Ngày 11/1 xét xử vụ gây thất thoát gần 18 tỷ đồng tại 7 trường học ở TP.HCM

Bà Lê Thị Thanh Tuyền, cựu Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM cùng 4 bị cáo bị cáo buộc có sai phạm trong đấu thầu sửa chữa 7 trường học, gây thiệt hại 17,763 tỷ đồng.

Trường Tiểu học Tân Phú Trung, một trong 7 trường học có liên quan vụ án. (Ảnh: baophapluat.vn)

Ngày mai (11/1), TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí”, liên quan đến sai phạm xảy ra tại 7 trường học ở huyện Củ Chi, TP.HCM.

5 bị cáo trong vụ án gồm:

  • Lê Thị Thanh Tuyền, cựu Chánh thanh tra Sở Tài chính TP.HCM, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện Củ Chi;
  • Phan Văn Duyệt, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng thương mại xuất nhập khẩu Đông Phương (công ty Đông Phương);
  • Phan Văn Bình Tâm, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Tâm Phú Tài (công ty Tâm Phú Tài, em trai của bị cáo Duyệt);
  • Nguyễn Thị Loan, cựu Trưởng phòng GD-ĐT huyện Củ Chi;
  • Lê Vũ Hồng Hạnh, người đại diện theo pháp luật, Giám đốc Công ty Đông Phương.

Theo cáo trạng, năm 2016, Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi cấp kinh phí hợp đồng với Công ty Đông Phương sửa chữa 7 trường học (4 trường mầm non và 3 trường tiểu học) tại huyện, gồm: Trường mầm non thị trấn Củ Chi 2, Trường mầm non Thái Mỹ, Trường mầm non Tân Thông Hội 2, Trường mầm non Tân Phú Trung 2, Trường tiểu học Tân Phú Trung, Trường tiểu học Tân Phú và Trường tiểu học Lê Thị Pha.

Bị cáo Phan Văn Duyệt chỉ đạo thi công, nghiệm thu và thanh, quyết toán.

Trong quá trình thực hiện, Phan Văn Duyệt đã nâng khống khối lượng công trình, đưa cho em ruột là Phan Văn Bình Tâm dùng pháp nhân công ty hợp thức hóa hồ sơ thiết kế, dự toán và các thủ tục liên quan cho khớp số liệu.

Tiếp đó, bị cáo Duyệt liên hệ với Hiệu trưởng các trường để hoàn chỉnh thủ tục quyết toán. Hồ sơ được chuyển cho Phòng GD-ĐT Củ Chi (thông qua bà Loan) để trình phê duyệt dự toán.

Sau khi Phòng GD-ĐT lập danh mục, kế hoạch sửa chữa, sẽ gửi cho Phòng Tài chính thẩm định và trình Thường trực UBND huyện Củ Chi phê duyệt. Trong đó, chia dự án thành 64 gói thầu (mỗi gói thầu dưới 500 triệu đồng) để chỉ định thầu.

Cơ quan điều tra cho rằng hành vi chia nhỏ gói thầu là sai quy định lựa chọn nhà thầu, vi phạm Luật Đấu thầu. Còn theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chủ đầu tư (các trường học) phải lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu. Tuy nhiên, Hiệu trưởng các trường học, Phòng Tài chính chỉ căn cứ trên các khái toán do Duyệt lập, có đơn giá cao hơn nhiều so với định mức.

Cáo trạng cũng xác định bị cáo Lê Thị Thanh Tuyền (thời điểm 2016 với vai trò là Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch huyện Củ Chi) đã trực tiếp đi khảo sát các trường học cùng bị cáo Nguyễn Thị Loan, để duyệt các hạng mục cần sửa chữa.

Dù nắm rõ các quy định về tài chính, chi phí cần sử dụng, nhưng bà Tuyền vẫn thẩm định và trình duyệt dự toán sửa chữa 7 trường học không đúng.

Sai phạm của các bị can là xuyên suốt, liên quan tất cả các khâu, gây thiệt hại cho ngân sách 17,763 tỷ đồng. Trong đó thiệt hại do đơn vị thiết kế gây ra ở giai đoạn khảo sát thiết kế và phê duyệt gần 1,385 tỷ đồng và thiệt hại do đơn vị thi công gây ra là 16,369 tỷ đồng.

“Đây là vụ án phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo đã lợi dụng việc được quản lý và cấp ngân sách, giao cho chủ đầu tư không có trình độ chuyên môn, giao cho nhà thầu không đảm bảo năng lực thi công để nhà thầu nâng khống khối lượng, rút tiền từ ngân sách, gây thiệt hại lớn”, cơ quan điều tra nhận định.

Liên quan vụ án, đối với 6 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng của 7 trường học, cáo trạng xác định với vai trò là chủ đầu tư, đã có thiếu sót, sai phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, rút dự toán ngân sách nhà nước và có dấu hiệu phạm vào tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Tuy nhiên, 7 cá nhân này không có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng, không được cập nhật các quy định pháp luật về xây dựng, đấu thầu. Mục đích ký các hồ sơ sửa chữa, quyết toán là để phục vụ lợi ích chung cho các em học sinh, không hưởng lợi cá nhân. Quá trình điều tra, phần lớn hậu quả thất thoát đã được khắc phục, thu hồi trước khi khởi tố vụ án. Vì vậy, cơ quan điều tra không đề nghị xử lý hình sự mà đề nghị xử lý về mặt hành chính.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Thuế đối ứng 46% tác động trực diện tới những doanh nghiệp niêm yết nào?

Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…

3 giờ ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

3 giờ ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

4 giờ ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

4 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

6 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

8 giờ ago