệ sử dụng danh hiệu mà doanh nghiệp đã cam kết khi nhận. Từ đó, Hội đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao đối với Asanzo để chấm dứt tình trạng gian lận và vi phạm điều lệ sử dụng.
Bà Hạnh cũng cho biết không hề có việc chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho tất cả sản phẩm của doanh nghiệp và tuyệt nhiên không có “kinh doanh mua bán” nhãn hiệu này.
Ông Phạm Văn Tam sinh năm 1980 tại Quảng Ninh. Trước khi trở thành CEO của Tập đoàn Asanzo, ông Tam đã trải qua nhiều công việc khác nhau như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện… Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo. Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình. Đến tháng 7/2017, ông Phạm Văn Tam giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn Asanzo từ 90% xuống còn 1%, tiếp sau đó các cổ đông tổ chức như Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo cũng lần lượt thoái hết vốn. Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỷ đồng. Trên thị trường còn nhiều doanh nghiệp mang tên Asanzo khác có liên quan đến nhóm ông Phạm Văn Tam và những người đồng sáng lập. Cụ thể:
Mới đây vào tháng 1/2019, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Asanzo được thành lập với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, đây là công ty do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên. |
Hoàng Minh (t/h)
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…