Categories: Kinh tếTrung Quốc

Chuyên gia Mỹ: Nền kinh tế Trung Quốc gần như sụp đổ có thể gây chấn động toàn cầu

Tình trạng không ngừng leo thang khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc hiện nay khiến các ngân hàng đối mặt các cuộc biểu tình của những người gửi tiền nổ ra khắp nơi. Tỷ phú bất động sản người Mỹ là Graham Stephan cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua giai đoạn gần như sụp đổ hoàn toàn và làn sóng chấn động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn thế giới.

(Nguồn: Shutterstock)

Ông Stephan chỉ ra, do thị trường bất động sản Trung Quốc quá điên cuồng, giá nhà trung bình ở Bắc Kinh thậm chí có thể lên tới hơn 25 lần thu nhập trung bình hàng năm, so sánh với New York (Mỹ) chỉ gấp 10 lần thu nhập trung bình hàng năm.

Stephan chỉ ra, vì người Trung Quốc bị ám ảnh bởi bất động sản nên 70% tài sản của Trung Quốc liên quan đến bất động sản, con số này gấp đôi so với Mỹ. Vấn đề người Trung Quốc thích đầu tư vào bất động sản chủ yếu là do thị trường chứng khoán Trung Quốc nổi tiếng không minh bạch.

Ông Stephan cho biết, nhu cầu bất động sản vô độ của Trung Quốc đã dẫn đến kế hoạch Ponzi, nơi các nhà phát triển bán nhà trước khi xây dựng và sử dụng nguồn vốn đó để thúc đẩy thêm nhiều dự án hơn, sau đó lại thu thêm nguồn tiền lớn từ bán trước các dự án đó… Tuy nhiên, chiến lược của chính phủ đối với bất động sản được lạm dụng đòn bẩy tài chính quá độ lại là cho vay nhiều tiền hơn, tạo hiện tượng ảo tưởng như mọi thứ đều ổn.

Vấn đề nảy sinh vào giữa năm 2021 khi nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande bắt đầu vỡ nợ và nhiều nhà phát triển khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mặt khác, các ngân hàng lại cho các chủ đầu tư bất động sản rủi ro vỡ nợ vay một cách bừa bãi, hệ quả gây rủi ro đối với nguồn tiền của người gửi. Sau đó đã có những thông tin liên tục về các cuộc tẩy chay thế chấp, các nhà đầu tư từ chối trả tiền cho những cam kết bất động sản trước nhưng chưa biết bao giờ nhận được. Cuộc khủng hoảng nhà đất nhanh chóng lan đến các ngân hàng, vì tiền của người gửi đã được ngân hàng cho các chủ đầu tư vay và giờ họ khó khăn trong việc thanh toán.

Stefen nói rằng các cuộc điều tra đã phát hiện ra các hành vi tham nhũng trong các ngân hàng, một trong số đó đã bị các nhóm tội phạm chiếm đoạt và tiền gửi được chuyển ra nước ngoài. Hơn 400.000 người gửi tiền đã là nạn nhân của các hoạt động này, khiến niềm tin đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Stephan chỉ ra rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ thì cũng ảnh hưởng lây lan sang nhiều nền kinh tế khác trên thế giới bao gồm cả Mỹ. Do các công ty Trung Quốc đầu tư nhiều vào cổ phiếu của Mỹ nên lúc khủng hoảng họ có thể bán những cổ phiếu đó, kết quả có thể tác động xấu đối với tâm lý nhà đầu tư gây ra kịch bản bán tháo. Các nhà đầu tư ngắn hạn hiện nay nên chú ý đến các tin tức từ Trung Quốc.

Kéo theo vấn đề đối với hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấu

Theo Financial Times, để kiềm chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây 20 năm, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập 4 ngân hàng nợ xấu để phụ trách những khoản nợ độc hại nhất (toxic debt), nhưng khi tình hình bất động sản của Trung Quốc trở nên ngày càng tồi tệ và có thể gây ra tình trạng hỗn loạn kinh tế trên diện rộng thì bản thân những ngân hàng nợ xấu này cũng khó có thể giải quyết cho xuể được.

Nguyên nhân là do bảng cân đối kế toán của 4 công ty quản lý tài sản lớn là Huarong, Cinda, Great Wall và Oriental đã trở nên quá cồng kềnh để hạn chế tính hữu dụng của chúng. Thậm chí một đối tác của công ty nghiên cứu Plenum có trụ sở tại Bắc Kinh là Chen Long còn cho biết những nhà quản lý tài sản này là “quái vật tài chính”, khó hy vọng họ phát huy được vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản.

Được thành lập vào những năm 1990, cả 4 ngân hàng nợ xấu lớn nhất Trung Quốc đã mở rộng tài sản nhanh hơn nhiều so với phạm vi trách nhiệm của họ, biến chúng thành những tập đoàn tài chính lớn bằng cách hút nợ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà cho vay nợ khó đòi lớn nhất là China Huarong đã được cứu trợ vào năm 2021 sau nhiều tháng trì hoãn tiết lộ khoản lỗ 16 tỷ USD.

Sau khi Great Wall trì hoãn báo cáo thu nhập năm 2021 vào tháng Sáu, công ty này được cho là sẽ cơ cấu lại nợ của họ, đây là dấu hiệu khác cho thấy tính bấp bênh của các ngân hàng nợ xấu tại Trung Quốc, mặc dù dịch vụ của họ rất quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Theo ước tính của BOC International, tổng tài sản các ngân hàng nợ xấu của Trung Quốc vào khoảng 5000 tỷ nhân dân tệ, vào năm 2021 họ đã xử lý 400 tỷ nhân dân tệ nợ xấu trên thị trường bất động sản, chiếm khoảng 1/5 tổng số.

Vương Quân

Published by
Vương Quân

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

1 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago