Giữa tháng Bảy, IPVM, công ty thông tin giám sát video của Mỹ, báo cáo rằng Hikvision đã thiết kế phương án thẩm vấn tủy chỉnh, gồm ghế hổ, một thiết bị kiềm chế bằng kim loại, được cảnh sát Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) sử dụng để khóa tay và chân của những người bị giam giữ khi thẩm vấn.
Báo cáo này đã phanh phui mặt tối những thủ đoạn tra tấn của ĐCSTQ.
IPVM báo cáo rằng giải pháp thẩm vấn của Hikvision đã được sử dụng để ghi lại quá trình thẩm vấn và in bảng ghi chép nhận tội cho những người bị giam giữ ký tại chỗ.
Công ty này có sản phẩm hệ thống “Máy chủ thẩm vấn độ phân giải cao (HD)” tích hợp với phòng thẩm vấn, có thể giám sát “thông minh” và có “ghế hổ”, để nhận biết các dấu hiệu quan trọng của người bị thẩm vấn, và cảnh báo tự động khi xuất hiện bất kỳ “sự vận động mạnh mẽ nào”.
Trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc, nơi các cuộc thẩm vấn thường được sử dụng để bức cung, bản thân ghế hổ vốn gây đau đớn, đã được chính quyền sử dụng như một đòn tra tấn, báo cáo cho biết.
Các sản phẩm dùng để thẩm vấn này chỉ được bán ở Trung Quốc Đại Lục. Các trang thương mại điện tử của Trung Quốc thường tuyên bố rằng sản phẩm “không thể vận chuyển ra nước ngoài.”
“Chúng tôi chưa bao giờ bán ‘ghế hổ'”, Hikvision cho biết sau đó khi trả lời các chất vấn của IPVM, đồng thời nói thêm rằng giải pháp của họ “chỉ giúp ghi lại lời khai của các nghi phạm và nhân chứng.”
Bảng điều khiển thẩm vấn của Hikvision (Máy chủ thẩm vấn HD) là một máy quay video mạng tùy chỉnh (NVR) với màn hình, ổ ghi CD và dung lượng ổ cứng. IPVM không thể trực tiếp tìm giá bán buôn cho các thiết bị này từ Hikvision. Trên các trang thương mại điện tử của Trung Quốc, các thiết bị này có giá khoảng 3.860 USD, 2.800 USD.
Theo bảng thông số kỹ thuật của Hikvision, những bảng điều khiển (thẩm vấn) này được kết nối với máy tính, camera, loa, màn hình và các thiết bị khác trong phòng thẩm vấn.
IPVM báo cáo rằng một video quảng cáo do Hikvision phát hành cho thấy, trong quá trình thẩm vấn, tù nhân trên ghế hổ được quay từ nhiều góc độ khác nhau, bởi nhiều camera Hikvision.
Hệ thống này là một phần trong giải pháp hệ thống thực chiến thông minh của cảnh sát tư pháp do Hikvision phát triển. Mặc dù không được tuyên bố rõ ràng, chức năng giám sát âm thanh và video chuyên sâu, cùng với bản ghi âm (thiết bị) cho thấy, bản ghi âm có thể sẽ được sử dụng tại phiên tòa.
IPVM báo cáo rằng trong hướng dẫn sử dụng máy chủ thẩm vấn Hikvision HD, có một chương riêng có tên “Phân tích hành vi thông minh”, gồm “Phát hiện vận động mạnh”, “Phát hiện số người bất thường”, “Phát hiện leo trèo”, “Phát hiện đang ngủ / rời khỏi vị trí”, “phát hiện đứng lên”…
Nghĩa là, khi phát hiện có vận động mạnh về thể chất, số lượng tù nhân trong phòng giảm, và các cai ngục đang ngủ, hệ thống này sẽ tự báo động.
Bảng điều khiển còn bao gồm việc “theo dõi thời gian thực các dấu hiệu sinh lý quan trọng” và được chỉ ra rằng nó hiện chỉ phù hợp với các sản phẩm của Everwell (Khang Thái). Các dấu hiệu sinh lý quan trọng gồm nhịp tim (bmp), huyết áp (mmHg) và mức oxy trong máu.
Sách hướng dẫn có nội dung: “Thiết bị hỗ trợ truy cập vào công cụ đo dấu hiệu sinh lý và chồng một số dấu hiệu quan trọng của người bị thẩm vấn lên màn hình thẩm vấn trong thời gian thực, theo dõi cảnh báo bất thường và phân tích các dấu hiệu quan trọng của người bị thẩm vấn thời gian thực.”
Trong sách hướng dẫn của Hikvision, có hình ảnh một phòng thẩm vấn, 1 chiếc bàn và 3 chiếc ghế, tương tự như một văn phòng bình thường. Tuy nhiên, trong một video quảng cáo của Hikvision ngày 19/11/2012, cảnh thực tế trong phòng thẩm vấn của một trung tâm giam giữ an ninh công cộng đã được phát hành.
Có thể thấy trong hình, người hỏi cung và bị can được ngăn cách bằng hàng rào sắt, trên chiếc ghế sắt được gọi là “ghế thẩm vấn” có một cặp còng tay.
Loại “ghế thẩm vấn” này hạn chế cử động của tay, chân, cơ thể bị cố định trên mặt đất, không thể ngồi dậy, được dân gian gọi là “ghế cọp”.
Báo cáo của IPVM đề cập đến hiệu quả của chiếc ghế hổ bằng sắt này. Báo cáo đã trích dẫn ví dụ của Peter Dahlin, nhà sáng lập tổ chức Phi chính phủ “Safeguard Defenders”. Ông Dahlin cho biết, ghế hổ “gây đau đớn” và “được thiết kế để giữ cơ thể ở một vị trí không tự nhiên… là một cách khiến cơ thể dần dần suy yếu chậm rãi nhưng rất hiệu quả.”
Được thành lập vào năm 2016, “Safeguard Defenders” tham gia và hỗ trợ các hoạt động thực địa địa phương tại một số môi trường vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất ở châu Á, thúc đẩy việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người và pháp quyền, đồng thời trao quyền cho xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền tại địa phương.
Theo “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền”, ghế hổ thường được sử dụng để tra tấn, đôi khi tù nhân còn bị giam trên ghế này trong “nhiều ngày”. Những người từng ngồi trên ghế hổ cho biết, cảnh sát thường trói họ vào những chiếc ghế sắt này trong nhiều giờ, hoặc thậm chí nhiều ngày, tước quyền ngủ của những người bị giam giữ, không cho phép họ động đậy, cho đến khi chân và mông của họ sưng tấy.
Theo Minghui.org, một trang web cung cấp thông tin trực tiếp về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc từ nước ngoài, việc tra tấn trên ghế hổ phổ biến ở tất cả các trại lao động, nhà tù, trại giam, đồn công an, sở công an, cơ quan an ninh của ĐCSTQ. Học viên Pháp Luân Công là mục tiêu phổ biến của những cuộc tra tấn bằng ghế hổ của ĐCSTQ.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người. Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. |
Theo “Báo cáo điều tra về việc ĐCSTQ tra tấn, ngược đãi và sát hại các học viên Pháp Luân Công” do Minghui.org xuất bản vào ngày 7/12/2013, trong số 3.653 học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, có 694 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng ghế hổ khi còn sống, chiếm tỷ lệ 19%.
Minghui.org cũng đưa tin, vào đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, khi hành hung các học viên Pháp Luân Công, Trương Chinh Chấn, một cảnh sát của Sở Công an thành phố Trường Xuân, đã ngạo mạn tiết lộ: “Dụng cụ tra tấn ghế hổ này là dùng để giết người, và bây giờ chúng được dùng cho học viên Pháp Luân Công các người. Nếu đánh chết một học viên Pháp Luân Công như ngươi, Giang Trạch Dân sẽ vui một lần. Dưới tầng hầm còn có vài xác chết nữa.”
Trong thời gian giam giữ bất hợp pháp, các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng cách trói vào ghế cọp liên tục trong một thời gian dài. Họ thường đau tới mức ngất đi hay bị sốc, sống không bằng chết.
Ngày 11/3/2002, Minghui.org đưa tin, sau vụ chèn sóng ở Trường Xuân, học viên Pháp Luân Công Vương Ngọc Hoàn đã bị Cục Công an Trường Xuân bắt cóc. Bà bị nhốt trên ghế cọp. Cứ 5 phút một lần, lính canh lại đưa ra một hình phạt nghiêm khắc cho bà, bằng cách lắc cánh tay bị trói ngược phía sau lưng của bà về phía trước và phía sau, khiến xương bị “kẹt” và trật khớp.
Nỗi đau xé tim gan khiến bà Vương Ngọc Hoàn gần như ngất đi, mồ hôi và nước mắt cũng đột nhiên túa ra. Đầu bà bị đè mạnh xuống háng, cổ như sắp gãy, từng phút từng giây đều như bị nghẹt thở, cổ chân bà bị kéo đau đến mức buốt tim gan. Cơn đau và nỗi thống khổ dữ dội khiến toàn thân bà Vương Ngọc Hoàn run lên. Bà liên tục ngất đi, máu tươi thấm đẫm từng lớp áo len và quần dày.
Minghui.org cũng đưa tin về một trường hợp như vậy. Vào khoảng 10:00 tối ngày 11/1/2022, 4 học viên Pháp Luân Công gồm ông Hầu Thụ Nguyên, học viên Pháp Luân Công từ thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, đã bị cảnh sát An ninh Quốc gia quận Tân Hoa bắt giữ trái phép.
Sau đó họ đưa ông đến Đại đội điều tra hình sự, thuộc Chi cục Tân Hoa, giam giữ và thẩm vấn trái phép. Ông bị Chi cục Tân Hoa giam giữ bất hợp pháp 5 ngày, bị còng tay vào ghế cọp suốt 2 ngày 2 đêm không được phép nghỉ ngơi.
Trong sách hướng dẫn của Hikvision không giải thích nơi sử dụng máy chủ thẩm vấn HD, nhưng nó được ghi rõ ràng trên một số trang web thương mại bán sản phẩm.
“Sản phẩm này là một thiết bị chuyên dụng, ‘ghi âm và ghi hình đồng bộ’ được thiết kế theo yêu cầu của các sở tư pháp và công an trong quá trình thẩm vấn và thực thi pháp luật, để thẩm vấn công bằng, bình đẳng và ghi lại toàn bộ quá trình thẩm vấn. Nó được sử dụng rộng rãi trong viện kiểm sát, tòa án, ủy ban kiểm tra kỷ luật, trung tâm giam giữ, sở công an, hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật khác.”
Phóng viên tìm kiếm thông tin mua bán máy chủ thẩm vấn HD cũng xác nhận nhận định này, người mua phần lớn là công an, tòa án, hải quan…
Ghế hổ cũng gây ra những lo ngại về việc ĐCSTQ dùng chúng để tra tấn và cưỡng bức nhận tội.
Theo định nghĩa về tra tấn tại Điều 1 của “Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc”: “‘Tra tấn’ là hành động cố ý làm cho một người bị đau đớn về thể xác hoặc tinh thần, để có được thông tin hoặc lời thú nhận từ một người hoặc bên thứ 3 … Nỗi đau hoặc sự thống khổ này được gây ra bởi một quan chức nhà nước, hoặc một người thực hiện quyền hạn khác với thân phận là quan chức, hoặc theo sự xúi giục, đồng ý hay mặc nhận của họ.”
Tra tấn là hành vi bị các công ước quốc tế nghiêm cấm và đã được cả cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bất kỳ hiệp ước hiện có nào mâu thuẫn với “các điều ước quốc tế” đều vô hiệu.
Báo cáo cho biết, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, hoạt động tự động in bảng ghi chép thú tội, để những người bị giam giữ ký tại chỗ, cũng làm dấy lên mối lo ngại về những lời nhận tội cưỡng bức, thường được trích dẫn trong các cuộc thẩm vấn.
Ông Patrick Poon, điều tra viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố: “Đối với cảnh sát, có được lời thú tội vẫn là cách dễ dàng nhất để đảm bảo việc định tội. Tra tấn vẫn sẽ tràn lan ở Trung Quốc, trừ khi luật sư được phép làm việc mà không sợ bị trả thù.”
Ngay cả Luật Hình sự của ĐCSTQ cũng quy định về việc cấm tra tấn, nhưng luật của họ chỉ là thứ giả dối, sự tồn tại của các quy định pháp luật không đồng nghĩa với việc luật đó sẽ được thực thi.
Ví dụ, “Luật Tố tụng Hình sự” mới có hiệu lực vào năm 2013, quy định “nghiêm cấm tra tấn bức cung, thu thập chứng cứ bằng cách đe dọa, xúi giục, lừa dối và các phương pháp bất hợp pháp khác” và chứng cứ bất hợp pháp “phải được loại trừ”. Luật cũng yêu cầu “ghi âm hoặc ghi hình quá trình thẩm vấn”.
Về lý thuyết, “ghi âm và ghi hình đồng bộ” có liên quan đến việc ngăn chặn “bức cung bằng cách tra tấn” và “loại trừ bằng chứng bất hợp pháp”.
Tuy nhiên, các luật sư và học giả pháp lý Đại Lục phát hiện ra rằng sau khi thiết bị ghi hình đồng bộ được lắp đặt trong trại giam, việc tra tấn để bức cung chỉ thay đổi địa điểm, chỉ là chúng không tiến hành trong trại giam mà thôi.
Sau khi “thu dọn hoàn tất”, bị cáo “bị tra tấn khuất phục” và khai nhận hoàn toàn trong hoàn cảnh không có video, họ được kéo vào một “studio ảnh” để quay video thẩm vấn theo quy định của pháp luật.
Ông Trần Vĩnh Sinh, một chuyên gia về luật tố tụng hình sự Đại Lục, cho biết theo luật tố tụng hình sự, cảnh sát phải tạm giữ hình sự các nghi phạm trong vòng 24 giờ và đưa họ đến một trung tâm giam giữ.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo quy định về thẩm vấn và giam giữ của luật cảnh sát, “những người có thể phạm tội” bị giam giữ tối đa 48 giờ. Sau đó, cảnh sát có thể sử dụng lệnh bắt và triệu tập thêm 24 giờ, và 96 giờ gần như đủ để cảnh sát có được lời thú tội mà họ muốn.
Vì các công tố viên và thẩm phán làm ngơ trước các bản ghi âm và ghi hình về việc bị cáo tố cáo chuyện bị bức cung bằng cách tra tấn, nên việc “loại trừ bằng chứng bất hợp pháp” đã trở thành vật trang trí.
Năm 2015, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã mất hơn 1 năm để đưa ra một phóng sự điều tra bom tấn. Trong 158.000 bản án được tìm kiếm từ ngày 1/1/2014 – 30/4/2014, từ tài liệu “Tiết lộ tài liệu phán quyết của Trung Quốc” về Luật tối cao của ĐCSTQ, tổng cộng có 432 bản án đề cập đến cáo buộc tra tấn bức cung, trong đó chỉ có bằng chứng của 23 vụ được tòa án loại trừ.
Một báo cáo năm 2015 của Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đưa ra kết luận tương tự. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tìm kiếm được 127.000 bản án từ tháng 1/2015 – 9/2015. Trong số 590 vụ với tội danh tra tấn, chỉ có 16 bằng chứng bức cung bị loại trừ và 1 người được trắng án, những người còn lại đều bị kết tội dựa trên các bằng chứng khác.
Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng số lượng nhỏ các vụ án có bằng chứng thu được thông qua tra tấn bị loại trừ. Điều này dường như đã khẳng định lời nói của các luật sư, rằng chứng cớ bức cung vẫn được đưa ra tòa như bằng chứng, và bằng chứng thu thập bất hợp pháp không bị các thẩm phán loại trừ.
IPVM báo cáo rằng theo thống kê chính thức, tính đến năm 2019, tỷ lệ kết án của Trung Quốc là 99,96%. Không giống như Hoa Kỳ, luật hình sự Trung Quốc không cho người bị giam giữ quyền thuê luật sư trong quá trình thẩm vấn.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…