‘Chính sách một con’ của ĐCSTQ là căn nguyên của nạn buôn bán phụ nữ tràn lan

Ngay đầu năm mới, một đoạn video người mẹ của 8 đứa con ở huyện Phong (thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) bị xích cổ được lan truyền nóng trên mạng, khiến nhiều người tức giận.

Người mẹ của 8 đứa trẻ bị xích cổ và nhốt trong một căn nhà, than khóc rằng: “Cái thế giới này không cần tôi nữa”. (Ảnh cắt từ video)

Vấn đề nghiêm trọng nằm ở chỗ buôn bán phụ nữ và phụ nữ bị bức ép trở thành nô lệ tình dục, bị ngược đãi, số lượng tội ác này tại Trung Quốc ngày nay là rất đáng kinh ngạc và tương đối phổ biến.

Điều khiến người ta tức giận nhất là đối mặt với tội ác rõ như ban ngày này, nhiều người dân trong thôn làng đã quen và không cảm thấy kinh ngạc, khi người khác đến giải cứu nạn nhân, láng giềng thậm chí còn thù hận người giải cứu; trong khi chính quyền địa phương biết rõ sự việc nhưng lại không quan tâm, thậm chí còn câu kết với nhau làm việc xấu.

Người ta chỉ trích sự bất lực của chính quyền địa phương, sự vô nhân đạo của hội buôn người, sự xấu xa của dân làng địa phương. Những chỉ trích này đương nhiên là đúng, nhưng tôi cho rằng chúng ta không được quên nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng buôn bán phụ nữ tràn lan ở Trung Quốc ngày nay là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính là cái Đảng này đã cưỡng chế thúc đẩy ‘chính sách một con’ hơn 40 năm qua. 

Bắt cóc và buôn bán phụ nữ là một loại tội ác từ xưa, trong và ngoài Trung Quốc đều có. Chị dâu Tường Lâm trong tác phẩm “Chúc Phúc” của Lỗ Tấn chính là một ví dụ về nạn bắt cóc buôn người. Nước ngoài cũng có. Trong cuộc sống hiện thực không tồn tại quốc gia quân tử, phạm tội là do lệch lạc về nhân tính.

Nếu số lượng một loại tội ác thấp hơn một tỷ lệ nhất định, vậy thì chưa hẳn là vấn đề xã hội, chưa hẳn là vấn đề chế độ, chưa hẳn là vấn đề của chính phủ, mà chỉ là vấn đề con người, vấn đề nhân tính. Nhưng khi một loại tội ác, ví dụ như bắt cóc và buôn bán phụ nữ, lại phát triển đến quy mô khổng lồ vượt mức bình thường, hơn nữa lại ngang ngược đến thế, trắng trợn đến thế, hơn nữa lại rất ít bị trừng phạt thích đáng, vậy thì chắc chắn là toàn bộ xã hội đã xảy ra vấn đề, đó chắc chắn là vấn đề chế độ, là vấn đề của chính phủ. 

Nhà văn nổi tiếng Giả Bình Ao đã viết một bộ tiểu thuyết trường thiên “Cực Hoa“, nội dung chính là câu chuyên về bắt cóc và buôn bán phụ nữ. Không ít người phê bình “Cực Hoa” là biện hộ cho bắt cóc và buôn bán phụ nữ. Khi trả lời phỏng vấn của truyền thông, ông Giả Bình Ao đã nói: “Kẻ buôn người này, nhân vật Hắc Lượng này, từ góc độ pháp luật là không đúng, nhưng nếu anh ta không mua bán vợ, thì anh ta mãi mãi không có vợ. Nếu cả thôn này không mua bán vợ, thì cả thôn này sẽ biến mất.” Phát biểu này của ông đã vấp phải nhiều chỉ trích. Nhưng hãy chú ý, đằng sau những lời này của ông là một sự thật đáng sợ: thôn này là thôn độc thân.

Trung Quốc ngày nay, thôn độc thân như thế này tuyệt đối không chỉ có một, mà có rất nhiều. Người phụ nữ bị lừa bán ở huyện Phong thành phố Từ Châu này có 8 người con. Tôi dám nói rằng 8 đứa trẻ này chắc chắn không phải là cùng một người bố. Có thể suy ra, nếu quan chức địa phương muốn đưa phụ nữ bị bán đi, thì ắt sẽ bị những người độc thân trong làng độc thân phản đối tập thể. Nếu những người độc thân vây lại và nói: Anh muốn đưa người phụ nữ của chúng tôi đi, vậy thì anh hãy tìm cho chúng tôi một người phụ nữ khác, câm, điếc, điên, ngốc cũng đều được. Thử hỏi vị quan chức địa phương này sẽ trả lời như thế nào?

Năm 2004, tôi đã có một bài bình luận đăng trên Đài Á Châu Tự Do, bài viết có tên “Qua thời kỳ của chung (cộng sản) thì chính là thời kỳ vợ chung”. Bài bình luận viết: “Trung Quốc ngày nay, tỷ lệ bé gái và bé trai tiếp tục mất cân bằng nghiêm trọng trong nhiều năm. Chuyên gia ước tính, 15 năm sau, Trung Quốc sẽ xuất hiện đại quân độc thân với ít nhất 30 triệu người. Lúc đó phải làm thế nào?”

Năm ngoái, truyền thông nhà nước công bố kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ 7. Dữ liệu cho thấy, nam giới Trung Quốc nhiều hơn nữ giới 34.900.000 người, nam giới ở độ tuổi kết hôn nhiều hơn nữ giới 17.520.000 người.

Nói đến vấn đề mất cân bằng giới tính, ở thời đại khác, quốc gia khác, cũng từng xuất hiện hiện tượng mất cân bằng tỷ lệ nam – nữ, nhưng về cơ bản đều là nữ nhiều hơn nam. Ví dụ, trải qua một cuộc chiến tranh trường kỳ, dẫn đến số lượng lớn nam giới khỏe mạnh tử vong. Về cơ bản, nữ nhiều nam ít không gây ra vấn đề xã hội, bởi vì nhiều xã hội có tập tục một chồng nhiều vợ, hoặc là vì để hóa giải vấn đề nữ nhiều nam ít, thì tạm thời cho phép một chồng nhiều vợ. Ngoài ra, nữ giới đơn thân cũng không phải là “nhân tố gây hỗn loạn” và rất ít đe dọa đến sự ổn định của xã hội. Vấn đề của Trung Quốc ngày nay lại là nam nhiều nữ ít, cho nên sẽ đem lại vấn đề xã hội cực kỳ nghiêm trọng. 

Truyền thông nhà nước Trung Quốc thừa nhận, ở nông thôn, tỷ lệ mất cân bằng giới tính nghiêm trọng đã khiến cho nam giới càng khó khăn trong việc tìm đối tượng; nhưng lại đổ lỗi cho việc mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở nông thôn là do tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ của nông dân, không có gì sai lầm hơn loại chỉ trích như thế này.

Mặc dù nông dân Trung Quốc xưa nay trọng nam khinh nữ, nhưng vì sao trong lịch sử lại không xuất hiện hiện tượng nam nhiều nữ ít nghiêm trọng như hiện nay? Có thể thấy, trọng nam khinh nữ không phải là vấn đề, mà là trọng nam khinh nữ dưới chính sách cưỡng chế một con mới là vấn đề.

Dưới chính sách cưỡng chế một con, trọng nam khinh nữ của nông dân đúng là một loại lựa chọn lý tính. Một cặp vợ chồng nông dân nếu có một đứa con trai, làm công việc đồng áng chăm chỉ, khi lấy vợ thì trong nhà sẽ có thêm một nhân lực lao động, bố mẹ già rồi thì cũng còn có thêm người chăm sóc. Nếu chỉ có một người con gái, làm việc đồng áng có thể không được khỏe mạnh, điều này cũng chưa nói làm gì, nhưng nếu đi lấy chồng thì trong nhà chỉ còn bố mẹ, công việc nặng nhọc ai sẽ làm? Già rồi thì ai sẽ chăm sóc? Chính sách một con đã mang lại khổ nạn to lớn cho người nông dân, cuối cùng vẫn là đem căn nguyên của khổ nạn này đổ cho chính bản thân người nông dân. Đúng là không tiếp thu ý kiến phê bình mà ngược lại còn tấn công người đưa ra ý kiến.

Ông Giả Bình Ao nói: “Bạn không biết phê phán ai, ai cũng không đúng, dường như ai cũng không có nhiều trách nhiệm.” Xác thực là như thế, trong chuỗi phạm tội buôn bán phụ nữ này, từ quan chức địa phương đến kẻ buôn người, cho đến cả người dân nông thôn, ai cũng không đúng, nhưng ai cũng không có nhiều trách nhiệm. Bởi vì đằng sau việc này còn có một người có trách nhiệm lớn nhất, đó là chính quyền ĐCSTQ, là ‘chính sách một con’ mà chính quyền này cưỡng chế thúc đẩy hơn 40 năm qua. ĐCSTQ thực hiện Đại nhảy vọt, thực thi Công xã nhân dân, làm xảy ra nạn đói do con người gây ra chưa từng có trong tiền lệ, khiến ít nhất hơn 30 triệu người chết đói; ĐCSTQ thực hiện chính sách một con, gây ra khủng hoảng giới tính chưa từng có trong lịch sử, tạo thành ‘đại quân độc thân’ với hơn 30 triệu người, phải làm thế nào để giải quyết?

Hợp pháp hóa mua dâm cũng không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề, bởi vì ‘đại quân độc thân’ không những có nhu cầu về tình dục, mà còn có nhu cầu về gia đình, còn có nhu cầu về nối dõi tông đường. Trên thế giới, đã từng có nhiều quốc gia có kinh nghiệm về vấn đề nam nhiều nữ ít, do đó cũng có một số phương pháp giải quyết vấn đề này. Riêng chỉ có vấn đề nam nhiều nữ ít của Trung Quốc ngày nay là các nước trên thế giới gồm cả Trung Quốc cũng chưa có kinh nghiệm giải quyết.

ĐCSTQ cưỡng chế thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình, không những thủ đoạn thực thi tàn bạo, chỉ nói riêng về hậu quả mang tính thảm họa của chính sách này, ví dụ như vấn đề già hóa dân số, vấn đề ‘đại quân độc thân’, đều là những vấn đề mà không cần người có sự nhìn xa trông rộng mới có thể thấy, mà ngay cả người có kiến thức thông thường cũng có thể nhìn ra.

Tôi để ý đến vấn đề buôn người ở Trung Quốc ngày nay, chưa nói đến người nước ngoài, ngay bản thân người Trung Quốc, khi bình luận cũng mất trọng tâm một cách nghiêm trọng. Phần lớn các bình luận đều xoay quanh chuỗi quan chức địa phương – kẻ buôn người – người dân nông thôn, để đưa ra bình luận, không hề nhìn thấy hoặc tập trung vào ‘chính sách một con’ mà chính quyền ĐCSTQ cưỡng chế thực thi. Tôi viết bài bình luận ngắn này, hy vọng có thể gợi được sự chú ý của nhiều người hơn nữa đối với tiêu điểm này.

Hồ Bình
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên RFA)

Tiêu đề gốc: Chính sách cưỡng chế một con của ĐCSTQ chính là căn nguyên của hiện tượng ác tính buôn bán phụ nữ tràn lan – Nói từ chuyện người mẹ của 8 đứa trẻ ở Từ Châu.

Xem thêm:

Hồ Bình

Published by
Hồ Bình

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

56 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago