Việt Nam

Tin “công an” cài đặt app dịch vụ công, một người ở Hà Nội mất hơn 10 tỷ

Làm theo yêu cầu của “công an” hướng dẫn cài đặt phần mềm dịch vụ công qua điện thoại, anh T. phát hiện tài khoản ngân hàng mất 10 tỷ đồng.

Hình ảnh app Dịch vụ công giả mạo mà nạn nhân bị lừa cài đặt. (Hình ảnh: Công an thành phố Hà Nội/Facebook)

Công an TP. Hà Nội ngày 18/7 tiếp tục phát thông tin cảnh báo về thủ đoạn giả danh công an gọi điện yêu cầu cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” để chiếm đoạt tài sản.

Theo đơn trình báo gửi Công an quận Cầu Giấy, anh T. (trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết anh có nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ công an, yêu cầu anh cài đặt phần mềm Dịch vụ công. Sau khi cài đặt xong, anh T phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất 10 tỷ đồng. Lúc này anh mới biết là lừa đảo giả danh công an, dịch vụ công anh cài đặt là “giả mạo”.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an quận quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên để tiếp tục điều tra.

Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân của họ bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan công an để làm việc, Công an TP.Hà Nội cho hay.

Nhóm lừa đảo sẽ lấy lý do “cần hoàn thiện gấp hồ sơ”, thúc ép để nạn nhân nhanh chóng tải phần mềm Dịch vụ công “giả mạo”. Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, nạn nhân sẽ bị chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Theo đó, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của người lạ gọi đến.

Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển hết tiền của bị hại.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Hiện ngoài thủ đoạn giả công an, lừa hướng dẫn thực hiện “dịch vụ công trực tuyến”, các nhóm lừa đảo còn thủ đoạn lừa cài đặt tài khoản ứng dụng định danh điện tử VNeID giả mạo…

Ngoài ra, một thủ đoạn đã cũ nhưng vẫn phổ biến là giả danh là cảnh sát điều tra công an thông báo nạn nhân có liên quan đến vụ án ma túy, rửa tiền… rồi hướng dẫn người dân “chứng minh trong sạch” bằng cách mở tài khoản ngân hàng, nộp tiền vào tài khoản và cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, mật khẩu đăng nhập… “để phục vụ điều tra”.

Nguyễn Sơn

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

12 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

50 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago