Trong chiến dịch “tam bãi” (bãi công, bãi thị, bãi khóa) của người Hồng Kông hôm 11/11, một viên cảnh sát đã không cảnh báo bất ngờ bắn ba phát súng vào thị dân làm một người bị nguy kịch tính mạng, sự kiện gây chấn động quốc tế. Nhưng điều đáng kinh ngạc là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa tin giả bôi nhọ những người biểu tình là “côn đồ”. Leo thang trấn áp tại Hồng Kông hiện nay cho thấy mưu đồ gì của nhà cầm quyền?
Giới quan sát chỉ ra thủ đoạn truyền thông của ĐCSTQ là vì lợi ích chính trị của bộ máy toàn trị (không vì công lý), làm người Đại Lục căm hận người Hồng Kông; đồng thời để tăng tốc bình ổn chiến dịch biểu tình, tránh để sức mạnh chống ĐCSTQ và theo đuổi tự do tiếp tục lây lan, thậm chí lan sang Trung Quốc Đại Lục. Bên cạnh đó, có chuyên gia cũng nhấn mạnh những diễn biến leo thang đàn áp có thể là “thang đo” của ĐCSTQ đối với chính giới Mỹ hiện nay.
Kể từ sau khi khi ĐCSTQ bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 4, tình hình đàn áp bạo lực đối với người biểu tình Hồng Kông diễn biến căng thẳng hơn, những diễn biến mới nhất đã gây chấn động thế giới.
Vào ngày 4/11, sinh viên 22 tuổi Châu Tử Lạc của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông bị cảnh sát truy đuổi đã nhảy lầu xuống bãi đậu xe ở Tseung Kwan O, đến ngày 8/11 đã qua đời. Trong khi đông đảo người dân Hồng Kông tổ chức buổi tưởng niệm thì lại có cảnh sát chống bạo động công khai tuyên bố: “Chúc mừng”, “Hôm nay mở sâm banh ăn mừng”, đồng thời lại một lần nữa lăng mạ thị dân là “con gián”, thách thức “hãy đến đây mà trả thù!”
>> Vụ Sinh viên Hồng Kông ngã tử vong: Có bằng chứng cho thấy cảnh sát nói dối
Cùng ngày, tại diễn dàn xã hội Liên Đăng (Lihkg.com) Hồng Kông lan truyền thông tin thiếu nữ 16 tuổi trong Sở cảnh sát Tsuen Wan đã bị nhiều cảnh sát lạm dụng tình dục, cuối cùng bị ép đến bệnh viện để phá thai.
>> Thiếu nữ bị cảnh sát Hồng Kông cưỡng gian có thai, bác sĩ xác nhận sự việc?
Ngày 9/11, ông Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Hồng Kông và Macao của ĐCSTQ đã đăng bài viết cho biết Hồng Kông phải hoàn thành công việc lập pháp Điều 23 của Luật cơ bản để ngăn chặn cái gọi là “Hồng Kông độc lập”, nhấn mạnh 10 quyền lực của ĐCSTQ đối với Hồng Kông, Chính phủ Hồng Kông cần tăng cường sức mạnh chấp pháp.
>> Hồng Kông: Lên án quan chức ĐCSTQ thúc đẩy lại lập pháp Điều 23
Ngày 10/11, tại trung tâm mua sắm Festival Walk ở Kowloon Tong lại xảy ra đụng độ giữa người dân với cảnh sát, cảnh sát bắn bom hạt tiêu đuổi phóng viên, phong tỏa khu vực, trong biến cố này có thông tin (chưa được xác thực) cho biết có người bị cảnh sát đánh thiệt mạng.
Cùng ngày cũng có thông tin tại Tin Shui Wai về người phụ nữ nhảy lầu, khuôn mặt của người quá cố trông giống mẹ của thiếu nữ Trần Gia Lâm mới được phát hiện chết trôi trên biển. Tuy nhiên khuôn mặt trắng nhợt của người quá cố khiến người ta nghi ngờ đã chết từ trước khá lâu.
>> Xuất hiện ảnh người nhảy lầu nghi là mẹ của thiếu nữ chết trôi ở Hồng Kông
Ngày 11/11, người dân Hồng Kông đã phát động “Ngày tưởng niệm tam bãi”, kêu gọi Chính phủ Hồng Kông đáp ứng 5 yêu cầu chính của công chúng về chống Dự luật Dẫn độ và bảo vệ tự do. Kết quả là vào buổi sáng hôm đó tại Sai Wan Ho xảy ra biến cố cảnh sát đã bắn súng vào người biểu tình làm một người nguy kịch, còn ở Kwai Fong có cảnh sát chạy xe điên cuồng lao thẳng vào người biểu tình, những vụ việc này đã gây phẫn nộ cộng đồng trong và ngoài Hồng Kông.
Trước loạt các biến cố gây tranh cãi, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phản hồi rằng “những tên côn đồ” phá hoại Hồng Kông sẽ không thể đạt được ý đồ, chắc chắn không đạt được cái gọi là yêu cầu chính trị.
Tuy nhiên, điều bất thường nhất là chính quyền ĐCSTQ đã không có bất cứ phản hồi nào về biến cố cảnh sát Hồng Kông nổ súng vào người biểu tình. Còn nền tảng mạng xã hội Đại Lục lại dấy lên thông tin đầy bất thường bôi nhọ người biểu tình Hồng Kông. Trên Weibo nhiều tổ chức chính quyền đăng những chỉ trích chiến dịch biểu tình của người Hồng Kông nhằm định hướng dư luận Đại Lục nhìn nhận tiêu cực về người biểu tình ở Hồng Kông.
Một bài bình luận trên Nhật báo Nhân Dân của ĐCSTQ đã viết rằng vào sáng ngày 11 nhiều “tên côn đồ” đã dựng rào chắn và chặn đường ở Hồng Kông. Cảnh sát Hồng Kông đã nhanh chóng hành động. Trong quá trình giải tán và bắt giữ, đã có “tên côn đồ” đeo mặt nạ cố gắng cướp súng của sĩ quan cảnh sát khiến sĩ quan cảnh sát đã “bị buộc” phải nổ súng tự vệ.
Bài bình luận cũng tuyên bố, trong 5 tháng chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông diễn ra, lực lượng cảnh sát Hồng Kông đã xung phong ra tiền tuyến để kiên quyết bảo vệ trật tự luật pháp, đây là lực lượng vững chắc nhất để bảo vệ sự ổn định xã hội Hồng Kông. Ca ngợi cảnh sát Hồng Kông “mang trang bị nặng thực hiện nhiệm vụ khắp nơi, hy sinh đoàn tụ gia đình để lên đường bất cứ lúc nào”, bài báo cũng nhấn mạnh rằng 1,4 tỷ người Trung Quốc đang sát cánh cùng cảnh sát Hồng Kông.
Còn tờ Thời báo Hoàn Cầu thì đăng bài xã luận so sánh những người biểu tình với ISIS: “Miệng họ rêu rao theo đuổi tự do dân chủ, nhưng họ không thể dung thứ ý kiến từ những người chống lại lập trường của họ, đó là những kẻ nham hiểm…”.
Ngày 12/11 cả trang mạng Hoàn Cầu và Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) đều loan tin về những biến cố xung đột giữa cảnh sát và dân thường Hồng Kông mới xảy ra, nhưng lại tuyên bố rằng “côn đồ” Hồng Kông đã tấn công cảnh sát để cướp súng, chỉ ra côn đồ áo đen tấn công xe chở những em bé đi học, ném cả bom xăng vào trong xe con của trường học; tuyên bố rằng “các phụ huynh ở Hồng Kông chưa bao giờ sợ hãi như bây giờ”...
Tuy nhiên những thông tin chỉ nêu ra khơi khơi mà không có bằng chứng cụ thể, trong khi những video được cộng đồng mạng Hồng Kông đăng tải (như viên cảnh sát nổ súng và viên cảnh sát chạy xe lao vào nhóm người đi đường mang đồ đen) hoàn toàn không giống như diễn tả của truyền thông ĐCSTQ.
Những biến cố leo thang khiến giới quan sát đặt câu hỏi tại sao từ sau Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của ĐCSTQ, cảnh sát Hồng Kông đẩy mạnh hơn đàn áp bạo lực, thậm chí mất kiểm soát?
Về vấn đề này, nhà bình luận kỳ cựu Đường Hạo là chủ biên của trang “Ngã tư của thế giới” cho biết, những thủ đoạn tăng cường sức ép của ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông nhằm kích động tức giận và phản công của người dân, để rồi sau đó nhà cầm quyền sẽ có lý do hợp lý để nâng cấp đàn áp nhằm sớm trấn áp được tình hình, dập tắt ý chí đấu tranh của người dân Hồng Kông.
“Có thể ĐCSTQ đạt được đồng thuận nội bộ trong Hội nghị toàn thể lần thứ 4, muốn tăng tốc bình ổn Hồng Kông, tránh để thế lực chống đối theo đuổi tự do dân chủ tiếp tục lớn mạnh, thậm chí lan sang Trung Quốc Đại Lục, khi đó tình hình càng nghiêm trọng cho ĐCSTQ”. Ông cho rằng ĐCSTQ cố tình tạo bầu không khí khủng bố trong xã hội nhằm khắc chế và làm suy yếu sức mạnh của phe phản đối, làm suy yếu sự đồng cảm và ủng hộ của người dân Hồng Kông đối với những người biểu tình, đồng thời kích động để ngày càng có thêm nhiều người Hồng Kông thấy lo lắng và thù địch những người đấu tranh.
Trên Đài RFA (Đài Á châu Tự do), nhà bình luận độc lập Tống Lập Quần (Song Liqun) tại Bắc Kinh cũng bày tỏ lo lắng: “Hiện nay leo thang bạo lực của cảnh sát Hồng Kông ngày càng nghiêm trọng hơn, trong thông cáo tại Hội nghị toàn thể của lần thứ 4 đã không thấy nêu vấn đề ‘người dân Hồng Kông quản trị Hồng Kông, tự trị cao độ’, thay vào đó là tăng cường sự quản lý Hồng Kông. Diễn tả như vậy cho thấy ĐCSTQ đã thiết lập con đường mới để đối phó với vấn đề Hồng Kông.”
Ông chỉ ra thực trạng đáng lo ngại là Bắc Kinh đang “Đại Lục hóa” hệ thống tư pháp và hành pháp ở Hồng Kông: “Thực hiện cải tổ triệt để từ cơ quan hành pháp, lập pháp, đến tòa án. Đặc biệt, cảnh sát Hồng Kông đã bị ‘Đại Lục hóa’. Hành động của cảnh sát Hồng Kông hiện nay không khác gì cảnh sát Đại Lục, họ đã bắt giữ nhiều nghị viên phái dân chủ.”
Một quan điểm khác của ông Đường Hạo cho biết, “ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông có thể muốn tạo ra cảnh hỗn loạn quy mô lớn, nhằm phá hoại hoặc trì hoãn đợt bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông 2019 vào cuối tháng này (dự kiến ngày 24/11). Vì tình hình hiện nay, nếu cuộc bầu cử Hội đồng quận đúng kế hoạch thì có khả năng phe dân chủ sẽ chiến thắng lớn, phe Kiến chế thân Bắc Kinh sẽ thảm bại, như vậy sẽ không có lợi cho sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với chính trị, xã hội và dư luận Hồng Kông.”
Ngoài ra, có khả năng Bắc Kinh muốn đo lường phản ứng của cộng đồng quốc tế (đặc biệt là Mỹ) thông qua cuộc đàn áp điên rồ này đối với Hồng Kông. Đường Hạo nói: “Bởi vì Mỹ đang đàm phán đàm phán thương mại với ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ dường như đang cố tình trì hoãn tiến trình tham vấn, nhiều khả năng thông qua những hành động mạnh này nhằm thăm dò thái độ của phía Mỹ xem có “nhắm mắt làm ngơ” đối với vấn đề Hồng Kông để đạt được thỏa thuận thương mại? Qua đó ĐCSTQ sẽ triển khai những nước cờ tiếp theo đối với Mỹ và Hồng Kông.”
Video cuộc “tấn công” của cảnh sát Hồng Kông vào trường Đại học Trung văn hôm 12/11:
Tuyết Mai
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…