Mối quan hệ với Trung Quốc đang làm hỏng Hollywood

Gần đây, các bộ phim hợp tác sản xuất giữa Mỹ và Trung Quốc xuất hiện rất mờ nhạt, thêm vào đó, sự đổ bể của hai dự án đầu tư lớn trong ngành điện ảnh cho thấy mối quan hệ giữa Hollywood và Trung Quốc khó có thể bền vững.

Áp phích quảng bá phim “The Great Wall”.

Sử thi giả tưởng “Tử chiến Trường Thành” (The Great Wall), đồng sản xuất bởi hãng Universal Pictures và Tập đoàn Phim Trung Quốc (China Film Group) dự kiến sẽ mất 75 triệu USD sau các màn chiếu nghèo nàn tại Mỹ.

Hai dự án đầu tư lớn từ Tập đoàn Dalian Wanda (1 tỷ USD) cho Hãng phim Dick Clark Production và Tập đoàn Phim Thượng Hải (Shanghai Film) và Huahua Media (1 tỷ USD) cho Paramount Pictures đều gặp phải trở ngại do chính sách thắt chặt dòng vốn từ Trung Quốc chảy ra nước ngoài của chính phủ nước này.

Aynne Kokas, tác giả cuốn ‘Hollywood Made in China’, trong một buổi phát biểu tại Học viện Trung – Mỹ của Đại học Miền Nam California vào ngày 9/3 đã nói: Chúng ta đang nhìn thấy một Hollywood ngày càng sản xuất cho Trung Quốc. Còn phóng viên Stephen Galloway của Hollywood trong một bình luận gần đây về vấn đề này đã viết: “Hollywood đã phạm sai lầm khi chấp nhận thần phục Trung Quốc, một đất nước mà lợi ích của chế độ hoàn toàn đối nghịch với người dân”.

Bên cạnh đó, Luật quảng bá ngành công nghiệp phim ảnh của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/3 đã cấm những nội dung phim cả nội địa và đồng hợp tác Mỹ – Trung làm tổn hại “nhân phẩm, danh dự, và lợi ích” của Trung Quốc. Hơn nữa, luật còn quy định đoàn làm phim và các vai diễn phải quảng bá cho những “giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”.

Theo một phóng viên của Tân Hoa Xã, các hãng phim Trung Quốc không được phép hợp tác với các tổ chức nước ngoài dính líu đến việc “làm tổn hại nhân phẩm quốc gia, danh dự và lợi ích của Trung Quốc, hoặc làm tổn hại đến sự ổn định xã hội hay làm thương tổn cảm xúc của quốc gia”.

Vì Trung Quốc là một thị trường lớn nên các nhà sản xuất Hollywood phải nỗ lực hết mình để hiệu chỉnh các bộ phim của họ vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền nước này.

Ví dụ, những bộ phim như “The Martian” và “Arrival” làm nổi bật cảnh hợp tác chặt chẽ bất thường giữa cơ quan không gian của Mỹ và Trung Quốc, trong đó Trung Quốc đóng vai trò là bên cứu vãn tình thế.

Kokas nói: “Nếu bạn chỉ xem các bộ phim của Hollywood, bạn sẽ nghĩ rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đang qua lại với nhau, rằng NASA và cơ quan không gian Trung Quốc là những người bạn thân”.

Nhưng trên thực tế, chính phủ Hoa Kỳ nghiêm cấm NASA dính vào các mối quan hệ song phương với Trung Quốc sau khi công nghệ vệ tinh của Mỹ bị phát hiện có trong các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc vào năm 1998.

Trung Quốc yêu cầu tất cả các kênh truyền thông phải được kiểm duyệt bởi cơ quan gọi là Cục Quản lý Báo chí, Ấn bản, Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình. Nhân viên của Cục này sẽ đọc kịch bản và quyết định chi tiết nào cần phải thay đổi trước khi sản xuất. Sau đó Cục phải được duyệt phiên bản sau cùng trước khi công chiếu tại Trung Quốc.

Theo một báo cáo năm 2013 của Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Farida Shaheed, loại hình kiểm duyệt này được xem là giết chết tự do nghệ thuật, ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa và các hoạt động của xã hội dân chủ. Nhiều nhà quan sát cho rằng điều này ở Trung Quốc là chuyện bình thường.

Stein Ringen, Giáo sư danh dự Đại học Oxford, trong một bài phát biểu tại Học viện Trung – Mỹ vào ngày 2/3 đã nói: “Trung Quốc là một chế độ độc tài, bất lương, đàn áp và tàn bạo. Nó là một hệ thống mà những người có tư tưởng độc lập không thể ngủ ngon vào ban đêm”.

Các hãng phim Hollywood không nói nhiều về vấn đề này. Một số diễn viên chỉ trích nhân quyền tại Trung Quốc hoặc làm bạn với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma như Richard Gere, Harrison Ford, và Brad Pitt đều bị liệt vào danh sách đen.

Một giám đốc giải trí yêu cầu giấu tên nói rằng: “Nếu tôi nói gì đó mà hiện tại đang gây tranh cãi, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với Trung Quốc”. Ông hy vọng rằng sự kiểm duyệt gắt gao và chế độ phê duyệt này một ngày nào đó sẽ được cải thiện. Ông nói: “Đó là một phần của quy trình tại Trung Quốc hiện nay, vì vậy rõ ràng là việc nới lỏng quy trình này tôi nghĩ sẽ là điều tốt”.

Luật sư ngành giải trí Jesse Weiner cho biết: “Một tỷ lệ lớn doanh thu cho các hãng phim Mỹ đến từ Trung Quốc. Rõ là nếu những bộ phim này không được trình chiếu tại đó, thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của hãng.”

Trung Quốc hiện là một thị trường phim lớn, vì vậy các hãng phim Hollywood bị đặt vào một tình thế rất khó xử.

Bảo Minh

Xem thêm:

Bảo Minh

Published by
Bảo Minh

Recent Posts

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

1 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

35 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

52 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago