Những quan điểm ngôn luận giống nhau giữa New York Times và Hoàn Cầu Thời báo
- Chân Du
- •
Vision Times gần đây kết nối với nhà bình luận thời sự Từ Tư Viễn ở Mỹ, đi sâu vào phân tích về quan điểm ngôn luận của kênh truyền thông Mỹ New York Times và truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Thời báo Hoàn Cầu. Sự giống nhau như ‘một cặp song sinh’ về quan điểm ngôn luận của họ khiến người ta phải suy nghĩ sâu hơn.
Nhà bình luận Từ Tư Viễn nói: Người sáng lập giải Pulitzer [Nhân vật mang tính biểu tượng của các tờ báo nổi tiếng Mỹ] – ông Joseph Pulitzer, đã từng nói, nước cộng hòa của chúng ta thăng trầm cùng truyền thông báo chí của đất nước.
Một phương tiện truyền thông có trách nhiệm, vị tha và có tinh thần đại chúng, có hàm chứa sự huấn luyện đối với những người có tố chất thông minh, những người có cái nhìn sâu sắc để phân biệt đúng sai và can đảm lựa chọn điều gì là đúng. Một phương tiện truyền thông như vậy có thể duy hộ đạo đức công chúng mà chính phủ dựa vào đó để thành lập. Không có đạo đức công chúng này, thì bất cứ chính phủ nào cũng không là gì ngoài việc lừa đảo và làm trò hề.
Các phương tiện truyền thông căm ghét xã hội, bị mua chuộc và ru ngủ người ta, sẽ đồng thời tạo ra những người dân với tâm lý luôn nghi ngờ, chỉ để ý đến lợi ích, và bị kích động. Sức mạnh định hình tương lai của nước Cộng hòa nằm trong tay những người làm truyền thông tương lai.
Nếu chúng ta lấy những lời của ông Pulitzer để đánh giá truyền thông Mỹ ngày nay, thì sẽ như thế nào?
Đầu tiên xin nói về một khái niệm, chính là cái gì gọi là công tác tuyên truyền. Tuyên truyền trong tiếng Anh là propaganda, trong đó từ gốc là prop, xuất phát từ tiếng Latinh, là tiếng gọi của của con vẹt, có ý tứ là lời dối trá.
Điều lệ của Liên minh Cộng sản năm 1847 đã đưa ra khái niệm về công tác tuyên truyền, yêu cầu các thành viên phải có nghị lực cách mạng và chăm chỉ làm công tác tuyên truyền.
Trong các bài viết của mình, Marx và Engels yêu cầu sử dụng mặt trận của đảng, cơ quan ngôn luận và trung tâm chính trị của đảng cũng như các công cụ dư luận để giải thích tính chất và công dụng của truyền thông.
Lê-nin sử dụng phương tiện truyền thông như một công cụ để tuyên truyền kích động và tổ chức cách mạng, sau đó, Lê-nin thành lập báo Iskra, báo Pravda. Hai công cụ không thể thiếu của một nhà nước độc tài cộng sản là báng súng và cán bút, dùng để cướp đoạt chính quyền và củng cố chính quyền. Hồ Kiều Mộc (Hu Qiaomu), một đảng viên ĐCSTQ, nói rằng báo của đảng là phải ở tất cả các trang, với mọi bài luận, mọi bản tin và mọi thông điệp đều có thể quán triệt quan điểm và mang theo kiến giải của đảng.
Ngày nay, truyền thông Mỹ không còn là sức mạnh mà ông Pulitzer nói về việc định hình tương lai của nền Cộng hòa, nó đã biến chất thành cơ quan ngôn luận hoặc công cụ tuyên truyền của đảng.
Trước hết, hãy nói về một số sự kiện lịch sử. Trong lịch sử của New York Times, có một phóng viên đóng trú ở Moscow (Nga) tên là Walter Duranty, ông đã thực hiện rất nhiều phóng sự quan trọng về Liên Xô, trong đó nổi tiếng nhất là 13 phóng sự về Liên Xô, và còn đoạt giải thưởng Pulitzer.
Nhưng có hai thành viên đảng Cộng hòa Mỹ, một người tên là Jay Lovestone và một người tên là Joseph Wright Alsop, hai người này tin chắc rằng Duranty là một gián điệp bí mật của Liên Xô. Vì tiếng xấu rõ ràng nhất của Duranty là khi nạn đói lớn xảy ra ở Ukraine từ năm 1932 đến năm 1933, ông ta đã phủ nhận sự thật rằng hàng triệu người đã chết đói. Ông nói rằng bất kỳ báo cáo nào về nạn đói ở Liên Xô là phóng đại và tuyên truyền ác ý, đây là một phóng viên rất nổi tiếng trong lịch sử của New York Times.
Chúng ta có thể coi câu chuyện của Duranty như một sự tình cờ. Nhưng nếu so sánh những ngôn luận hiện tại của New York Times với Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), sẽ thấy nhiều điều khó tin hơn.
Ngày 19/6/2020, tờ New York Times có bài viết nói ông Trump là trở ngại lớn nhất trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Cùng lúc đó, truyền thông của ĐCSTQ là tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin rằng một số chính trị gia Mỹ (ám chỉ ông Trump) làm mọi cách để làm mất uy tín của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các công ty Trung Quốc. Ngày 14/5/2020, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, ông Trump đã gửi những lời đe dọa sai lầm không đúng lúc đến Trung Quốc, việc này khiến Washington phát điên. Nước Mỹ đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng của dịch bệnh virus corona, vậy mà ông Trump bắt mọi người miễn cưỡng thúc đẩy khôi phục công việc sản xuất. Điều đó là mạo hiểm đối với việc dịch bệnh có thể quay trở lại. Nền kinh tế Mỹ không thể nhìn thấy bóng dáng của việc thoát khỏi khủng hoảng. Năng lực sản xuất và thị trường của họ đang hỗn loạn khắp nơi. Đó là luận điểm của Thời báo Hoàn Cầu.
Có rất nhiều quan điểm của Thời báo Hoàn Cầu phù hợp với quan điểm của New York Times trong việc chỉ trích ông Trump.
Liên quan đến vụ việc ở Hồng Kông, New York Times chỉ trích các biện pháp trả đũa sâu rộng của Washington đối với sự đàn áp ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Hồng Kông. Nói rằng điều này thực tế có thể gây ra nhiều tổn hại cho người dân Hồng Kông hơn, chứ không phải là chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ), bởi vì nó khiến người dân Hồng Kông mất quyền tự chủ thì đồng thời cũng gây nên bất ổn hơn về tài chính.
Đây là quan điểm của New York Times và cũng là quan điểm của Thời báo Hoàn Cầu.
Ngày 2/7/2020, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Mỹ muốn đưa ra bao nhiêu lá bài cứu Hồng Kông, Trung Quốc (ĐCSTQ) đều sẽ tiếp bấy nhiêu. Nếu Washington muốn tiêu diệt Hồng Kông bằng mọi giá, lấy đó để làm tổn thương Trung Quốc, vậy thì Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể còn rất nhiều việc để làm, Trung Quốc (ĐCSTQ) thà tự mình gặp xui xẻo cũng không để Hồng Kông tốt. Vậy thì 1,4 tỷ người dân Trung Quốc, bao gồm cả người dân Hồng Kông, nhất định sẽ đồng hành với Trung Quốc (ĐCSTQ) đến cùng. Điều này nhất quán về mặt logic với New York Times.
Về chủ nghĩa dân tộc. New York Times nói rằng chủ nghĩa dân tộc của Mỹ sẽ chỉ dẫn đến chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc nhiều hơn. Điều này sẽ gây hại cho Mỹ, đặc biệt là trong ngắn hạn, cách tốt nhất là cho phép chiến lược quốc gia Trung Quốc (Cộng sản) tự phát triển và hoặc tự mắc kẹt. Trên thực tế, Thời báo Hoàn Cầu từ lâu đã sớm giải thích chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump là chủ nghĩa dân tộc kiểu Mỹ.
Về cuộc chiến thương mại, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã leo thang thành một cuộc cạnh tranh ý chí quốc gia. Ai có thể giữ lâu dài hơn?
Mỹ đang đặt cược vào những điều kỳ tích và Trung Quốc đang đặt cược kiến thức thông thường. Đối với cuộc chiến thương mại do ông Trump khởi xướng, quan điểm của New York Times nhất quán một cách đáng ngạc nhiên với quan điểm của Thời báo Hoàn Cầu.
Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích ông Trump, nói rằng hệ thống dân chủ của Mỹ sắp sụp đổ. Bài báo trên tờ New York Times trong ngày bầu cử nói rằng hệ thống dân chủ Mỹ đang trên bên bờ vực sụp đổ.
Về vấn đề Trump và chủ nghĩa phát xít, New York Times và Thời báo Hoàn Cầu cùng cho rằng ông Trump là một người chủ nghĩa phát xít. Bài báo của New York Times vào ngày 30/5/2016 nói rằng hiện tượng Trump cho thấy rằng chủ nghĩa phát xít đã đến Mỹ, bài viết dẫn lời của người nghiên cứu chủ nghĩa phát xít Robert Paxton, nói rằng đã nhìn thấy ở ông Trump có sự gần gũi với người có chủ nghĩa Phát xít, cũng nhìn thấy một số khác biệt. Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu nhận định rằng Mỹ thực thi chủ nghĩa phát xít kinh tế.
Về Antifa, trên New York Times, Antifa là một phong trào lỏng lẻo và những người theo phong trào này chia sẻ một số ý tưởng và chiến lược. Bài báo trên tờ Thời báo Hoàn Cầu nói rằng ông Trump sẽ đẩy trách nhiệm bạo loạn sang tổ chức cực tả, bài báo nói rằng ông Trump tiếp tục phong cách đổ trách nhiệm giống như trong thời gian dịch bệnh, đổ trách nhiệm gây biểu tình bạo loạn cho một tổ chức phong trào chống phát xít gọi là Antifa. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Antifa là một tổ chức chống phát xít. Ai là phát xít, ông Trump là phát xít, và Antifa là chống phát xít.
Về phân biệt chủng tộc. Ngày 16/7/2019, New York Times đã viết một bài báo nói rằng ông Trump đang đưa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trần trụi trở lại Nhà Trắng. Ngày 19/7/2019, bài báo của Thời báo Hoàn Cầu nói rằng thế giới đang lo lắng rằng Mỹ đang quay sang cánh hữu, ngôn luận và chính sách của ông Trump và chính quyền của ông ngày càng trở nên cực đoan hơn, xã hội Mỹ ngày càng trở nên chia rẽ. Điều khiến thế giới lo lắng là toàn bộ nước Mỹ đang chuyển sang hướng hữu, những ngôn luận phân biệt chủng tộc của ông Trump đã gây chấn động cộng đồng quốc tế trong hai ngày qua, và bị phản đối kịch liệt.
Ngày 25/9/2020, New York Times đã đăng một bài báo nói rằng ông Trump dung túng cho những đảng viên Cộng hòa tham nhũng, bẩn thỉu đang muốn biến Mỹ thành một chế độ độc tài. Tuy nhiên, điều may mắn là ông vẫn chưa làm được vấn đến liên quan đến bá quyền toàn cầu của Mỹ. Sau đó, vào ngày 16/10/2020, tờ báo này lại tiếp tục đăng bài, nói Mỹ không nên tiếp tục theo đuổi bá quyền toàn cầu. Nếu bất kỳ quốc gia nào trong thế kỷ 21 tìm cách thống trị thế giới, ức hiếp các quốc gia khác và coi thường quy tắc, thì đó chính là Mỹ. Còn Thời báo Hoàn Cầu thì nói, Mỹ đã chuyển từ thống trị bá quyền sang hỗn loạn bá quyền. Nguyên nhân trực tiếp khiến Mỹ tìm kiếm sự hỗn loạn bá quyền là phá hủy lý tưởng trong khi hiện thực hóa bá quyền toàn cầu.
Đối với sự kiện biểu tình BLM (người da đen đáng sống). Tờ New York Times cho rằng trong cuộc biểu tình vì cái chết của George Perry Floyd, việc giảm chi phí cho cảnh sát đã trở thành một yêu cầu lớn. Ngày 12/6/2020, New York Times đã đăng một bài viết chuyên đề, tiêu đề nói rằng chúng tôi chỉ muốn bãi bỏ sở cảnh sát. Điểm chính của bài báo là sự phân biệt chủng tộc đã ăn sâu trong hệ thống cảnh sát Mỹ, không thể giảm bạo lực của cảnh sát thông qua các cuộc cải cách. Xóa bỏ sở cảnh sát và đem kinh phí cho cảnh sát này đầu tư vào các hạng mục xã hội thì xã hội sẽ càng tốt hơn. So sánh việc bà Pelosi và ông Biden quỳ gối, về cơ bản có thể kết luận rằng New York Times là cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ.
Những sinh viên cấp tiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản vào những năm 1960 ở Mỹ, hiện nay là ‘những kẻ xấu biến thành già’, họ bước vào xã hội và tầng lãnh đạo các trường học, xã hội thượng lưu và các cơ quan chính phủ, kiểm soát nghệ thuật truyền thông và kiểm soát quyền phát biểu. Trong truyền thông họ kiểm soát, họ đưa tin có chọn lọc về các chủ đề quan niệm của phe cánh tả, sử dụng cái khung dẫn hướng tư duy sai lệch, và sử dụng tính ‘đúng đắn chính trị’ để tự kiểm duyệt, vu khống và giảm bớt ảnh hưởng của những người bảo thủ. Tất cả những điều này đã trở thành những hành vi nghề nghiệp bình thường của họ.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ứng cử viên phe truyền thống Donald Trump đã thẳng thừng phản đối ‘đúng đắn chính trị’, ủng hộ việc quay trở lại giá trị truyền thống của nhà nước trật tự pháp trị, giảm thuế, chấn hưng nền kinh tế và đời sống, đồng thời phục hưng lòng tôn kính của con người đối với Chúa. Tất cả những điều này sau khi được truyền thông lên kế hoạch thêm thắt, cuối cùng đã thay đổi thành phân biệt chủng tộc, người da trắng tối thượng.
Khi đó, truyền thông mô tả những người ủng hộ ông Trump là người phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, bài ngoại và là người da trắng vô học. Họ nói ông Trump là một gã hề, kẻ điên, là Hitler, phân biệt chủng tộc và kỳ thị nhân quyền. Có đến 95% truyền thông dự đoán rằng ông Trump chắc chắn sẽ thua trong cuộc bầu cử năm đó.
Sau đó, năm 2017, ba kênh truyền hình lớn tại Mỹ có đến 90% báo cáo tiêu cực về ông Trump, chỉ có 10% báo cáo tích cực; năm 2018, có đến 91% báo cáo tiêu cực, báo cáo tích cực ngày càng ít. Đến bây giờ thì trong khi đang phát chương trình trực tiếp, phần trực tiếp của ông Trump thì bị cắt sóng.
Chân Du
Xem thêm:
Từ khóa New York Times Dòng sự kiện Thời báo Hoàn Cầu