Ngày 28/4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) đã công bố báo cáo thường niên năm 2020 về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu. Do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại nghiêm trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, nên Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào danh sách “Quốc gia cần chú ý đặc biệt”.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ là một ủy ban độc lập thuộc Chính phủ Liên bang liên đảng phái của Mỹ, chuyên giám sát các hành vi xâm phạm tôn giáo hoặc tự do tín ngưỡng ở nước ngoài, và đề xuất kiến nghị, chính sách liên quan lên Tổng thống, Bộ Ngoại giao và Quốc hội.
Theo mức độ nghiêm trọng bức hại tôn giáo, báo cáo kiến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định 14 nước là “Quốc gia cần chú ý đặc biệt” bao gồm: Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Ả Rập Saudi, Tajikistan, Turkmenistan, Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria và Việt Nam.
Báo cáo cũng có một số phát hiện tích cực, Sudan và Uzbekistan trước đây vẫn luôn bị liệt vào danh sách “Quốc gia cần chú ý đặc biệt” nhưng năm ngoái đã có cải thiện về tình hình tự do tôn giáo, USCIRF sẽ hạ cấp của 2 nước này vào danh sách “Quốc gia cần quan sát đặc biệt”.
Nước bị liệt vào “Quốc gia cần đặc chú ý đặc biệt”, có nghĩa là phương diện tự do tôn giáo của nước này “tồi tệ nhất trong các nước tồi tệ”, tức chính phủ quốc gia tham dự hoặc cho phép hành vi bức hại tự do tôn giáo một cách có hệ thống, kéo dài và nghiêm trọng.
Trong cuộc họp báo công bố báo cáo này, ông Gary Bauer – thành viên của USCIRF cho biết, nếu có thể có một cột ngoài “Quốc gia cần chú ý đặc biệt”, thì nên để riêng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vào đó.
Ông Gary Bauer nói, ĐCSTQ “tuyên chiến” một rõ ràng với tín ngưỡng tôn giáo, họ yêu cầu người dân chỉ trung thành với ĐCSTQ, trong khi số người bị bức hại tôn giáo ở Trung Quốc còn nhiều hơn cả tổng số người bị bức hại ở các quốc gia khác, ĐCSTQ còn xuất khẩu cả mô hình bức hại, lôi kéo tổ chức quốc tế làm bệ đỡ, một chính quyền bức hại tín ngưỡng tôn giáo nghiêm trọng đến thế này, trong vấn đề khác họ cũng khởi tác dụng phá hoại như thế.
Kể từ khi USCIRF bắt đầu công bố báo cáo thường niên vào năm 1999 đến nay, Trung Quốc đã bị liệt vào “Quốc gia chú ý đặc biệt” liên tiếp trong 21 năm. Báo cáo mới nhất cho rằng, năm 2019, tình hình tự do tôn giáo tại Trung Quốc tiếp tục xấu đi.
Báo cáo viết, Chính phủ ĐCSTQ dùng công nghệ cao để giám sát toàn bộ Trung Quốc, thông qua nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo để giám sát những người có tín ngưỡng. Ở Tân Cương, có khoảng 900.000 đến 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, người Kyrgyz và những người theo Đạo Hồi khác bị giam giữ trong hơn 1.300 trại tập trung; ở Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng bị cưỡng chế đồng hóa và bị đàn áp, chùa chiền bị dỡ bỏ, tăng ni bị xua đuổi; khắp Trung Quốc có hàng trăm giáo hội gia đình bị đóng cửa, các linh mục bị bắt giữ và phạt tù; năm ngoái trong một năm có hàng ngàn người tập Pháp Luân Công bị bắt giữ, cưỡng bức thu hoạch tạng vẫn được tiến hành trên quy mô lớn, trong đó có rất nhiều người bị hại là người tập Pháp Luân Công.
Báo cáo còn ghi chép về phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, hồi tháng Sáu năm ngoái, hơn một triệu người Hồng Kông biểu tình, kháng nghị Chính phủ Hồng Kông thúc đẩy dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc. Mặc dù dự luật này không trực tiếp liên quan đến tôn giáo, nhưng một số lãnh tụ giáo hội và nhân sĩ tự do tín ngưỡng cũng tham gia hoạt động này, họ lo lắng dự luật này sẽ tạo thành mối đe dọa đến quyền lợi của họ.
Báo cáo kiến nghị chính phủ Mỹ: Tiếp tục liệt Trung Quốc vào danh sách “Quốc gia chú ý đặc biệt”; thực thi chế tài đối với quan chức ĐCSTQ liên quan đến bức hại nghiêm trọng tôn giáo, như đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh vào Mỹ, báo cáo đặc biệt nhắc đến tên của Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) và nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tân Cương Chu Hải Luân (Zhu Hailun); công khai biểu đạt lo lắng về Thế vận hội mùa Đông năm 2022 tổ chức tại Bắc Kinh, nếu ĐCSTQ tiếp tục bức hại tín ngưỡng tôn giáo, quan chức Mỹ cần từ chối tham dự Thế vận hội này; ĐCSTQ gia tăng sức ảnh hưởng tại Mỹ, áp chế các thông tin phê bình ĐCSTQ bức hại tôn giáo, Chính phủ Mỹ cần đáp trả mạnh mẽ hành động này; Quốc hội Mỹ cần ủng hộ “Dự luật Chính sách và Ủng hộ Tây Tạng”, “Dự luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ”, ngừng nhập khẩu các sản phẩm từ Tân Cương.
Ông Gary Bauer cho biết, bản báo cáo này không phải là “công kích” nhắm vào Trung Quốc hay người dân Trung Quốc, mà là nhắm vào Chính phủ do ĐCSTQ kiểm soát. Ông nói, những người thống trị trong lịch sử Trung Quốc đều cho phép dân chúng tín ngưỡng các tôn giáo khác nhau, còn ĐCSTQ lại tước đoạt tự do tín ngưỡng của mọi người.
Theo thống kê của trang mạng Minghui.org, năm 2019, có gần 10.000 người tập Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bắt giữ, sách nhiễu, bức hại. Trong đó, 6.109 lượt người bị bắt giữ phi pháp (tính đến tháng 1/2020, có 2.709 người đã về nhà), sách nhiễu phi pháp 3.582 lượt người, 789 người tập Pháp Luân Công bị xử tù oan.
Báo cáo của USCIRF còn trích dẫn nghiên cứu hồi cuối năm 2019 của Tạp chí Đạo đức Y học BMC (BMC Medical Ethics ) cho biết, các chứng cứ mà các nhà hoạt động nhân quyền và nhà khoa học cung cấp cho thấy, tội ác cưỡng chế thu hoạch tạng đối với tù nhân lương tâm nhất là người tập Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra trên quy mô lớn.
Trả lời phỏng vấn của Epoch Times tiếng Anh hôm 27/4, ông Tony Perkins, Chủ tịch của USCIRF cho biết, mặc dù ủy ban này chưa tiến hành điều tra độc lập, nhưng ông cho rằng nội dung của những báo cáo này là “rất đáng tin cậy”, cưỡng chế thu hoạch tạng được ĐCSTQ biến thành một vụ làm ăn lớn.
Ông cho biết, ĐCSTQ cưỡng bức thu hoạch tạng để kiếm lời trên thị trường chợ đen, hoặc dùng để kéo dài mạng sống cho các quan chức ĐCSTQ, đây là việc không thể nào tưởng tượng nổi trong thế kỷ 21, và đây cũng chỉ là một phần nổi của tội ác do ĐCSTQ thực hiện.
Ông nói, qua tiếp xúc với những người tập Pháp Luân Công, ông cảm thấy mặc dù người tập Pháp Luân Công đã chịu đựng nhiều khổ nạn đến thế, nhưng họ vẫn có tinh thần cao quý và lạc quan, điều này khiến ông vô cùng khâm phục họ.
Báo cáo của USCIRF cho rằng, Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia có tình hình tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới, chính quyền Bắc Triều Tiên coi tôn giáo là mối đe dọa đến hình thái ý thức của quốc gia. Có báo cáo nói, Pháp Luân Công cũng bắt đầu được phổ biến tại Bắc Triều Tiên, chính quyền Bắc Triều Tiên cũng phát động đàn áp người tập Pháp Luân Công tại đây.
Theo Đài Á châu Tự do đưa tin hồi tháng 5/2019, nguồn tin từ bên trong Bắc Triều Tiên cho biết, Bình Nhưỡng đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, bởi vì số người tập Pháp Luân Công tại Bình Nhưỡng đang tăng nhanh. Trong đợt trấn áp đầu tiên, chính quyền đã bắt giữ khoảng 100 người tập Pháp Luân Công ở Bình Nhưỡng, con số này cao hơn rất nhiều so với dự tính của họ. Tuy nhiên, hành động của Chính phủ Triều Tiên đối với Pháp Luân Công lại có tác dụng ngược, bởi vì những tuyên truyền tiêu cực về Pháp Luân Công ngược lại càng khiến người ta tìm hiểu và đón chào Pháp Luân Công.
Nguồn tin này cho biết, Pháp Luân Công được quan chức thương mại Bình Nhưỡng truyền vào Bắc Triều Tiên, rất nhiều quan chức cấp cao của Chính phủ và người nhà họ cũng đang tập Pháp Luân Công.
RFA còn phỏng vấn một nhân sĩ cung cấp thông tin Bắc Triều Tiên. Vị này nói, Bắc Triều Tiên đàn áp Pháp Luân Công giống như ĐCSTQ, đàn áp của Bắc Triều Tiên cũng sẽ không làm cho Pháp Luân Công biến mất được. Pháp Luân Công đem đến cho người ta hy vọng, và rất được chào đón.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…