Bắc Kinh tiếp tục chi hàng triệu USD để phát tán ảnh hưởng ở phương Tây

Bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục rót hàng triệu đô la vào các ấn phẩm của Hoa Kỳ để phát tán ảnh hưởng của mình, một tài liệu mới gửi cho Bộ Tư pháp đã tiết lộ, theo Epoch Times.

China Daily, cơ quan truyền thông bằng tiếng Anh do bộ phận tuyên truyền của Bắc Kinh kiểm soát, đã chi khoảng 3 triệu đô la cho các cơ quan xuất bản và các đại lý phát hành chính của phương Tây trong sáu tháng qua, theo một hồ sơ (pdf) ngày 24/5.

Khoảng 1,6 triệu đô la tiền quảng cáo đã chảy vào túi Los Angeles Times, Foreign Policy, Financial Times và Time Magazine. Một khoản khác trị giá 329.898 đô la cũng được rót cho The Globe and Mail, một tờ báo của Canada.

China Daily cũng đã mở hầu bao chi hơn 1 triệu đô la, phần lớn trong số đó tại Hoa Kỳ, để in tờ báo của riêng mình. Những kẻ “vớ bở” đáng chú ý là Los Angeles Times, The Boston Globe, The Seattle Times, Chicago Tribune và The Houston Chronicle.

Tổng chi tiêu cho in ấn, quảng cáo và các chi phí khác tổng cộng là 5,56 triệu đô la từ ngày 1/11/2020 đến ngày 30/4 năm nay, đánh dấu bước tăng vọt khoảng 1,1 triệu đô la so với nửa năm trước đó.

China Daily là một trong hơn chục đơn vị truyền thông nhà nước Trung Quốc được Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định là phái bộ nước ngoài của ĐCSTQ vào năm ngoái, yêu cầu họ phải đăng ký nhân viên và tài sản ở Mỹ.

Theo các tính toán của Center for Responsive Politics (Trung tâm Đáp ứng Chính trị), một nhóm minh bạch của chính phủ có trụ sở tại Washington, chi tiêu của chi nhánh nước ngoài Trung Quốc ở Hoa Kỳ đã tăng gấp sáu lần trong vài năm qua, từ hơn 10 triệu đô la trong năm 2016 lên gần 64 triệu đô la năm 2020.

“Mục đích duy nhất của China Daily là che đậy những hành động tàn bạo đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” Dân biểu Jim Banks (đảng Cộng hòa, bang Indiana) nói với Epoch Times.

“Mọi hãng tin ở Hoa Kỳ ủng hộ China Daily đều không có quyền nói về nhân quyền hay dân chủ. Họ nên xấu hổ về sự đồng lõa của mình”.

Một số tờ báo lớn của Hoa Kỳ đã ngừng đăng các bài quảng cáo từ báo Trung Quốc, trong bối cảnh các chiêu thức tuyên truyền của Bắc Kinh đang bị giám sát ngày càng chặt chẽ.

Tờ New York Times đã xóa hàng trăm nội dung được trả phí khỏi trang web của mình sau khi chấm dứt mối quan hệ với China Daily, theo The Washington Free Beacon, tờ báo đầu tiên đưa tin về tiết lộ của FARA.

Los Angeles Times, Foreign Policy, Financial Times, Time, The Boston Globe, The Seattle Times, Chicago Tribune và The Houston Chronicle đã không trả lời yêu cầu bình luận của Epoch Times.

Trong nhiều năm, chế độ cộng sản Trung Quốc đã chi hàng triệu đô la để đăng các trương mục bổ sung với tiêu đề  “China Watch” (Nhìn về Trung Quốc) hoặc “China Focus” (Tiêu điểm Trung Hoa) trên các tờ báo lớn của phương Tây.

Mặc dù các phần chú thích kèm theo China Watch có tuyên bố từ chối trách nhiệm bằng chữ in nhỏ cho thấy rằng nội dung được sản xuất bởi China Daily chứ không phải tờ báo chủ nhà, nó vẫn có thể gây hiểu lầm cho người đọc bình thường, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Phóng viên không biên giới (RSF) cho biết trong báo cáo năm 2019 của mình có nhan đề “Trung Quốc theo đuổi Trật tự Truyền thông Thế giới Mới.”

RSF cho biết: “Phong cách báo chí và bố cục trang nhã có thể dễ dàng đánh lừa những người đọc vội vã hoặc thiếu chú ý, những người tin tưởng chất lượng tổng thể của tờ báo mà họ đọc hàng ngày.

“Với các bài đọc khá thú vị và được trình bày tốt, những phần bổ sung của China Watch này dù sao cũng là con ngựa thành Troy, cho phép Bắc Kinh bóng gió tuyên truyền vào tận phòng khách của giới tinh hoa.”

Việc đăng các trương mục Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông phương Tây có danh tiếng đã thu hút sự quan ngại từ các nhóm nhân quyền quốc tế. Năm ngoái, Tờ Free Tibet (Tự do cho Tây Tạng) có trụ sở tại London đã phát động một chiến dịch kêu gọi một loạt hãng tin phương Tây ngừng đăng tải những nội dung như vậy.

Tờ Free Tibet bày tỏ quan ngại khi một trương mục đặc biệt về Tây Tạng trong phụ lục China Watch của Thời báo Los Angeles vào tháng 11 năm ngoái ca ngợi “các cơ hội” (việc làm) được tạo ra bởi “đào tạo nghề” ở Tây Tạng, vẽ nên một bức tranh khác hẳn với việc giám sát dân chúng mà Trung Quốc đã triển khai trong khu vực từ những năm 1950, cũng như các trung tâm huấn luyện theo phong cách quân đội – được mô tả là các trại lao động cưỡng bức. 

“Đây dường như là một nỗ lực có chủ ý để minh oan cho một báo cáo đã chỉ ra rằng hơn 500.000 người Tây Tạng đã phải trải qua lao động cưỡng bức,” tờ Free Tibet phản ứng.

ĐCSTQ cũng đã quảng bá các bài tường thuật của mình về hệ thống hiến tạng tự nguyện trong nước trên China Watch, bất chấp bằng chứng cho thấy hoạt động mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm đã được nhà nước hậu thuẫn cho đến tận hôm nay.

Nội dung quảng cáo như vậy đã ngày càng chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật số sau nhiều năm tồn tại dưới dạng bản cứng để tiếp cận đối tượng khán, thính giả rộng hơn và nhiều hơn.

Một bài báo gần đây trên mục China Watch trực tuyến của tờ Foreign Policy chỉ trích “hệ thống Hoa Kỳ” vì không thể sửa chữa các vi phạm nhân quyền ngay tại nước Mỹ. Trong một bài báo khác, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc được quảng bá là đóng góp vào “Sự phát triển của Châu Á và phục hồi [kinh tế] toàn cầu”, trái ngược với các phê bình cho rằng BRI đã và đang đưa các nước khác vào “bẫy nợ”.

Thượng nghị sĩ Roger Wicker (đảng Cộng Hòa, bang Mississippi) đã cố gắng xử lý vấn đề tuyên truyền của Trung Quốc trên các tờ báo của Mỹ vào tháng 2 bằng một dự luật mới có tên là S.319. Theo đó, luật yêu cầu các hãng [tin] phải tiết lộ rõ ràng đâu là các phụ trang được nước ngoài chi trả đặt trong các đại lý truyền thông của Mỹ.

Ông Wicker cho biết trong một tuyên bố hồi tháng 2: “Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến tuyên truyền toàn cầu ở Mỹ, còn báo chí Mỹ thì đồng lõa”. Ông cũng hy vọng “các yêu cầu phải tiết lộ rõ ràng hơn về các nguồn nước ngoài sẽ khuyến khích tất cả các ấn phẩm của Mỹ từ chối tham gia vào guồng máy tuyên truyền bẩn thỉu của ĐCSTQ”.

Eva Fu và Frank Fang/ The Epoch Times

Tiến Minh biên dịch

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

3 giờ ago