Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình gần đây đã chủ trì họp Bộ Chính trị và nhấn mạnh cần tuân thủ nghiêm chính sách ‘Zero-COVID’. Có chuyên gia truyền thông Anh chỉ ra ảnh hưởng của chính sách ‘Zero-COVID’ khiến kinh tế Trung Quốc suy thoái nặng.
Vào ngày 31/7, Trung tâm Khảo sát Ngành Dịch vụ của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc và Hiệp hội Giao nhận và Mua hàng Trung Quốc đã công bố Chỉ số Quản lý Mua hàng Trung Quốc (PMI) cho tháng Bảy, theo đó chỉ số PMI sản xuất là 49, thấp hơn dự kiến và giảm 1,2 điểm phần trăm so với tháng trước. Nằm dưới điểm giới hạn, mức độ thịnh vượng của ngành sản xuất lại giảm xuống dưới mức thịnh vượng và bị suy giảm. Ngoài ra, chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất của Trung Quốc cũng giảm.
Trong trường hợp bình thường, khi PMI lớn hơn 50% cho thấy sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế sản xuất; nhưng khi nó nhỏ hơn 50% cho thấy sự suy thoái của nền kinh tế sản xuất. Điểm 50% là ngưỡng để đo lường xem hoạt động sản xuất đang mở rộng hay đang rơi vào suy thoái.
Chủ biên nổi tiếng Ian Williams của tờ The Times (Anh) đã viết bài phân tích rằng chính sách phòng chống dịch bệnh kiểu tự sát đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào suy thoái.
Ông cho rằng chính sách phòng chống dịch ‘Zero-COVID’ tự sát là một trong những nguyên nhân bóp chết nền kinh tế Trung Quốc, trong khi đó bong bóng bất động sản đã đẩy nền kinh tế này vào tình thế nguy hiểm. Nguyên nhân chính là Trung Quốc từ lâu đã dựa vào bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế, chiếm gần 1/3 GDP, tỷ lệ các khoản cho vay liên quan đến bất động sản cao tới 39% trong các khoản vay ngân hàng là mức “kinh ngạc”. Tình trạng này đã gây ra đầy những “thị trấn ma” với những tòa nhà chưa hoàn thiện, tạo ra 65 triệu căn hộ bỏ trống, con số này gần như đủ để cho toàn bộ dân số Vương quốc Anh mỗi người có một căn.
Ông Williams cho rằng sự kết hợp giữa nợ nần, thiếu minh bạch và đầu tư lãng phí của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc giờ đây đã diễn biến thành bất ổn xã hội khi những người đầu tư mua nhà biểu tình đòi bảo vệ quyền lợi; cộng thêm vấn đề nền kinh tế suy thoái khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc đã tăng vọt (cứ 05 thanh niên thì có 01 người thất nghiệp), cộng thêm nhiều yếu tố không thuận lợi khác khiến tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc chỉ đạt 0,4% trong quý II, cho thấy Trung Quốc đã “hết thời của tăng trưởng hai con số”.
Bên cạnh những bất ổn kinh tế nội bộ của Trung Quốc thì hoạt động cho vay ra nước ngoài cũng đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Ông Williams cho biết việc xây dựng liên quan đến “Vành đai và Con đường” với các dự án mơ hồ và tạo gánh nặng cho các nước nghèo bằng các khoản nợ ngoài sức chi trả của họ được xem là “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”. Hiện tại tổng vốn đầu tư của “ Vành đai và Con đường” là 843 tỷ USD với 13.427 dự án đầu tư, khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, trong khi các nước nghèo thì vỡ nợ còn chính quyền Trung Quốc lại không có kinh nghiệm đối phó với các cuộc khủng hoảng nợ quốc tế nên cũng phải chịu áp lực rất lớn.
Chủ biên Williams nói rằng ĐCSTQ thường sử dụng đầu tư, thương mại và tiếp cận thị trường như một công cụ cưỡng bức, sau khi chiến tranh Nga xâm lược Ukraine thì cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ hơn mối nguy hiểm của việc phụ thuộc quá mức vào các quốc gia độc tài hiếu chiến. Thêm nữa là phong cách “sói chiến” về ngoại giao của Trung Quốc khiến nhiều công ty nước ngoài từng bị ám ảnh bởi thị trường Trung Quốc thì nay coi Trung Quốc là nơi không thể đầu tư, thậm chí “Trung Quốc đã trở thành một địa điểm kinh doanh tràn đầy thù địch”.
Ngày 28/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để phân tích, nghiên cứu tình hình kinh tế hiện tại và lập kế hoạch công tác kinh tế nửa cuối năm 2022.
Điều đáng chú ý là cuộc họp đã nêu rõ “Phải thực hiện chặt chẽ ‘Zero-COVID’, thấy có dịch bệnh lây lan thì phải nhanh chóng ngăn chặn và kiểm soát, phải kiên quyết cách quản lý này, không được buông lỏng”.
Tuy nhiên, đánh giá từ số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy chính sách phòng chống dịch bệnh ‘Zero-COVID’ của nhà chức trách nước này đang gây tổn hại cực kỳ lớn cho nền kinh tế.
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc công bố ngày 15/7 cho thấy, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) quý II tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 2,6% so với tháng trước. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm nhất trong hơn 2 năm qua, thậm chí còn thấp hơn dự kiến, trong khi GDP quý II của thành phố có nền kinh tế mạnh nhất Trung Quốc là Thượng Hải thì giảm tới 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại sao kinh tế Trung Quốc suy thoái? Các nhà kinh tế trong và ngoài Trung Quốc đều đưa ra lý giải về cơ bản giống nhau: Biện pháp phong tỏa thực hiện chính sách ‘Zero-COVID’ đã ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và thương mại xuất khẩu.
Giới quan sát kinh tế phổ biến chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trở lại trước tình trạng dịch bệnh COVID-19 bùng phát liên tục, và đặc biệt là sau khi các thành phố sản xuất và thương mại quan trọng như Thượng Hải bị phong tỏa. Hiện nay, chính quyền ĐCSTQ đang cố gắng vực dậy nền kinh tế nhưng con đường hồi phục này có vẻ sẽ rất dài và gập ghềnh.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…