Việt Nam

Hà Nội: Miễn tiền thuê đất cùng 20 loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp tái chế rác thải

Các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tái chế tại Hà Nội được miễn tiền thuê đất ít nhất trong 6 năm, cùng 20 loại phí, lệ phí, hỗ trợ chi phí quảng bá, bán sản phẩm.

Ảnh minh họa. Xe thu gom rác tại Hà Nội, ngày 16/1/2023 (Nguồn ảnh: Andy Soloman / Shutterstock)

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).

Theo đó, các cá nhân, tổ chức đầu tư vào sản phẩm tái chế hoặc sản xuất sản phẩm từ tái chế sau thu gom sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, phí.

Cụ thể, nhóm đầu tư này được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 6 năm; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các năm tiếp theo theo chính sách ưu đãi về đất đai của Trung ương và của thành phố tại từng thời kỳ khi thực hiện dự án đầu tư mới.

Áp dụng mức thu phí 0 đồng đối với các loại phí, lệ phí với 20 loại phí, lệ phí, như phí thẩm định dự án, bảo vệ môi trường, phí khai thác, sử dụng nguồn nước, lệ phí đăng ký kinh doanh… (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết).

Ngoài ra, các dự án được xem xét vay vốn từ nguồn vốn điều lệ Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố và nguồn vốn nhận ủy thác quỹ bảo vệ môi trường tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố theo quy định của pháp luật tại thời điểm vay.

Với tổ chức, cá nhân đầu tư vào tái chế rác thải, thời hạn miễn tiền thuê đất là 10 năm, cùng mức phí 0 đồng với 20 loại phí, lệ phí tương tự hoạt động sản xuất sản phẩm tái chế.

Hỗ trợ 100% chi phí cho hoạt động đào tạo, thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án, tập huấn và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện có tốt nhất. Tổng mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/năm.

Hỗ trợ 100% chi phí quảng bá (tối đa 200 triệu đồng/năm) trên các phương tiện truyền thông, trên các chương trình truyền hình, báo chí và 50% phí trưng bày, bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn (không quá 100 triệu đồng/năm).

Các khoản hỗ trợ còn gồm phí cho các hoạt động cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, nhãn sinh thái, xây dựng thương hiệu, đào tạo, thuê cán bộ kỹ thuật. Trường hợp họ tự thực hiện các hoạt động trên, các khoản chi được phép hạch toán vào chi phí sản xuất.

Nhóm đầu tư này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% ở 9 năm tiếp theo.

Điều kiện để nhận hỗ trợ?

Để được nhận được các khoản hỗ trợ nêu trên, doanh nghiệp, cá nhân cần sản xuất sản phẩm tái chế từ 5 loại rác thải gồm nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại, cao su, với hàm lượng trong sản phẩm cuối 5-22%. Sản phẩm tái chế phải được áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại theo danh mục do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Định kỳ hàng năm, họ phải thực hiện các chính sách khuyến mãi, giảm giá, tích điểm – đổi quà để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường.

Với tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tái chế, điều kiện hỗ trợ được mở rộng nếu sản phẩm tái chế có ít nhất 10 điểm phân phối tới người tiêu dùng và quy mô vốn từ 3 tỷ đồng trở lên mỗi năm. Các chủ thể này sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tương đương với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào tái chế.

Thành phố cũng khuyến khích các sản phẩm xanh khi ưu tiên sử dụng vật liệu, sản phẩm tái chế trong các gói thầu mua sắm hoặc đầu tư công dưới 20 tỷ đồng. Đây là tiêu chí bắt buộc, điểm ưu tiên khi xây dựng hồ sơ mời thầu dự án công trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hà Nội, mỗi ngày toàn thành phố phát sinh khoảng 7.000 – 8.000 tấn rác thải sinh hoạt; 5.500 tấn được chuyển về Nhà máy điện rác Thiên Ý, 2.500 – 3.000 tấn còn lại chủ yếu đem chôn lấp.

Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội cho hay, từ năm 2022 trở về trước, hơn 90% của khoảng 7.000 tấn rác mỗi ngày tại Hà Nội được xử lý bằng cách chôn lấp, theo báo Lao Động tháng 3/2025.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho hay với lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 7.000 – 7.500 tấn/ngày (trung bình 0,8kg/người/ngày), nếu thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn sẽ giúp giảm 60 – 75% lượng rác là rác thực phẩm, giảm 15% – 20% lượng rác là rác tái chế, chỉ còn khoảng 25% – 30% rác thải phải mang đi chôn lấp hoặc xử lý tại các nhà máy, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ – Chuyên trang Thủ đô tháng 5/2025.

Vĩnh Long

Vĩnh Long

Published by
Vĩnh Long

Recent Posts

Shen Yun yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện vô căn cứ

Shen Yun, đoàn nghệ thuật biểu diễn nổi tiếng toàn cầu có trụ sở tại…

4 phút ago

Trung Quốc lên án thuế quan của Hoa Kỳ là “bắt nạt”

Trung Quốc cho biết vào thứ Sáu (11/7) rằng Hoa Kỳ không nên sử dụng…

10 phút ago

Cụ bà 85 tuổi đi bộ 1.295 km từ Kyushu đến Tokyo trong 3 năm

Bà Kumiko Kono, 85 tuổi người Nhật Bản đã đi bộ từ thành phố Kitakyushu…

2 giờ ago

Việt Nam siết kiểm soát gian lận thương mại, tập trung hàng TQ bị EU và Mỹ áp thuế

Việt Nam đang chuẩn bị áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn…

2 giờ ago

TQ: Bé trai 3 tuổi phát hiện ‘chết não’ sau ca phẫu thuật cắt amidan ít xâm lấn

Gần đây, một bé trai 3 tuổi ở Trạm Giang, Quảng Đông đã trải qua…

3 giờ ago

Ông Trump từng dọa oanh tạc Moskva và Bắc Kinh nếu ông Putin và ông Tập xâm lược

Ông Trump từng đe dọa sẽ oanh tạc Moscow nếu ông Putin tấn công Ukraine…

5 giờ ago